MẶT
TRÁI CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ “BỘC PHÁT và ĐỐT GIAI ĐOẠN” Ở VIỆT NAM (phần 1)
TÀN PHÁ MÔI TRƯỜNG qua XÂY CẤT
và XÂY DỰNG
Trong khoảng hai chục năm
trở lại đây, ở các thành phố lớn của Việt Nam, người ta bắt đầu thấy những đề
án, những dự án và những công trình xây cất, mọc lên như nấm sau cơn mưa rào.
Tuy nhiên, khoảng chục năm sau này, những công trình xây cất gia tăng theo cấp
số nhân, to lớn hơn, vĩ đại hơn và khủng khiếp hơn, bắt mắt hơn, sang trọng hơn
và có giá bán cao đến chóng mặt. Bạn có tin là ở Sài Gòn, có những căn biệt thự
nhìn rất xoàng nhưng có giá 2 trăm tỷ đồng không? Hơn 8 triệu đô la đấy.
Thế nhưng, cứ khởi công,
chưa kịp đặt gạch là đơn đặt hàng đã xếp cao như hồ sơ xin đi định cư ở Mỹ, và
chỉ trong một thời gian ngắn thôi là đã “hết hàng”. Nhu cầu tăng, bắt buộc sản
xuất phải tăng theo. Có những khu chung cư cao tầng với hàng ngàn “căn hộ” vẫn
được bán sạch 2 năm trước ngày “bàn giao”.
VẬT LIỆU XÂY DỰNG:
CÁT:
Nếu các bạn có dịp đi qua
2 giòng sông lớn nhất ở miền Tây, sông Tiền và sông Hậu, mới thấy cảnh nạo vét
cát khủng khiếp ở những giòng sông này, liên tục ngày đêm, 24/7 và đủ 365 ngày
mỗi năm không ngưng nghỉ, lúc nào cũng có hàng chục chiếc xà lan xếp hàng chờ.
Cái hệ lụy của nó thì vô
lường, mỗi năm vào mùa nước lớn, lượng nước trên đầu nguồn chảy về, xoáy toang
be bờ, khiến cho những khúc cua ngặt của giòng nước chảy, ngày càng bị lở, bị sụt
ăn vào đất ruộng đất vườn nhiều hơn. Thế là người ta lại phải tìm cách ngăn chặn
sự sụt lở bằng cách đóng cọc xi măng hoặc be bờ bằng đá núi. Thế là lại phải
phá núi để lấy đá cho những công trình này. Cứ thế, người ta chỉ biết chạy
quanh, lấy từ chỗ này đắp sang chỗ khác.
Bên cạnh đó, giòng nước
giờ đây chẳng còn phù sa vì những con đập ở thượng nguồn, để tạo thủy điện, dẫn
đến việc thủy sản và các sinh vật sống và phát triển ở những giòng sông này, chậm
chạp, và từ từ biến mất. Mỗi năm trôi qua, cá thiên nhiên càng ngày càng ít đi.
Để bù vào đó, người dân giờ đây lại tự tạo ra một ngành nghề khá phát đạt, nghề
nuôi cá bè. Những con cá mập ú được vỗ béo bằng những loại thực phẩm ăn mau
chóng lớn và các loại thuốc ngừa bệnh tật được chúng nạp trước, rồi được người
tiêu dùng nạp sau, dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe thì phải nói, khó mà lường
trước được.
Nên nhớ, lượng cá xuất cảng
ra thế giới của Việt Nam thực không nhỏ đâu nhé. Ngay cả người Việt ở Mỹ, cũng
được hưởng những thành quả nuôi cá bè này ở những ngôi chợ, ở những siêu thị của
người Tàu và người Việt khắp nơi trên đất Mỹ nữa đấy.
XI MĂNG:
Theo bản báo cáo của nhà
nước, thì trong cả năm 2019, sản lượng xi măng toàn ngành đã đạt trên hơn 92
TRIỆU TẤN; vượt xa so với kế hoạch; trong đó tiêu thụ nội địa chiếm 60 TRIỆU TẤN;
xuất khẩu ra nước ngoài 32 TRIỆU TẤN. Dự báo 2020, tổng sản lượng xi măng có thể
đạt trên 100 triệu tấn. (Đây là con số báo cáo trước dịch Covid)
Theo cơ quan thống kê “Hiệp
Hội Xi Măng Thế Giới - The Global Cement”, hiện tại Việt Nam đứng thứ 3 trên thế
giới về công xuất lắp đặt sản xuất xi măng, tương đương với 148 triệu tấn mỗi
năm, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ (1 trăm triệu dân vs 1.5 tỷ dân, ngầu chưa?).
