Saturday, December 18, 2021

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HIỆN NAY, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM (Nguyễn Ngọc Trân)

 


Một số vấn đề toàn cầu hiện nay, Đồng Bằng Sông Cửu Long, đôi điều suy ngẫm 

Nguyễn Ngọc Trân

08/12/2021

http://www.viet-studies.net/kinhte/NNTran_VanDeToanCau.pdf

 

 

Tóm tắt

 

Bài tham luận điểm lại năm vấn đề toàn cầu hiện nay, Biến đổi khí hậu, Khan hiếm nước ngọt và an ninh nguồn nước, Đại dịch Covid 19, Tự do hóa thương mại và Toàn cầu hóa kinh tế, Phân hóa giàu nghèo; chỉ ra là chúng đã được cảnh báo trước, tương tác với nhau và tác động liên hoàn nên diễn biến khó lường. Vai trò và trách nhiệm của con người được nhấn mạnh.

 

Trong bối cảnh đó, Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước nguy cơ bị xâm thực và lún chìm. Hệ sinh thái ngập nước và rừng tràm cũng như rừng ngập mặn mất đi trên diện rộng. Nền kinh tế ở đồng bằng vẫn hoạt động riêng lẻ theo tỉnh. Kinh tế vùng vẫn còn ở thì tương lai. Đóng góp nhiều cho cả nước, đồng bằng nhận được đầu tư chưa tương xứng, ODA, FDI thuộc loại thấp nhất cả nước. Hạ tầng cơ sở, đặc biệt về giao thông, và nguồn nhân lực được đào tạo yếu kém là hai điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Triển khai ba mũi đột phá chiến lược (cải cách thể chế, hạ tầng cơ sở đặc biệt về giao thông, và nguồn nhân lực) mà ba Đại hội Đảng 11, 12. 13 đã nghị quyết, thực hiện đúng Nghị quyết 120/NQ-CP là con đường để đồng bằng phát triển.

 

Phần cuối là Đôi điều suy ngẫm về những bài học có thể rút ra từ những điều đã rõ, về con người, về thể chế, về sự cần thiết tiếp cận liên ngành, xuyên ngành, xuyên lĩnh vực, theo thời gian các bài toán mới đặt ra trong công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực.

 

Từ khóa. Biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, đại dịch Covid 19, tự do hóa thương mại, toàn cầu hóa kinh tế, phân hóa giàu nghèo, đồng bằng sông Cửu Long, con người, thể chế, tiếp cận liên ngành, xuyên ngành, xuyên lĩnh vực, theo thời gian thực.

 

1. Một số vấn đề toàn cầu loài người đang đối diện

 

Nhân loại đang chứng kiến và sống trong năm vấn đề mang tính toàn cầu sau đây.

(1) Biến đổi khí hậu từ sự ấm lên toàn cầu kéo theo tan băng, mực nước biển dâng, thay đổi thời tiết, các tình huống cực đoan xảy ra ngày càng nhặt hơn, khó dự báo, cường độ mạnh hơn, thời gian kéo dài hơn. Đó là mấy nét chính.

 

Mực nước biển dâng đe dọa các đảo, các vùng ven biển và các châu thổ.

 

XEM TIẾP >>>>>  




No comments: