Điều
kiện gì để Ukraine có thể ổn định?
Lương Thái Sỹ -
Saigon Nhỏ
19 tháng 7, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/dieu-kien-gi-de-ukraine-co-the-on-dinh/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1241989043.jpg
Một
trong những điều kiện căn bản nhất là sự “biến mất” của Putin cùng với tham vọng
của ông ta (ảnh: Rolf Vennenbernd/picture alliance via Getty Images)
Khi nào cuộc chiến ở Ukraine kết thúc? Xung đột
Nga-Ukraine sẽ định hình trật tự quốc tế thế nào? Bao giờ hòa bình sẽ trở lại
châu Âu? Các nhà quan sát
đã cân nhắc những câu hỏi này, nhưng câu trả lời trung thực nhất là: Không ai
biết chắc chắn! Xung đột có thể kéo dài nhiều năm; Ukraine sẽ bị tàn phá nặng nề
và là Nga cũng suy yếu nghiêm trọng. Tuy nhiên, chiến tranh vẫn có thể kết thúc
nếu hai điều kiện sau đây được đáp ứng.
Điều kiện tiên quyết là… không còn Putin
Quyết định
xâm lược Ukraine là quyết định của Tổng thống Vladimir Putin. Cuộc xâm lược do
ông ta dựa vào cái gọi là học thuyết “Khôi phục Nước Nga vĩ đại hơn” mà nguồn gốc
đến từ những phẫn uất cá nhân đối với phương Tây. Putin dựa vào tuyên truyền và
đàn áp không khoan nhượng để huy động sự ủng hộ của người dân Nga cho cuộc xâm
lược và giảm thiểu sự phản đối của dân chúng.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1241993960.jpg
Cuộc
chiến vẫn giằng co với mệt mỏi chứng kiến của thế giới (ảnh: Metin Aktas/Anadolu
Agency via Getty Images)
Khi chiến
sự tiếp tục và việc giành và giữ được lãnh thổ ngày càng khó, Putin có thể giả
vờ đồng ý với một hoặc hai lệnh ngừng bắn tạm thời để củng cố lực lượng và gây
nhiễu. Việc Putin nắm chặt quyền lực có nghĩa là ông ta sẽ cố gắng giành được một
kiểu chiến thắng mà ông ta xem là phù hợp với tham vọng lớn của mình. Chừng nào
còn Putin và còn “học thuyết” của ông ta thì không thể kết thúc chiến tranh.
Tuy nhiên, Putin – hiện 69 tuổi – có thể không sống đủ lâu để thấy tầm nhìn của
ông được hiện thực hóa hoàn toàn. Vậy điều gì xảy ra khi không còn ông ta?
Theo The
Washington Post, câu trả lời không khó và bất cứ ai cũng đoán được. Putin
không có người kế vị rõ ràng, kiểu “nối dài quyền lực chính trị” và “thừa kế học
thuyết” để thay mặt ông ta kéo dài một cuộc chiến tranh gây tranh cãi và không
được được ủng hộ đối với đa số thế giới. Ông ta cũng không tin người kế vị! Vì
vậy không chắc rằng người kế vị sẽ chia sẻ nỗi ám ảnh của Putin với Ukraine.
Nói rõ hơn, triển vọng về một nền hòa bình sẽ chỉ xuất hiện sau khi Putin ra
đi.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1241600987.jpg
Quân
đội Ukraine vẫn ngoan cường chống trả quân xâm lược Nga (ảnh: Paula
Bronstein/Getty Images)
Nhưng Putin ra khỏi cuộc chiến là chưa đủ!
Điều kiện
thứ hai không kém phần quan trọng là phải đặt nền móng cho sự ổn định và an
ninh lâu dài của Ukraine. Nếu không, một Putin khác sẽ xuất hiện và chiến tranh
sẽ quay lại – như Carl Bildt viết trên The
Washington Post. Nếu Ukraine trở thành một quốc gia thất bại, không có nền
kinh tế ổn định và một thể chế chính trị vận hành tốt mà lại sa lầy trong khung
cảnh chính trị bị chia rẽ cay đắng như quá khứ đã chứng minh, hòa bình sẽ khó
có cơ hội và nền tảng vững chắc để tồn tạo lâu dài.
Lủng củng
nội bộ là vấn đề dai dẳng của Ukraine và chính nó là cái cớ (dù là bịa đặt) để
Putin đưa quân vào, nhân danh “chống khủng bố và phát xít”. Nếu Ukraine rơi vào
tình trạng hỗn loạn, Kremlin thời hậu Putin vẫn có thể bị “cám dỗ” để can thiệp
lần nữa. Trong khi đó, sự hỗ trợ của châu Âu và Hoa Kỳ sẽ giảm do thất vọng và
chán nản. Vào thời điểm này, việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine là rất quan trọng,
nhưng việc Liên minh châu Âu (EU) có thực hiện cam kết mở rộng cửa để Ukraine sớm
trở thành thành viên của EU lại là vấn đề khác.
Gia nhập
EU không bao giờ là liệu pháp chữa khỏi hoàn toàn những căn bệnh thâm niên của
Ukraine và cũng không phải là một quá trình dễ dàng, nhưng vẫn nên được xem là
“điều cần thiết” để Ukraine trở thành một quốc gia ổn định và kiên cường. Không
có “tiền đề” gia nhập EU, Ukraine sẽ không thể đạt được mục tiêu tối quan trọng
này. Thủ tục gia nhập phải mất nhiều năm, nhưng tốc độ của quá trình tuỳ vào khả
năng của chính người dân Ukraine trong việc đáp ứng những thách thức cải cách cần
thiết để có tấm vé vào EU.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-905418218.jpg
Gia
nhập EU là một trong những điều kiện quan trọng đối với sự ổn định lâu dài của
Ukraine (ảnh: Artur Widak/NurPhoto via Getty Images)
Đất nước
này cũng cần được phương Tây bảo đảm những khoản đầu tư và hỗ trợ lớn để đẩy
nhanh tiến độ cải cách. Dù chưa đạt được tư cách thành viên NATO, các cam kết
song phương mạnh mẽ vẫn rất cần để giúp Ukraine xây dựng nền quốc phòng mạnh với
hàm lượng tự lực cao, đủ sức đương đầu với các thách thức trong tương lai từ
siêu cường Nga.
Các cuộc
thảo luận về vấn đề này nên diễn ra song song với cuộc thảo luận tái thiết
Ukraine mà Mỹ và phương Tây có vai trò chính. Những xung đột chính trị nội bộ
và có bàn tay bên ngoài ở Ukraine vốn diễn đi diễn lại trong gần hai thập niên
qua, nhưng chưa bao giờ đưa quốc gia này vào tình trạng khẩn cấp, nguy hiểm và ảnh
hưởng đến sự tồn vong như bây giờ. Vì vậy, châu Âu và các nền dân chủ trên thế
giới không thể chần chừ mà hãy bắt đầu tiến hành ngay các cam kết tài chính,
kinh tế và chính trị để bảo đảm Ukraine không chỉ đẩy lùi các mối đe dọa từ Nga
mà còn có quốc phòng mạnh mẽ và có nền kinh tế thịnh vượng sánh vai được các quốc
gia khác trong khu vực.
_____
-Cuộc
chiến Ukraine: Chừng nào “game over”?
-Nga
thiếu lính, thanh niên tìm cách trốn quân dịch
No comments:
Post a Comment