Đoàn chính phủ
Trung Quốc 'bị cấm cửa, không được vào viếng Nữ hoàng Anh'
BBC Tiếng Việt
16 tháng 9
2022, 16:19 +07
Cập nhật
16 tháng 9 2022, 20:19 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6pz9pzddyqo
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/4ae2/live/8c671a00-35a0-11ed-9ede-3776caae5876.jpg.webp
Quan
tài Nữ hoàng Elizabeth II đang được đặt bên trong Hội trường Wesminster
BBC
News đưa tin một phái đoàn chính phủ Trung Quốc vừa bị cấm vào viếng Nữ hoàng
Anh tại London.
Chủ tịch Hạ
viện Sir Lindsay Hoyle đã từ chối yêu cầu cho họ vào Hội trường Westminster do
các lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với 5 nghị sĩ và hai thượng nghị sĩ
Anh.
Quan tài Nữ
hoàng Elizabeth đang được để bên trong Hội trường Westminster, London cho người
dân vào viếng trong bốn ngày.
Hạ viện
nói với BBC rằng họ không bình luận về các vấn đề an ninh.
Năm ngoái, Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm đi lại
và đóng băng tài sản đối với 9 người Anh - trong đó có 7 nghị sĩ - vì họ cáo buộc
Bắc Kinh ngược đãi người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Điều đó dẫn
đến việc đại sứ của Trung Quốc tại Vương quốc Anh bị cấm đi vào Quốc hội
Anh.
Tuy nhiên,
phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn dự kiến sẽ
tham dự lễ tang cấp nhà nước vào thứ Hai, sẽ được tổ chức tại Tu viện
Westminster.
Vào năm
1965, Nữ hoàng Elizabeth II đã đồng ý rằng quyền kiểm soát Hội trường
Westminster sẽ được chia sẻ giữa một đại diện do vua bổ nhiệm, và chủ tịch Hạ
viện và chủ tịch Thượng viện.
Không có đề
cập cụ thể nào liên quan đến việc kiểm soát ra vào trong trường hợp lễ tang như
lần này.
Nhưng
thông thường, khi nói đến "lời mời các chức sắc nước ngoài đến phát biểu tại
cả hai Viện ở Hội trường Westminster" thì cần dựa theo thỏa thuận của tất
cả ba vị.
Hôm thứ
Năm, nhóm bảy nghị sĩ, trong đó có các cựu bộ trưởng Iain Duncan Smith và Tim
Loughton của đảng Bảo thủ, đã thúc giục Ngoại trưởng Anh rút lại lời mời Chủ tịch
Tập Cận Bình tới dự lễ tang của Nữ hoàng.
Họ nói rằng
việc chính phủ Trung Quốc được có đại diện là "hoàn toàn không phù hợp",
dựa trên hồ sơ nhân quyền.
Một số nước
phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ở Trung Quốc
sau các cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với nhóm thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo
Hồi.
Trung Quốc
đã giam giữ người Duy Ngô Nhĩ tại các trại ở khu vực Tây Bắc Tân Cương, nơi xuất
hiện các cáo buộc tra tấn, cưỡng bức lao động và lạm dụng tình dục.
Bắc Kinh
đã bác bỏ các cáo buộc, tuyên bố các trại là cơ sở "cải tạo" được sử
dụng để chống khủng bố.
Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình có tên trong danh sách khách mời dự lễ tang cấp nhà nước
nhưng được cho là không có khả năng tham dự.
Phó Chủ tịch
Trung Quốc Vương Kỳ Sơn có thể sẽ tham dự.
Một phát
ngôn viên của Thủ tướng Anh cho biết các quốc gia mà Vương quốc Anh có quan hệ
ngoại giao nên được mời đến dự lễ tang cấp nhà nước.
------------------------------
TIN
LIÊN QUAN
Tang lễ Nữ hoàng:
Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn có thể đến dự
16 tháng 9
năm 2022
.
Nghị
sĩ Anh tuyên bố diệt chủng người Uighur đang diễn ra ở Trung Quốc
23 tháng 4
năm 2021
.
Phiên
tòa về người Uyghur buộc tội Trung Quốc diệt chủng
10 tháng
12 năm 2021
.
Tiếp
theo là gì? Chi tiết lịch trình từ nay đến tang lễ Nữ hoàng
11 tháng 9
năm 2022
.
Nữ
hoàng tạ thế: Ý kiến từ những người Anh ở VN muốn chế độ cộng hòa
16 tháng 9
năm 2022
.
Người dân đi viếng
Nữ hoàng Anh: Xếp hàng bao lâu?
16 tháng 9
năm 2022
.
===================================
.
