Đập
nát hoa ế: Hành động này nói lên điều gì?
RFA
2023.01.24
Từ rất nhiều năm trước, cứ đến chiều 30 Tết, một số tiểu thương tại các
chợ hoa lại lặng lẽ chất những chậu hoa không bán hết lên xe tải chở về vườn. Một
số khác chọn cách bỏ lại những chậu hoa ế cho người nghèo mang về chưng Tết.
Nhưng mấy năm gần đây, đã có không ít tiểu thương có hành động đập nát
những chậu hoa vô tội với thái độ hằn học như "trút giận" do không
bán được. Nhiều người trong số họ khi được hỏi, lý giải rằng, nếu không đập nát
những chậu hoa này thì người mua sẽ có thói quen canh hoa ế để lấy về chưng Tết
mà không bỏ tiền ra mua nữa... “Đập” để tạo thói quen “mua” hoa (!?).
.
Phản cảm và đồng cảm
Khi được hỏi về những hành động trên của các tiểu thương, bà Phương,
một người trồng hoa ở Gò Vấp từ mấy chục năm qua nêu quan điểm của bà với RFA:
“Tôi thấy
đây là một hành động phản cảm và không có lòng nhân ái. Nhưng theo tôi, lỗi là
cả hai phía chứ không phải là một phía. Hồi xưa người mua cũng không chờ đến giờ
cuối cùng để mua rẻ, nếu họ có thể mua trước đó. Người bán cũng cho hoa nếu họ
không bán hết. Hồi xưa người ta hiền lành, tâm người ta thiện. Cuộc sống không
phải đối chọi, không phải mưu mô tính toán nhiều. Bây giờ nguyên cái xã hội nó
mưu mô, tính toán như vậy. Người bán hoa mà không biết thương hoa, không biết
trân quý cành hoa. Họ đối xử với sản phẩm từng nuôi sống mình như vậy là không
có tâm trong xử thế.”
Hành động đập nát hoa, cắt hết cành hoặc đập bể chậu hoa, gốc đào vào
chiều 30 Tết của những người bán hoa nhận không ít bình luận “không thể chấp nhận”
được của nhiều người. Một ý kiến bình luận trên tờ VnExpress cho rằng “Một hình
ảnh rất không đẹp, thiết nghĩ những người này sang năm đừng nên bán hoa kiểng”.
Một số người khác cho rằng đó là hành động phản cảm, thậm chí vô văn hóa của tiểu
thương, trong đó có cả nhà vườn. Hoặc một số bình luận “nặng” hơn rằng đó là
hành động vô lễ với khách hàng, nhân tố quan trọng trong bất cứ ngành nghề kinh
doanh nào.
Nhận xét về những hình ảnh “không đẹp” trong ngày cuối năm như thế, nhà
báo Nguyễn Ngọc Già nói với RFA:
“Về việc
đập hoa, theo quan điểm cá nhân của tôi, đó là tài sản của người ta thì người
ta có quyền đập, có quyền cho hay làm gì tùy ý. Tuy nhiên, họ không có quyền đổ
lỗi cho khách hàng. Tôi chưa thấy nhà sản xuất nào lại dám đổ thừa lỗi tại
khách hàng như vậy. Tôi cho đây chính là cái văn hóa xuất phát từ nền kinh tế
phi thị trường. Tức họ bán cái họ có chứ không quan tâm đến nhu cầu của người
tiêu dùng.”
.
Tính xấu của người Việt?
Một nông dân đang chăm sóc hoa cúc bán
Tết tại vườn ở Sa Đéc. AFP
Từ nhiều năm qua, có một số loại nông sản do người nông dân đầu tư tiền,
của và công sức hàng năm trời nhưng “thiếu đầu ra” nên không tiêu thụ được, khiến
cuộc sống của họ điêu đứng. Người nông dân chỉ biết “tự than thân trách phận”
và cầu xin cộng đồng giải cứu như vài năm gần đây có các chương trình giải cứu
vải thiều, giải cứu thanh long, giải cứu dưa hấu.
