VAI TRÒ
QUYẾT ĐỊNH CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2474974922635923
Các cố vấn, chuyên gia, trợ lý… - không thay
thế được người đứng đầu. Không nghĩ thay được cho người đứng đầu. Không quyết định
thay được cho người đứng đầu. Có như thế mới cần người đứng đầu.
Cho nên, những ai đứng đầu - dù là doanh nghiệp,
hay địa phương, dù bộ ngành hay nguyên thủ quốc gia - đều phải tự mình suy nghĩ
nhiều nhất, làm việc nhiều nhất, lao tâm khổ tứ nhiều nhất.
Chọn lựa các giải pháp tối ưu phụ thuộc vào
trí sáng của người đứng đầu. Triển khai các giải pháp tối ưu để có hiệu quả nhất
trong thực tiễn - cũng phụ thuộc vào tài năng quản trị của người đứng đầu.
May mắn cho những ai có được người đứng đầu
suy nghĩ nhiều nhất, làm việc nhiều nhất, lao tâm khổ tứ nhiều nhất.
VACCINE HOÁ CỘNG ĐỒNG – CỨU CÁNH SỐ 1 CHO CÁC DOANH
NGHIỆP NGHỆ AN TRONG ĐẠI DỊCH
Các doanh nghiệp Nghệ An không thể hồi phục trọn
vẹn trong đại dịch Covid -19 nếu toàn tỉnh Nghệ An chậm hồi phục hơn. Tương tự
như vậy, Nghệ An chưa thể hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của đại dịch Covid -19
khi Việt Nam – và rộng hơn nữa là thế giới – chưa thoát khỏi đại dịch Covid
-19. Đó là về tuyệt đối.
Nhưng ở bình diện tương đối, cá nhân nào,
doanh nghiệp nào, địa phương nào và quốc gia nào có các biện pháp đối phó đúng
với đại dịch, thì ảnh hưởng của đại dịch sẽ thu về tối thiểu. Cho nên tỉnh Nghệ
An và các doanh nghiệp Nghệ An phải lựa chọn đúng các biện pháp để giảm ảnh hưởng
của đại dịch Covid -19 đến mức tối thiểu.
1. CHIẾN LƯỢC TIÊM VACCINE
Thực
tiễn cho thấy, Việt Nam đã có nhận định chưa đúng về sách lược chống
Covid -19, dẫn đến chậm ký hợp đồng mua vaccine, làm
dài thêm thời hạn đạt miễn dịch cộng đồng, làm chậm thời điểm mở cửa sản xuất.
Chính phủ đang sửa sai bằng những biện pháp tích cực trong việc tìm kiếm các
nguồn vaccine để sớm vaccine hoá toàn cộng đồng. Lãnh đạo tỉnh Nghệ An không thể
không rút ra các bài học từ thực tế toàn quốc để có những biện pháp thích ứng
cho chính Nghệ An.
Chỉ ít ngày nữa là Hà Nội và TP HCM sẽ tiêm hết
mũi 1 cho 100% dân số. Dữ liệu thống kê ngày 13/9/2021 cho biết Hà Nội đã tiêm
5 713 636 liều (cả mũi 1 và 2) trên tổng số 5 748 728 người dân từ 18 tuổi trở
lên, chiếm 87,87% (tính theo mũi 1). Còn TP HCM tương ứng là 8 152 032 (liều),
6 966 626 (người), 94,87%. Trong khi đó thì của Nghệ An tương ứng mới chỉ là:
243 319 (liều), 2 319 465 (người), 7,57%.
Về chiến lược tiêm vaccine, Nghệ An có thể rút
ra bài học từ Hà Nội và các nước phương Tây. Nghệ An nên thực hiện tiêm vaccine
theo các tiêu chí dưới đây.
1/. Khi có vaccine là tiêm ngày tiêm đêm cho đến
khi hết vaccine;
2/ Nhờ hỗ trợ nhân lực tiêm vaccine từ các tỉnh;
3/. Yêu cầu Bộ Y tế cung cấp vaccine sớm nhất
với tỷ lệ tối đa cho phép;
4/. Từ 65 tuổi trở lên tiêm trước tiên, người
có bệnh nền tiêm trước;
5/. Từ 50-64 tuổi – tiêm thứ 2 , người có bệnh
nền tiêm trước;
6/. Từ 18-49 tuổi tiêm thứ 3, người có bệnh nền
tiêm trước;
7/. Khi có vaccine cho lứa tuổi 12-18 thì tiêm
hết vaccine được cấp, không kể ngày đêm.
2. MỨC ĐỘ VACCINE
HOÁ CỘNG ĐỘNG QUYẾT ĐỊNH MỨC ĐỘ MỞ CỬA
Sách lược vaccine hoá cộng đồng theo lứa tuổi
như ở các điểm 4/-6/ - là cực kỳ quan trọng và không được thay thế bởi chính
sách ưu tiên vaccine cho các đối tượng mà nhiều tỉnh đang áp dụng hiện nay.
Chính sách ưu tiên cho các đối tượng, không theo lứa tuổi, là bất đắc dĩ khi có
quá ít vaccine. Còn trong tháng 9-12/2021 vaccine về nhiều, Nghệ An sẽ nhận từ
3-4,6 triệu liều là đủ điều kiện cho Nghệ An ồ ạt vaccine hoá cộng đồng theo
các tiêu chí 4/ – 6/.
