Những
chi tiết rùng rợn của một đường dây buôn người
14 tháng
7, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/nhung-chi-tiet-rung-ron-cua-mot-duong-day-buon-nguoi/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1230655316.jpg
Trung
tâm Đồng Xuân – chợ châu Á lớn nhất nước Đức – đóng vai trò quan trọng trong
các vụ buôn người (ảnh: Jörg Carstensen/picture alliance via Getty Images)
Mới
đây, một chiến dịch với sự phối hợp nhiều nước đã phá được một đường dây qui mô
lớn của những kẻ buôn lậu dân di cư hoạt động tại Đức, Bỉ, Hà Lan và Pháp. Tuy
nhiên, thành công này không có nghĩa là sẽ chấm dứt vấn nạn di cư bất hợp pháp
qua eo biển Manche (English Channel) vào Vương quốc Anh và những thảm kịch kéo
theo.
Đường dây buôn người lớn nhất lịch sử châu Âu
Những dãy
nhà xây dựng vào thập niên 1930 được quét vôi màu be nằm dọc con đường
Priessnithzhof ở thành phố Osnabrück, miền Tây Bắc nước Đức rất dễ thu hút sự
chú ý. Đêm ngày 12 Tháng Mười Một, hai người đàn ông đang ngồi trong một chiếc
xe hơi trước tòa nhà để chờ Xamgin M (còn gọi là Khamji Muhhamad hay Khmgin
Latif), người Kurd từ Iraq nhập cảnh Đức bất hợp pháp vào Tháng Bảy, 2021. Khoảng
một giờ sáng, một người hàng xóm giật mình thức giấc vì nghe ai đó đập cửa ở tầng
dưới. Năm phút sau, Xamigin M nằm trên mặt đất với sáu phát súng vào bụng, một
phát trúng bộ phận sinh dục. Đây có thể là kết quả cuộc tranh giành địa bàn giữa
những kẻ buôn lậu người Kurd vào Anh.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1222281427.jpg
Giấy
tờ giả của những người di cư bất hợp pháp bị cảnh sát Đức tịch thu (ảnh:
Annette Riedl/picture alliance via Getty Images)
Bị thương
nặng, M được đưa đến bệnh viện và sau đó khai báo với cảnh sát về các băng nhóm
buôn lậu người di cư qua eo biển Manche trên những chiếc bè bơm hơi. M cũng
cung cấp cho các cảnh sát nhiều chi tiết rùng rợn về cấu trúc của các nhóm buôn
người khác nhau. Nửa năm sau, ngày 5 Tháng Bảy, cảnh sát thực hiện chiến dịch bố
ráp qui mô, chỉ riêng tại Đức có 900 cảnh sát tham gia. Tổng cộng có 36 cuộc đột
kích được thực hiện, bắt giữ 18 nghi can, 21 người bị bắt giữ thêm sau đó và một
số nghi phạm khác bị bắt ở Pháp, Bỉ, Hà Lan và Anh.
Helgo
Martens, người đứng đầu hoạt động của Cảnh sát Liên bang Đức nhận định: “Với
chiến dịch bố ráp này, chúng tôi đã phá vỡ một trong những nhóm buôn lậu người
lớn nhất trong lịch sử châu Âu. Đường dây buôn lậu của chúng đã đưa 10,000 người
di cư qua eo biển Manche để đến Anh kể từ đầu năm 2021 với lợi nhuận ước tính
ít nhất 15 triệu euro, dù số tiền thực sự có thể gấp đôi”.
Tấm vé vào… cõi chết!