Trung
Quốc bị cấm dự quốc tang Nữ hoàng Anh
Bình
Phương
- Saigon Nhỏ
16 tháng 9, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/trung-quoc-bi-cam-du-quoc-tang-nu-hoang-anh/
Một
phái đoàn đại diện Trung Quốc đã bị cấm vào phúng điếu Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ
Nhị
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/GettyImages-1243278677.jpg
Hàng
dài dân chúng và những người nổi tiếng lặng lẽ đến viếng Nữ hoàng Anh Elizabeth
Đệ Nhị. Linh cữu phủ hoàng kỳ của bà được đặt tại Cung điện Westminster trong
nghi thức quốc tang cho đến khi an táng vào thứ Hai tuần tới. Ảnh Kirsty
Wigglesworth – WPA Pool/Getty Images
Một phái
đoàn đại diện Trung Quốc đã bị cấm vào phúng điếu Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị
– người vừa băng hà tuần trước và linh cữu hiện được quàn tại Westminster Hall
để dân chúng thăm viếng trước khi được an táng vào Thứ Hai tuần sau – đài BBC dẫn
nguồn tin từ Nghị viện Anh cho biết.
Theo BBC,
người phát ngôn Viện Thứ Dân, tức Hạ Viện Anh, Sir Lindsay Hoyle đã từ chối yêu
cầu cho phép một phái đoàn Trung Quốc vào phúng viếng bởi vì Bắc Kinh đang cấm
vận năm nghị sĩ của Nghị Viện Anh và hai đồng sự của họ.
“Tốt nhất
là tôi không nên bình phẩm bởi vì vụ việc có yếu tố an ninh. Sẽ là sai nếu tôi
đưa ra bình luận,” Sir
Lindsay nói với BBC. Văn phòng Chính phủ Anh cũng từ chối bình luận vì cho rằng,
“việc ra vào tòa nhà Nghị Viện là thẩm quyền của Nghị Viện”.
Cung điện
Westminster Hall nơi Nữ hoàng đang yên nghỉ theo nghi thức quốc tang (lying-in-state) nằm
trong quần thể Nghị Viện Anh và được kiểm soát bởi ba quan chức cao cấp: một Đại
Thị thần do Quốc Vương bổ nhiệm cùng với hai nhà lãnh đạo của Viện Thứ Dân và
Viện Nguyên Lão (tức Thượng Viện). Không có quy định đặc biệt nào về việc ra
vào Nghị Viện trong những dịp quan trọng như quốc tang, nhưng nói chung, việc mời
các nguyên thủ quốc gia hoặc đại diện ngoại giao nước ngoài đến Westminster
Hall thường phải có sự đồng ý của ba quan chức cao cấp này.
Hồi Tháng
Chín năm ngoái, Sir Lindsay của Viện Thứ Dân và Chủ tịch Viện Nguyên Lão Lord
McFall đã thông báo cho Đại sứ Trung Quốc tại Anh rằng ông ta và các đại diện của
chính phủ Trung Quốc không được phép tới Nghị Viện Anh bởi vì lệnh cấm vận của
Trung Quốc. Trước đó, Bắc Kinh đã ra biện pháp trừng phạt cấm nhập cảnh và
phong tỏa tài sản chín người Anh, trong đó có năm nghị sĩ của Nghị Viện Anh vì
những người này lên án hành vi của chính phủ Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ
(Uyghurs) ở Tân Cương. Lúc đó, Trung Quốc phê phán quyết định của Nghị Viện Anh
cấm cửa đại sứ Trung Quốc là “hèn nhát và đáng khinh bỉ”.
Quan hệ giữa
Anh và Trung Quốc trở nên căng thẳng sau các vụ ăn miếng trả miếng như vậy. Khi
linh cữu Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị được đưa vào quàn ở Westminster Hall, nhiều
nghị sĩ đã yêu cầu cấm các đại diện Trung Quốc đến viếng. Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình có tên trong danh sách khách mời dự tang lễ nhưng chưa biết ông ta có
đến hay không. Hôm qua Thứ Năm 15 Tháng Chín đã có nhóm bảy nghị sĩ của Nghị Viện
lên tiếng đòi Bộ Ngoại giao Anh hủy bỏ thư mời ông Tập dự tang lễ của Nữ hoàng.
Tang lễ Nữ
hoàng là sự kiện ngoại giao lớn nhất của Anh trong năm nay. Dự tính sẽ có khoảng
500 nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo cao cấp nhất tham dự, trong đó có Tổng
thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ Nhất Phu Nhân Jill Biden.
Lãnh đạo các nước Syria, Venezuela, Afghanistan,
Myanmar, Nga và Belarus không được mời dự; các nước Iran, Bắc Hàn và Nicaragua
được yêu cầu chỉ cử quan chức ngoại giao cao cấp thay vì người lãnh đạo nhà nước.
----------------
Đọc
thêm:
·
Nhìn
lại vương triều của Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị
·
Gia
sản Nữ hoàng Elizabeth II được thừa kế như thế nào?
·
Câu
chuyện về viên kim cương Kohinoor của Nữ hoàng Elizabeth II
No comments:
Post a Comment