Ở Việt Nam, có khoảng gần
20 công ty chuyên sản xuất xi măng trong ngành xây cất, mỗi năm sản xuất ra hơn
HƠN 60 TRIỆU TẤN xi măng để cung cấp cho ngành xây dựng chỉ riêng xử dụng ở Việt
Nam mà thôi (con số thật kinh khủng). Hỗn hợp để biến chế ra xi măng, chắc chắn
không phải đến từ không gian rồi. Người ta phải có hàng chục thứ nguyên liệu lấy
từ đá vôi, đất sét và một số hóa chất mới làm ra được. Chúng sẽ được phân chất
rồi nghiền nát thành bột mịn, trước khi được trộn lẫn. Cái hỗn hợp này sau đó sẽ
được đưa vào lò nung ở một nhiệt độ rất cao, có thể nóng đến 15 ngàn độ C. Sau
cùng chúng sẽ được để nguội trước khi đóng bao.
Tất cả những công đoạn
đó, nó vẫn phải theo cái vòng lẩn quẩn là đào xới ở nơi này mang sang nơi khác
xây dựng. Kết quả ra sao thì tôi chỉ có thể … đoán mò nhưng không khó để thấy
những sự tàn phá của con người đến thiên nhiên, cũng không khó để tưởng tượng
ra sự ô nhiễm môi trường từ các nhà máy sản xuất xi măng này đến những khu vực ở
chung quanh địa bàn hoạt động của chúng.
SẮT THÉP XÂY DỰNG:
Đây là bản báo cáo của
nhà nước vào năm 2018 mà tôi tìm thấy.
Tương tự như sản phẩm xi
măng, ngành sản xuất sắt thép cũng tăng trưởng mạnh và ngày càng chiếm lĩnh thị
trường nội địa, tiêu thụ nội địa đã tăng 27% và tỷ lệ tiêu thụ chiếm hơn 80%
trên tổng số sắt thép sản xuất cả năm. Trong 9 tháng đầu năm 2018, sản xuất
tăng thêm gần 18 ngàn tấn, tăng hơn 14% so với cùng thời điểm năm trước. Lượng
hàng bán ra đạt 16 TRIỆU TẤN, tăng hơn 23% so với cùng thời điểm. Trong đó, xuất
khẩu đạt 3.5 TRIỆU TẤN, tăng 31,5%, những con số khủng khiếp.
GẠCH:
Ở Việt Nam, hiện có hàng
trăm nhà sản xuất gạch xây dựng lớn nhỏ, mỗi năm tung ra thị trường hơn 50 TỶ
VIÊN GẠCH đủ loại, gạch đất sét nung, gạch xi măng nung, gạch xi măng không
nung, chưa tính đến gạch ốp lát, loại gạch ceramic và granite dùng cho tường
nhà, tường phòng tắm và mặt bàn ở bếp.
*****
Tất cả những hoạt động sản
xuất trong việc xây dựng kể trên, chắc chắn đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường
sống của người dân Việt trong nước. Tuy nhiên, để đổi lại, nhờ những ngành sản
xuất xây dựng này mà mỗi năm mang lại hàng tỷ đô la cho nền kinh tế, trực tiếp
tạo ra hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn công ăn việc làm chắc chắn cho người dân.
Người dân thường, không
có khả năng và cơ hội để nghiên cứu, biết đến những mặt trái tai hại của sự
phát triển đô thị qua ngành xây dựng ở Việt Nam. Tuy vậy, họ cần phải có công
ăn việc làm để sinh sống, để vươn lên và để có được trong tay những chiếc
IPhone mới cáo cạnh hoặc cái tủ lạnh to để chứa thực phẩm hàng ngày, nhất là có
đủ tiền để thằng Tèo cái Tũn cắp sách đến trường, với hi vọng tương lai của
chúng nó sẽ khá hơn cái hiện tại tối tăm của bố mẹ chúng.