Trong thế
giới bí mật của những kẻ buôn người, nơi “khách hàng” muốn di cư đến Anh phải
trả từ 1,500 đến 8,000 euro (nếu có tiền và vượt biển may mắn trên những chiếc
bè cao su mong manh), có rất nhiều điều kinh hoàng – chẳng hạn thảm kịch xảy ra
vào Tháng Mười Một 2021, khi 27 người, gồm một phụ nữ mang thai và ba trẻ em,
chết đuối khi bè của họ bị lật. Chiến dịch đột kích quốc tế, với tâm điểm là
bang Lower Saxony của Đức, cho thấy rằng Đức đóng một vai trò quyết định trong
vấn nạn di cư bất hợp pháp ở châu Âu. Không chỉ di dân lậu đổ về Đức để chờ đến
bờ biển bên kia nước Pháp mà Đức còn là trung tâm quan trọng tập trung các tàu
thuyền nhỏ, chủ yếu bè bơm hơi, để bọn buôn người đưa sang Anh.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1204867649.jpg
Một
đường dây buôn người bị cảnh sát Berlin phá vỡ, liên quan người Việt Nam (ảnh:
Paul Zinken/picture alliance via Getty Images)
Một nhóm
phóng viên của tờ Der
Spiegel và nhật báo Le Monde của Pháp đã hợp tác điều
tra, bắt đầu từ các lán trại tạm trú trên bờ biển Pháp, nơi hàng trăm người di
cư chờ vượt biên sang Vương quốc Anh; đến một đại lý cung cấp bè bơm hơi ở thị
trấn Westphalia…
Những chiếc
xe chở người di cư bị hỏng nằm dọc con đường dẫn đến một khu lán trại chứa hàng
trăm người di cư nằm cuối con đường ở Loon-Plage, gần thị trấn Dunkirk ở cực Bắc
nước Pháp. Tất cả đều nôn nóng chờ tiếp tục cuộc hành trình. Tùy thuộc vào điểm
xuất phát, bờ biển phía Nam của nước Anh chỉ cách họ từ 30 đến 60 km. Một sự gần
gũi tưởng “dễ ăn” nhưng tiềm ẩn vô số nguy hiểm. Mặt đất lấp lánh mảnh thủy
tinh nhỏ, và ruồi nhặng bay quanh chiếc hộp đựng bánh mì mốc. Không ai biết chắc
có bao nhiêu lều trại trong khu vực. Có cái tồn tại suốt nhiều năm bất chấp các
đợt ra quân dọn dẹp của chính quyền địa phương.
Thỉnh thoảng
xảy ra nổ súng trong lán trại, thường là do tranh chấp giữa các nhóm buôn người.
Cuối Tháng Năm, một thanh niên người Kurd (nghi là kẻ buôn lậu) bị bắn chết.
Không lâu trước đó, các nhân viên cứu trợ ghi nhận một cuộc đấu súng nổ ra
trong trại Loon-Plage, ngay khi họ đang phân phát bữa ăn, khiến họ phải ẩn náu
trong một con mương và chứng kiến đạn găm vào thân cây trên đầu họ. Cảnh sát
cho biết có lẽ đạn bắn từ súng Kalashnikov. Ngoài ra còn có báo cáo về các vụ
việc lẻ tẻ khác, như trong một báo cáo bí mật của Bộ Nội vụ Anh về một kẻ buôn
lậu đánh gãy chân một người di cư bị nghi là mật báo.
Majid A,
37 tuổi, người Iraq đã ở Loon-Plage được bốn ngày, và nói được tiếng Đức. “Đức
là quê hương thứ hai của tôi” – anh ta nói và cho biết đã sống ở Freiburg (Đức)
từ năm 2014 nhưng chưa bao giờ được cấp thị thực thường trú. Công việc duy nhất
anh có thể tìm được là giúp việc trong một trung tâm giữ trẻ ban ngày. Giờ đây,
A muốn sang Anh, nơi có người thân. “Tôi nghe nói có thể mua giấy phép cư trú ở
đó với giá 10,000 bảng Anh (11,852 euro)”. A ngồi ngoài lều và chờ được lên chiếc
bè của một nhóm buôn lậu người Iraq-Kurd, hiện kiểm soát toàn bộ đường bờ biển
từ đây đến Hà Lan.
“Tôi làm
những gì người trung gian bảo tôi làm. Anh ta sẽ gửi cho tôi tin nhắn thông báo
việc đóng gói đồ đạc và lên đường – A nói – Ngay sau khi qua được Anh, gia đình
tôi ở Anh sẽ trả tiền cho họ”. Và tiền sẽ đến tay những tên trùm buôn lậu. Đó
là một hệ thống dựa trên niềm tin và sự sợ hãi. Những người không trả tiền sẽ
khó “sống sót”. Cảnh sát gọi các luồng tài chính này là “ngân hàng hawala” và hầu
như không thể giám sát được.
Đùa với tử thần!
Một người
di cư trẻ giải thích cách băng qua Channel. Buổi tối, những người tị nạn bắt xe
buýt công cộng đến cồn cát Leffrinckoucke và chờ trong khu rừng ven biển đến
khi đêm xuống. Một người nào đó trong nhóm sẽ nhận được tin nhắn đúng thời điểm
từ những kẻ buôn lậu, cung cấp thông tin chi tiết về nơi đậu chiếc xe tải bên
trong có một chiếc bè, một động cơ, áo phao và một máy bơm để bơm hơi vào bè.