Nhiều chuyên gia khi trò chuyện với RFA về vấn đề này từng cho rằng: Lý
ra các hiệp hội và chính quyền phải vào cuộc ngay từ đầu, tìm đầu ra cho các sản
phẩm nông nghiệp, không nên để nông dân tự “loay hoay” như vậy. Nhà báo Nguyễn
Ngọc Già cũng đồng ý kiến về vấn đề này trong trường hợp của các tiểu
thương “đập bỏ” hoa ngày cuối năm. Ông cho rằng:
“Nó có
nhiều nguyên nhân. Nhưng theo tôi, nguyên nhân quan trọng nhất là trách nhiệm của
nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Với tư cách là quản trị quốc gia, họ không có
một kế hoạch nào hay dự báo về thị trường cho người nông dân nói chung, người
trồng hoa, bán hoa nói riêng. Nguyên nhân thứ hai là Hiệp hội sinh vật cảnh Việt
Nam, cũng như các Hội sinh vật cảnh của
Theo truyền thông Nhà nước, tình hình bán hoa Tết năm Quý Mão 2023 ế ẩm
tại cả ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn. Luật sư Phạm Công Út
chia sẻ một góc nhìn khác của ông về câu chuyện trên, khi ông cho rằng, những
người đập phá hoa là thương lái chứ không phải nông dân. Mà thương lái, theo
ông, họ chỉ biết lợi nhuận. Ông nói:
“Thương lái họ muốn giữ cái giá cho năm sau để tránh chuyện mọi người
chờ đến giờ vàng để mua rẻ, cho nên họ đập bỏ. Nhưng tôi khẳng định đó không phải
là nông dân mà là thương lái. Họ làm vậy thì nó phản cảm, tội nghiệp cho cả mấy
người dọn vệ sinh. Nếu họ bán không hết thì họ có thể cho hoặc chở về vì trước
đó lúc bán giá cao là họ đã có lời rồi. Nhưng vì họ muốn năm sau bán được giá
hơn cho nên họ dùng cách đó. Ở đây tôi cũng mua hoa ở nhà vườn tối 30 Tết. Giá
rất rẻ nhưng họ cám ơn tôi rối rít. Ví dụ một châu hoa hướng dương giá 60 ngàn,
tôi mua có 10 ngàn. Một châu hoa mồng gà 30 ngàn tôi mua có sáu ngàn. Họ là
nông dân chứ không phải thương lái.”
Nhiều người cho rằng, hành động chặt cành, đập nát hoa của những tiểu
thương là tấm gương phản chiếu một xã hội không còn lòng nhân ái; một xã hội xuống
cấp về đạo đức. Một khi kinh doanh, tiểu thương phải chấp nhận rủi ro nếu không
giỏi tính toán. Không thể đổ tại khách hàng trả giá rẻ mà trút giận nên những
cành hoa như thế.
Một bài viết trên tờ Vnexpress có tựa “Tiểu thương đập nát hoa ế
ngày 30 Tết” mô tả một nông dân quê Đồng Tháp tự tay ném
nát gần 300 chậu hoa, liên tục hét lên “đập hết, không cho ai cả”. Một
người khác quê Khánh Hoà dùng cây phá nát những bông hoa cúc và nói: “Tôi
thà cho hoa làm công quả chứ không để người ta xài chùa”.
Theo Bác sĩ Đinh Đức Long, hành động của các tiểu thương thể hiện
tính cách rất xấu của một số người Việt ngày nay:
“Việc
này năm nào cũng xảy ra. Nó thể hiện tính cách của người Việt nói riêng và người
châu Á nói chung. Đây là một nét văn hóa xấu, tức là không ăn được thì đạp đổ.
Kiểu tôi làm ra, tôi không ăn được thì cũng phá không cho người khác ăn. Không
cho người khác hưởng thụ thành quả lao động của mình. Lẽ ra họ có thể tặng hoa,
họ biếu cho người khác khi đã hết giờ bán, ai lấy thì lấy không lấy thì thôi.
Đó là một nét văn hóa tốt.”
==================================================
XEM THÊM
Nước
mắt chợ hoa đêm giao thừa Nhâm Dần - Quý Mão
Bình luận của blogger
Gió Bấc
2023.01.23
No comments:
Post a Comment