***
Nếu nhìn vào xã hội Mỹ,
công tâm mà nói, người dân ở những tiểu bang nghèo, thất học như: Wyoming, West
Virginia, Pennsylvania, Illinois và North Dakota, ta thấy kiến thức của họ cũng
chẳng khá gì hơn người dân sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam. Họ vẫn phải
chấp nhận và chúi đầu vào các công việc trong ngành quặng mỏ, mặc dù họ BIẾT RẤT
RÕ qua các bản báo cáo Y Tế hàng năm, với những con số các đồng nghiệp của họ bị
ung thư cao khủng khiếp và tuổi thọ trung bình của họ chỉ tương đương hoặc thua
cả tuổi thọ trung bình của người dân ở các quốc gia đói nghèo lạc hậu.
Đơn giản thôi vì không có
học thức, vì họ thiếu bằng cấp và vì họ không có nghề ngỗng ổn định. Thế nên
ngoài cái công việc không đòi hỏi bất cứ gì ngoài sức lao động tay chân thì họ
chẳng còn sự chọn lựa nào khác: KHÔNG ĐI LÀM THÌ AI NUÔI.
Nếu nhìn vào những sự kiện
kể trên với một tâm tình nhận xét vô tư và với một tấm lòng thông cảm, thay vì
chỉ biết chăm chăm nhìn vào một khía cạnh nào đó thuận ý mình để rồi lên giọng
ta đây, chỉ trích và lên án người khác, chắc chắn mọi người trong chúng ta, ai
cũng đều phải cúi đầu nhận lỗi: ĐÚNG RỒI, CHÍNH TÔI CŨNG GÓP PHẦN VÀO VIỆC TÀN
PHÁ CÁI TRÁI ĐẤT NÀY.
Hình như người ta, nhất
là những người lớn tuổi, đã quên mất câu châm ngôn này là, Tiên Trách Kỷ Hậu
Trách Nhân (nghĩa là trước khi trách người khác, phải xem lại mình cái đã).
Bởi bất kỳ thứ vật chất
nào chúng ta sắm sửa cho mình, cho gia đình mình, ngoài những gì tối cần thiết
cho cuộc sống này, thì chúng ta đã trực tiếp nhúng tay vào việc phá hoại môi
trường sống trên trái đất.
Cho đó là mua thêm một
chiếc xe hơi để con cái tự lái, để khỏi phải đưa đón chúng từ nhà đến trường.
Cho đó là có thêm cái TV
để trong phòng ngủ, để khỏi mất công bước ra phòng khách.
Cho đó là hơn chục đôi giầy
còn mới tinh trong tủ và
Cho đó là … phải có căn
nhà 4 phòng ngủ với 5 phòng tắm rộng mênh mông cho cái gia đình nhỏ 4 người …
mà mỗi căn phòng ngủ của mình, còn lớn hơn cả một "căn hộ" của nguyên
cả một gia đình của người dân thường ở Việt Nam.
Cho đó là một cuộc đi nghỉ
hè sang chảnh sau cả năm làm việc vất vả …
Và nếu công tâm nhận xét,
thì có ai trong chúng ta lại không biết là, người dân Hoa Kỳ, ngay cả người Việt
ở Mỹ, chính là những người đóng góp vào sự tàn phá môi trường nhiều nhất, cao
nhất, nhiều hơn và cao hơn gấp chục lần người dân của các quốc gia khác trên thế
giới. Và cùng một lúc, người dân Hoa Kỳ, cũng chính là những người mạnh miệng
nhất trong việc lên án người dân của các quốc gia khác qua việc tàn phá môi trường.
TẤT CẢ MỌI NGƯỜI TRONG
CHÚNG TA, ĐỀU ÍT NHIỀU, ĐÃ GÓP PHẦN VÀO SỰ TÀN PHÁ TRÁI ĐẤT NÀY.
Hình : https://www.facebook.com/photo?fbid=8375801695767126&set=a.508054802541894
===========================
KINH TẾ PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM: ẢO GIÁC hay HIỆN THỰC? (phần
4, phần chót của 4 phần)
KHU MUA SẮM, KHU GIẢI TRÍ, KHU
VUI CHƠI và ĂN UỐNG.
