Davos:
Ukraina và thương mại thế giới, trọng tâm các cuộc thảo luận đầu tiên
Thanh
Phương - RFI
Đăng
ngày: 17/01/2023 - 14:16
Sau
phiên khai mạc hôm qua, Diễn
đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, mở các cuộc thảo luận đầu tiên
hôm nay, 17/01/2023, với trọng tâm là chiến tranh Ukraina và tương lai thương mại thế giới
sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế phòng chống Covid.
Đệ
nhất phu nhân Ukraina Olena Zelenska (T), và Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula
von der Leyen tham dự một phiên họp tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos,
Thụy Sĩ, ngày 17/01/2023. AP - Markus Schreiber
Tham gia
các cuộc thảo luận hôm nay đặc biệt có chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He). Gần 1 năm kể từ khi Nga mở cuộc chiến
tranh xâm lược Ukraina, một phái đoàn quan trọng của Ukraina cũng sẽ đến Davos.
Dẫn đầu phái đoàn Ukraina, phu nhân tổng thống Olena Zelenska sẽ có bài phát biểu đặc biệt trong
phiên họp toàn thể hôm nay. Tổng thống Zelensky cũng
sẽ phát biểu qua video bên lề diễn đàn kể từ ngày mai.
Phát
biểu tại Davos sáng nay, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố
châu Âu sẽ tiếp tục yểm trợ Ukraina “ cho đến khi nào vẫn còn cần” để chống lại
Nga.
Tác động của
chiến tranh Ukraina đến nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu, đến an ninh lương
thực và an ninh ở châu Âu cũng sẽ là những đề tài được thảo luận trong tuần này
giữa các lãnh đạo thế giới, trong đó có thủ tướng Đức Olaf Scholz, thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hay tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg.
Trong khi
Nga hoàn toàn vắng mặt, thì Trung Quốc, Diễn đàn Davos 2023 đánh dấu sự trở lại
của một phái đoàn Trung Quốc quan trọng hơn, sau khi Bắc Kinh dở bỏ các hạn chế
đi lại để phòng chống dịch Covid-19. Mọi người đang chờ phát biểu của trưởng phải
đoàn Trung Quốc, thủ tướng Lưu Hạc, về tình hình thương mại thế giới sau khi Bắc
Kinh dở bỏ các hạn chế.
Nhưng
Diễn đàn Davos năm nay diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang trỗi
dậy mạnh mẽ. Cụ thể, tổng thống Mỹ Joe Biden đang bị chỉ trích vì ông đã ban
hành một đạo luật chống lạm phát (Inflation Reduction Act), dự trù những khoản
trợ giúp của nhà nước cho các công ty đặt cơ sở tại Hoa Kỳ trong các lĩnh vực
xe hơi điện hay năng lượng sạch. Liên Hiệp Châu Âu đang tìm cách đáp trả các biện
pháp bảo hộ mậu dịch này.
Trong bài
phát biểu hôm nay, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cũng dọa sẽ mở
điều tra về các trợ cấp của nhà nước Trung Quốc cho các doanh nghiệp nước này.
Trên trang
blog của bà hôm qua, tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF Kristalina Georgieva
cảnh báo là những can thiệp của nhà nước nhân danh an ninh kinh tế và an ninh
quốc gia “có thể “gây ra những hậu quả không lường trước” và có thể “được sử dụng
để giành lợi thế kinh tế đối với các nước khác”.
------------------------------
CÁC NỘI
DUNG LIÊN QUAN
Diễn
đàn kinh tế thế giới Davos khai mạc, Oxfam tố cáo tình trạng nghèo đói cùng cực
tăng vọt
Covid-19:
Oxfam tố cáo các nước giàu thâu tóm một nửa số vac-xin
Diễn
đàn Kinh tế Davos : Oxfam tố cáo « virus bất bình đẳng »
No comments:
Post a Comment