Nếu không
bị cảnh sát phát hiện, cả nhóm sẽ ra khơi trong đêm tối. Người thanh niên nói
trên thú nhận anh ta từng bị chặn vài lần và bị đuổi về. Nhân viên các tổ chức
cứu trợ cho biết họ thường xuyên nhận được cuộc gọi hoảng loạn đến đường dây
nóng khẩn cấp từ hàng chục người di cư trên biển, bày tỏ sợ hãi cho tính mạng
mình, trong khi những kẻ buôn lậu vẫn vào bờ an toàn. Bè vượt biển được lái bởi
chính những người tị nạn, thường không có kinh nghiệm đi biển. Thứ duy nhất họ
có là một điện thoại di động có định vị GPS bờ biển nước Anh. Nếu nước biển
dâng cao, hoặc gió mạnh bất ngờ, việc băng qua eo biển là cực kỳ nguy hiểm.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1241341399.jpg
Tuần
duyên Anh bắt một nhóm người nhập cư lậu tại English Channel vào giữa Tháng Sáu
2022 (ảnh: Stuart Brock/Anadolu Agency via Getty Images)
Mỗi năm,
có hàng ngàn người di cư bỏ mạng. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (International
Organization for Migration), 51 người đã bỏ mạng khi vượt Channel từ 2019-2022.
Một số thi thể được tìm thấy, số khác mất tích. Những người di cư, khi bị phát
hiện và chặn lại, đôi lúc có những phản ứng rất dữ dội. Đầu năm nay, một báo
cáo của Pháp cho biết: Người di cư bắt đầu dọa ném con của họ xuống biển khi bị
cảnh sát chặn lại.
Kể từ đầu
năm 2022, số người tìm cách vượt biên đã tăng đáng kể. Từ Tháng Một đến cuối
Tháng Sáu, cảnh sát Pháp thống kê được 22,758 người tìm cách vượt eo biển
Manche từ miền Bắc nước Pháp, tăng 82% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ 2019-2021,
số di dân lậu hàng năm bị phát hiện đã tăng 10 lần, từ 3,352 lên 36,763.
Những chiếc
bè ngày càng lớn để chở được nhiều người hơn, từ trung bình 12 người nay đã gần
30! Theo các nhà điều tra, những kẻ buôn người kiếm được lợi nhuận ròng lên tới
75,000 euro cho mỗi chiếc bè vượt biển thành công. Tại sao lại chọn nước Anh?
Và tại sao đi bằng bè? Các nhà điều tra cho biết ngôn ngữ là yếu tố quan trọng,
vì nhiều người tị nạn nói tiếng Anh và nhiều người trong số họ có thân nhân định
cư ở Anh.
Một yếu tố
khác là Brexit: Do đã rời EU, Anh không còn được phép trả những người nhập cư bất
hợp pháp về quốc gia EU đầu tiên trong cuộc hành trình của họ. Chọn bè bơm hơi
vì bè giá rẻ sản xuất tại Trung Quốc luôn dễ dàng chuyển đến Đức hoặc mua trực
tiếp từ các nhà cung cấp Đức. Pháp đã bắt đầu quản lý chặt việc bán một số loại
tàu thuyền và động cơ: Khi mua chúng ở miền Bắc nước Pháp, người mua cần có ID
và số điện thoại; cùng lúc, những người nhà bán lẻ thể thao lớn như Decathlon
đã loại hoàn toàn các mặt hàng bị quản lý ra khỏi kệ.
Giới chức
Pháp phàn nàn chính việc thiếu các quy định tương tự ở Đức đã tạo thuận lợi rất
nhiều cho bọn buôn người. Hồ sơ điều tra của Pháp cho thấy, lực lượng cảnh sát
liên bang Đức từng bắt hai người đàn ông ở Lower Saxony, ngay khi chúng đang xếp
hàng hóa đáng ngờ vào chiếc xe tải giao hàng, với năm động cơ, hàng trăm áo
phao và chín thuyền bơm hơi. Nhưng khi một người chuyển phát nhanh xuất hiện
vào hôm sau với hóa đơn và địa chỉ giao hàng ở Paris, cảnh sát Đức lại trả hàng
hóa cho ông ta!
Nguồn: Der
Spiegel
No comments:
Post a Comment