Vào cuối năm 1986 chính
quyền Cộng Sản Việt Nam, bắt đầu tung ra chính sách mới cho đất nước, sau gần
chục năm đói rách tả tơi, qua khẩu hiệu: Đổi Mới Kinh Tế. Thế nhưng kinh tế bị
Mỹ cấm vận và cô lập nên Việt Nam vẫn ì ạch, không ngóc đầu lên nổi. Đa số người
dân vẫn phải sống trong nghèo đói và thiếu thốn cùng cực, không có đủ để ăn
qua…
================================
CUỐI CÙNG RỒI CŨNG CHẾT … HẾT ...
Khi tôi khởi
công viết loạt bài về những gì tôi chứng kiến và nhận thấy qua cuộc sống của
người dân ở Việt Nam, trong lòng tràn đầy cảm xúc, nhiệt tâm muốn chia sẻ với mọi
người, nhất là những người chỉ ngồi ở Mỹ, rồi hóng và chửi-long-distance về Việt
Nam, với kỳ vọng, để ít nhiều gì họ hiểu và thông cảm cho cái cuộc sống và hiện
trạng sống của người dân trong nước hiện nay.
Ai dè, chỉ
sau vài bài và chưa được 1 nửa câu truyện ...…
=====================================
.
KINH TẾ PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM: ẢO GIÁC hay HIỆN THỰC? (phần 3)
DU LỊCH NỘI ĐỊA HIỆN NAY ...
Mấy tuần rồi,
chúng tôi có 2 cô em từ Mỹ đi Việt Nam nghỉ hè, mời tôi đi làm “tour guide” ở một
vài nơi và bao trọn gói, vì chúng nó nghĩ, tôi có kinh nghiệm cùng mình ở đất
nước này, không sợ bị gạt … Thực ra điều này không hoàn toàn đúng, vì tôi cũng
đã từng bị cả lừa lẫn gạt, nhỏ thôi nhưng vui nhiều hơn buồn giận và tôi cũng
đã từng viết về “kinh nghiệm đau thương” này của mình t…
====================================
KINH TẾ PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM: ẢO GIÁC hay HIỆN THỰC? (phần 2)
HỆ THỐNG ĐƯỜNG XÁ và XE CỘ.
Trong nhiều
năm gần đây, đường xá ở Việt Nam được phát triển và mở rộng rất nhiều, mục đích
chính là để giải quyết nạn kẹt xe ở khắp nơi. Công việc này trước đây, được thực
hiện bởi các tập đoàn và các công ty của nước ngoài (kiến trúc sư ngoại quốc,
điều khiển nguồn nhân lực lao động nội địa) nhưng hiện nay, đã có nhiều công ty
nội địa đảm trách tất cả các công việc này từ A đến Z. …
======================================
.
ĐẦU TƯ (NHÀ ĐẤT - BĐS) 101 …
Giá nhà đất
nếu tăng vọt hoặc giảm mạnh, thì chỉ do một ĐỊNH LUẬT duy nhất này, và cái định
luật đó, muôn đời vẫn không bao giờ thay đổi, cho dù đó là ở Việt Nam hay ở Mỹ
hoặc ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, thì cũng đều phải tuân theo, đó là định luật
CUNG và CẦU.
1- Ít nhà
bán ra – Nhiều người muốn mua vô, đương nhiên, giá nhà sẽ phải tăng lên vì sự …
giành giựt phải mua cho bằng được, giống như ở Mỹ thời gian 2 năm vừa qua. Số
lượng nhà đăng …
Xem
thêm
====================================
.
KINH TẾ PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM: ẢO GIÁC hay HIỆN THỰC? (phần 1)
XÂY DỰNG và KIẾN TRÚC.
Ở những tỉnh
thành lớn ở Việt Nam hiện nay, cái mà đập vào mắt du khách nhất, chính là độ
xây dựng. Những kiến trúc và những công trình nhiều vô số kể ở khắp nơi, không
chỉ riêng gì Hà Nội hay Sài Gòn, mà bất kỳ ở những thành phố lớn và các khu du
lịch, người ta thấy nhan nhản những “khu đô thị”, “khu biệt thự xanh” và các
“khu nghỉ dưỡng” thuộc dạng “cao cấp” lớn với hàng trăm, có khi hàn…
Xem
thêm
No comments:
Post a Comment