Kể
chuyện trước đêm giao thừa về Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Bá Thanh
Thu Hà
21/01/2023
Từ khi cướp được chính quyền năm 1945, lập nên nhà nước, đảng Cộng sản
Việt Nam đã bắt đầu chia bè phái, phe nhóm chính trị để thâu tóm quyền lực,
thao túng chính trường, nhằm dễ bề biển thủ công quỹ, ăn cắp tài sản của dân,
mua quan bán chức…
Sau năm 1975, các vấn nạn nói trên lan rộng trong cả hệ thống chính trị,
từ trung ương đến địa phương. Quảng Nam – Đà Nẵng (QN-ĐN) cũng cuốn vào cơn lốc
đó. Nội bộ lãnh đạo cốt cán chia hai phe, phe quê Quế Sơn và phe quê Hoà Vang.
Hai phe này so găng, tranh giành quyền lực “một mất một còn”, dai dẵng suốt 30
năm, từ năm 1985 đến năm 2015, với đủ cung bậc thắng, thua. Ba cuộc so găng khốc
liệt nhất là vào năm 1992, 2000 và 2014.
Trong cơn lốc tranh quyền đoạt vị đó, hai nhân vật để lại nhiều giai
thoại nhất là Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Xuân Phúc.
Cuộc đời của Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Bá Thanh giống nhau một cách kỳ
lạ:
– Nguyễn Bá Thanh sinh năm Quý Tỵ 1953, quê huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng
Nam – Đà Nẵng (sau 1997 mới tách tỉnh).
– Bố Thanh là ông Nguyễn Bá Tùng, năm 1954 ông Tùng tập kết ra Bắc, mẹ
ông ở lại miền Trung. Sau đó, bố Thanh quay về Quảng Nam rồi hy sinh, được truy
tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang”.
– Năm 1968, Thanh được đưa ra Bắc, học sinh trường miền Nam. Thanh từng
là Tỉnh uỷ viên Quảng Nam – Đà Nẵng khoá 15, vào Uỷ viên Trung ương khoá X.
– Vợ Thanh là Lê Thị Quý, quê Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
– Vợ chồng Bá Thanh có hai con, một trai một gái. Con trai Nguyễn Bá Cảnh,
từng du học Anh quốc, ngành Quản trị công, về nước làm cán bộ Đoàn, từng giữ chức
Bí thư thành đoàn Đà Nẵng.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/01/1-56.jpg
Vợ
chồng Nguyễn Bá Thanh, Lê Thị quý. Ảnh: PLTP
– Nguyễn Xuân Phúc tuổi Giáp Ngọ 1954, quê huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng
Nam – Đà Nẵng.
– Bố ông là Nguyễn Văn Hiền, tập kết ra Bắc năm 1954. Mẹ ở lại Quảng
Nam, tham gia Mặt trận Giải phóng miền Nam, năm 1966 thì bà hy sinh. Anh trai
ông là Nguyễn Quốc Dũng, là Anh hùng Lực lượng vũ trang.
– Năm 1967, ông Phúc được đưa ra Bắc, học sinh trường miền Nam. Phúc từng
là Tỉnh uỷ viên Quảng Nam – Đà Nẵng khoá 15, vào Uỷ viên Trung ương khoá X.
– Vợ Phúc là bà Trần Thị Nguyệt Thu, quê Điện Bàn, Quảng Nam.
– Vợ chồng ông Phúc có hai con, một gái một trai. Con trai Nguyễn Xuân
Hiếu, từng du học ở Mỹ, ngành Quản trị công, về nước làm cán bộ Đoàn, từng giữ
chức Phó bí thư Tỉnh đoàn Bắc Giang.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/01/1-57.jpg
Vợ
chồng Nguyễn Xuân Phúc và Trần Thị Nguyệt Thu. Nguồn: TTXVN
.
Sới vật một vùng quê
Năm 1992, sau nhiều năm hậm hực, phe nhóm Quế Sơn cầm đầu là Lê Quốc
Khánh, sinh 1938, quê Quế Sơn, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ, chủ tịch HĐND tỉnh
QN-ĐN, đại biểu QH khoá 9, liên kết với phe Điện Bàn để tấn công.
Phe nhóm Hoà Vang, đại diện là Nguyễn Văn Chi, sinh 1945, Uỷ viên Trung
ương khoá VI, Bí thư Tỉnh uỷ và Trần Đình Đạm, sinh 1934, Phó Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh QN-ĐN, đại biểu QH khoá 8.
Trận này phe Quế Sơn thắng. Nguyễn Văn Chi bay chức bí thư, Trần Đình Đạm
về vườn. Sau này nhờ lập công trong vụ án ông Nguyễn Hà Phan, ông Chi tái trúng
cử Ủy viên Trung ương khoá VII, VIII, IX, vào Ban bí thư, Bộ Chính trị.
Không lâu sau, nội tình đảng bộ QN-ĐN mất đoàn kết nghiêm trọng. Trung
ương phải cử hai Uỷ viên Trung ương là Mai Thúc Lân (1935-2014) quê Điện Bàn, Ủy
ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, vào ngồi ghế bí thư. Trương Quang Được
(1940-2016) quê Hội An, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, vào nắm Phó bí thư,
chủ tịch UBND tỉnh. Được ba năm, cả hai phe hoà hoãn, dừng chiến sự.
Năm 1997, tỉnh QN- ĐN tách ra tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, trực
thuộc trung ương. Trương Quang Được, rồi đến Phan Diễn lần lượt nắm ghế bí thư
Đà Nẵng.
