Nhà
công vụ, chuyện nhỏ hay lớn?
20/07/2022
https://gdb.voanews.com/BCFDAE75-736E-4FBD-8D9E-23FBC5464501_w650_r1_s.jpg
Năm 2014, ông Lê Như Tiến, cựu đại biểu Quốc hội từng đề nghị: Cần xác định
chiếm dụng nhà công vụ là một hình thức tham nhũng tài sản trị giá nhiều tỉ và
cần xử lý dạng tham nhũng mới này.
Mười
căn nhà công vụ ở thành phố Mỹ Tho được giao cho các viên chức lãnh đạo tỉnh Tiền
Giang tạm sử dụng từ 1994 đến nay dù đã có đủ thứ kiến nghị, chỉ đạo vẫn chưa
thể thu hồi, bất kể người được giao nhà đã nghỉ hưu từ lâu.
*
Mười căn
nhà công vụ ở thành phố Mỹ Tho được giao cho các viên chức lãnh đạo tỉnh Tiền
Giang tạm sử dụng từ 1994 đến nay dù đã có đủ thứ kiến nghị, chỉ đạo vẫn chưa
thể thu hồi, bất kể người được giao nhà đã nghỉ hưu từ lâu.
Hết Thanh
tra kiến nghị thu hồi (2015), đến báo chí nêu thắc mắc (2016), Hội đồng nhân
dân tỉnh chất vấn, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo chính quyền tỉnh Tiền Giang phải
thực hiện nghiêm túc kiến nghị của Thanh tra (2017) nhưng chuyện vẫn chẳng đến
đâu.
Thậm chí
sau đó, có lúc, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Tiền Giang còn nhất trí bán mười căn nhà ấy
theo giá ưu đãi cho các viên chức đã nghỉ hưu nhưng không muốn hoàn trả nhà
công vụ. Chuyện bất thành vì công chúng phản đối, chính phủ bác bỏ ý tưởng này
(1)...
Tin mới nhất
liên quan đến mười căn nhà công vụ vừa đề cập là những viên chức hữu trách ở Tiền
Giang vừa bảo với báo giới rằng: Chủ tịch tỉnh đã hứa với các
nơi sẽ kiên quyết giải quyết vấn đề nhưng họ không thể cung cấp danh tính
những cán bộ, đảng viên đã và đang chiếm dụng nhà công vụ vì các cô, chú nguyên
là lãnh đạo của tỉnh, có nhiều cống hiến và có những khó khăn khác nhau nên
chưa trả lại nhà. Báo chí nên... chia sẻ và chờ kết quả giải quyết của các
cơ quan chức năng (2)...
Dựa trên ước
đoán của những người rành rẽ thị trường bất động sản ở Mỹ Tho, tờ Người Lao Động
cho biết, giá trị mỗi trong mười căn nhà công vụ bị chiếm dụng không dưới năm tỉ
đồng. Nếu cho thuê thì giá phải từ mười triệu đến 15 triệu mỗi tháng.
Không phải
tự nhiên mà chính quyền tỉnh Tiền Giang dám giỡn mặt cả chính phủ lẫn nhân dân
dai như vậy. Chiếm dụng nhà công vụ là vấn nạn kéo dài nhiều thập niên ở khắp mọi
nơi, kể cả trung ương và thỉnh thoảng mới được báo giới đem ra kể (3).
Năm 2014,
ông Lê Như Tiến, cựu đại biểu Quốc hội từng đề nghị: Cần xác định chiếm
dụng nhà công vụ là một hình thức tham nhũng tài sản trị giá nhiều tỉ và cần xử
lý dạng tham nhũng mới này (4).
Chính phủ có làm như thế không? Câu trả lời là
không. Đến 2020, sau khi
một số người như ông Tiến thúc giục: Chính phủ cần công bố danh tính của
những cá nhân chiếm dụng nhà công vụ - 12 viên chức cao cấp mới chịu
trả lại nhà công vụ ở Hà Nội (5).
***
Nhà công vụ
là công sản. Để công sản công nhiên bị chiếm dụng trong một thời gian dài như vậy
là chuyện nhỏ hay lớn? Hoạt động quản trị - điều hành của hệ thống công quyền từ
trung ương đến địa phương dựa vào luật pháp hay căn cứ vào vai vế?
Nếu tất cả
các công dân đều bình đẳng trước pháp luật thì tại sao có thể dễ dàng tổ chức
cưỡng chế rất nhiều thường dân hết sức thô bạo, thậm chí vô đạo, vô pháp chỉ vì
họ cương quyết bảo vệ tài sản của chính họ mà lại làm ngơ cho các... “cô,
chú” ngang nhiên chiếm dụng công sản trong nhiều năm, thậm chí còn dứt
khoát từ chối công bố danh tính để bảo vệ... uy tín của những kẻ vi phạm pháp
luật rành rành, bất chấp kiến nghị của Thanh tra, chỉ đạo của chính phủ?
Nếu
đó là đặc trưng của “pháp chế xã hội chủ nghĩa”, là mặt sau của “sống,
làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, là mặt thật của “chính phủ hành động”,
của một đảng “trong sạch, vững mạnh” thì ai cần những thứ chỉ có thể kêu
xủng xoảng như vậy?
------------------
Chú
thích
(1) https://nld.com.vn/thoi-su/lan-khan-khong-tra-nha-cong-vu-20220711204422661.htm
(3) https://baoxaydung.com.vn/loat-can-bo-khong-tra-nha-cong-vu-coi-chung-loi-nhau-ra-toa-301599.html
(4) https://www.doisongphapluat.com/dbqh-le-nhu-tien-da-den-luc-xu-ly-tham-nhung-nha-cong-vu-a66718.html
(5) https://nld.com.vn/thoi-su/chay-i-tra-nha-cong-vu-phai-xu-nghiem-20200424223511369.htm
No comments:
Post a Comment