Thời điểm này, anh ruột ông Phúc là Nguyễn Quốc Dũng, tức Dũng “lửa”,
Viện trưởng Viện kiểm sát QN-ĐN, được phân công làm Thành uỷ viên, Viện trưởng
VKS Đà Nẵng. Ông Trần Văn Thanh, đồng hương Quế Sơn, bạn thân ông Phúc, làm Thường
vụ Thành uỷ, giám đốc Công An. Giám đốc sở Du lịch Nguyễn Xuân Phúc đi theo bí
thư Lân, làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
Nguyễn Bá Thanh nhờ Nguyễn Văn Chi và Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
hậu thuẫn, giành được ghế Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Nguyễn
Bá Thanh độc đoán, tham nhũng, ra sức thâu tóm quyền lực cho nhóm Hoà Vang.
Năm 2000, trong “Vụ án cầu sông Hàn”, Trần Văn Thanh, Nguyễn Quốc Dũng
cho khởi tố bắt giam một loạt đàn em của Nguyễn Bá Thanh tại Công ty Xây lắp và
Kinh doanh nhà.
Đích nhắm của phe Quế Sơn là tống Nguyễn Bá Thanh vào nhà giam. Có lần,
gây gổ trên sân tennis, Dũng “lửa” đã chỉ vào mặt Nguyễn Bá Thanh, nói “có ngày
tao sẽ bắt mày!”
Nguyễn Bá Thanh cao tay, mua chuộc lính của Trần Văn Thanh, tiêu huỷ
các bản cung, bút lục, liên quan đến ông ta. Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn
Chi cũng ra tay giải cứu, nhờ đó Bá Thanh thoát nạn.
Cuộc tỉ thí lần này, phe Quế Sơn thua đau. Trần Văn Thanh mất chức giám
đốc Công an, Dũng “lửa” về nghỉ hưu non.
Mặc dù thắng, nhưng Nguyễn Bá Thanh vẫn nuôi thù hận trong lòng. Mấy
năm sau, ông ta dàn cảnh, Trần Văn Thanh phải sụp bẫy, thân bại danh liệt. Ngày
Thanh “công an” ra toà trên cáng cứu thương, phe Quế Sơn thề sẽ tiêu diệt phe
nhóm Hoà Vang.
Kể từ đó, Nguyễn Bá Thanh xem anh em Nguyễn Quốc
Dũng – Nguyễn Xuân Phúc là kẻ thù “không đội trời chung”. Khi chỉnh
trang đô thị ở quận 3, Nguyễn Bá Thanh cho mở đường đâm ra biển, cắt ngang bịt
luôn đường Đặng Vũ Hỷ, nơi có nhà riêng của Dũng “lửa”, không cho thông ra đại
lộ Phạm Văn Đồng. Ông ta cũng cấm không cho láng nhựa, vì vậy đường Đặng Vũ Hỷ
mưa thì ngập, nắng thì cát bụi mịt mù.
Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Xuân Phúc như hai cọp dữ sống chung một rừng,
không ai chịu thua ai. Khi ở miền Bắc, Thanh học đại học Nông Nghiệp 1, còn
Phúc học đại học Kinh tế Quốc dân. Để hơn Phúc, Thanh rủ Vũ Ngọc Hoàng, (sau
này là Phó Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương khoá XI), cùng mua bằng
Phó tiến sĩ.
Vợ Thanh là Lê Thị Quý, y tá tuyến quận. Vợ Phúc là Trần Nguyệt Thu, kế
toán khách sạn Thu Bồn, TP Đà Nẵng. Thu trẻ và đẹp hơn Quý. Để vợ mình vượt
lên, Thanh đưa Quý ra Huế học bác sĩ “chuyên tu”, sau về làm Phó giám đốc một bệnh
viện.
Khi vợ chồng Phúc mua được căn nhà mặt tiền số 58 Nguyễn Thị Minh Khai,
rộng khoảng 100 m2, Thanh cũng không chịu thua kém, nhanh chóng thâu
tóm công sản đối diện nhà Phúc, số 83 Nguyễn Thị Minh Khai, vốn là công ty quốc
doanh, mặt tiền rộng khoảng ba chục mét, gấp năm lần nhà Phúc. Thanh ở trên biệt
phủ 189 Cách Mạng Tháng 8, còn căn nhà 83 Nguyễn Thị Minh Khai, Thanh cho Công
ty Du lịch Việt Nam thuê.
Năm 2006, cả hai trúng Uỷ viên Trung ương khoá X. Nguyễn Xuân Phúc làm
bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nguyễn Bá Thanh vẫn trụ lại, nắm chức
Bí thư Đà Nẵng.
Năm 2011, Phúc lọt vào Bộ Chính trị khoá XI. Thanh là ứng viên Bộ Chính
trị, nhưng bị “knock out”. Phúc làm Phó Thủ tướng, Thanh vẫn ngồi ghế Bí thư Đà
Nẵng. Lòng Thanh đầy hằn học, đố kỵ, không thèm nhìn mặt Phúc, nói chi tới chuyện
chúc mừng.
Trong Lễ hội văn hoá “Quảng Nam, hành trình di sản” được tổ chức tại Hội
An, Nguyễn Bá Thanh làm bẽ mặt Nguyễn Xuân Phúc trước khá đông quan chức Trung
ương và địa phương, khi yêu cầu Ban Tổ chức dời bản tên ông ta đi chỗ khác,
không muốn ngồi gần ông Phúc.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/01/1-58.jpg
Nguyễn
Bá Thanh và Nguyễn Xuân Phúc tại lễ cắt băng khánh thành cầu Rồng và cầu Trần
Thị Lý 10 năm trước. Ảnh: Kênh 14
No comments:
Post a Comment