Tiêu chí 4/ – 6/ giữ vai trò xuyên suốt trong
sách lược tiêm vaccine. Vì nó giảm tỷ lệ lây nhiễm, giảm tỷ lệ nguy cơ nặng bệnh,
và giảm tỷ lệ tử vong khi bị lây nhiễm. Cùng là mức độ 30% dân số được tiêm
vaccine, nhưng 30% đó bao gồm toàn bộ người dân từ tuổi 50 trở lên thì tốt hơn
30% đó chỉ gồm những người trong lứa tuổi 18-49. Khả năng chống chọi với Covid
của lớp người từ 50 tuổi trở lên kém hơn lứa tuổi 18-49. Nhóm 65 tuổi trở lên là
nhóm có nguy cơ dễ lây nhất, dễ nặng bệnh nhất, nhiều tử vong nhất. Sau đó là
nhóm 50-64 tuổi. Sau nữa mới đến nhóm dưới 50 tuổi.
Bởi thế, khi tiêm vaccine hết cho lứa tuổi từ
50 trở lên, khả năng lây nhiễm trong cộng đồng sẽ bớt đi, nhất là bị lây nhiễm
nặng, kéo theo đó là tỷ lệ tử vong thấp. Từ đó dẫn đến độ an toàn của cộng đồng
được nâng lên. Đây là thực tế đã diễn ra ở châu Âu.
Biết rằng, vaccine không thể ngừa tuyệt đối
Covid, và sau nữa, cùng với thời gian vaccine sẽ giảm dần tác dụng, thêm vào đó
là ít hiệu lực trước các biến thể mới của Covid. Nhưng vaccine giúp giảm tỷ lệ
lây nhiễm, và rất quan trọng là giảm tỷ lệ bệnh nặng, giảm tỷ lệ tử vong. Còn một
lợi thế khác là vaccine kích thích cơ thể tăng miễn dịch tự nhiên chống Covid.
Nghĩa là khi vaccine hết tác dụng, và trước biến thể mới của Covid, cơ thể dần
hình thành một hệ thống miễn dịch tự nhiên để chống lại Covid. Khi đạt được mức
độ này, xã hội trở lại bình thường hoàn toàn trong sự tồn tại của Covid - như
bao dịch cúm khác trước đây.
Điều vừa nói trên rất quan trọng cho Nghệ An
và các tỉnh khác. Nghĩa là không phải bị lây nhiễm nặng như TP HCM mới phải thần
tốc tiêm vaccine. Mà phải thần tốc tiêm vaccine ngay cả khi các ca lây nhiễm
chưa có, hoặc rất ít. Vì tiêm vaccine thúc đẩy miễn dịch cộng đồng tự nhiên.
Covid không thể biến mất. Chỉ có miễn dịch cộng đồng tự nhiên mới an toàn trước
Covid.
Điều quan trọng của vaccine hoá cộng đồng là
giúp cho các doanh nghiệp Nghệ An có thể lưu thông hàng hoá và nhân lực qua các
tỉnh và qua biên giới. Nghệ An càng sớm vaccine hoá cộng đồng thì doanh nghiệp
Nghệ An càng sớm hồi phục. Sớm vaccine hoá cộng đồng là mục tiêu quan trọng và
cũng là trách nhiệm của lãnh đạo Nghệ An. Lãnh đạo Nghệ An cần đặt mục tiêu
vaccine hoá cộng đồng, tiêm mũi 1 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên (2 319
465 người) trước ngày 31/10/2021. Nghệ An cần nhận được từ đây cho đến
31/10/2021 khoảng 2 triệu liều vaccine nữa.
Xin nhắc lại, vì tầm quan trọng, mở cửa sớm là
nhân tố số 1 quyết định sự hồi phục của các doanh nghiệp Nghệ An. Nỗ lực của
lãnh đạo Nghệ An đạt mục tiêu vaccine hoá cộng đồng sớm ngày nào là cứu doanh
nghiệp Nghệ An thoát hiểm sớm ngày đó. Trong mở cửa, đối với Nghệ An, cần ưu
tiên mở cửa cho các thị trường có ảnh hưởng nhất đối với kinh tế Nghệ An, trong
đó có nước láng giềng kề cận quan trọng là Lào.
3. SỰ CHỦ ĐỘNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP
Các doanh nghiệp phải chủ động để ứng phó với
đại dịch Covid -19. Một số giải pháp chủ động từ phía các doanh nghiệp đã được
đề cập trong bài viết “Chuyển đổi kỹ thuật số và những lối thoát cho doanh nghiệp
Nghệ An trong thời kỳ đại dịch” (số 07/2021, Khoa học Xã hội & Nhân văn). Ở
đây chỉ bàn thêm về sự chủ động của doanh nghiệp trong phòng ngừa Covid -19.
1/. Chủ động nguồn vaccine. Dù vaccine được
phân phối miễn phí từ Chính phủ và việc mua vaccine của nước ngoài chỉ thông
qua con đường nhà nước, thì như các trường hợp đã có trong thực tiễn, các doanh
nghiệp vẫn phải biết cách để có vaccine tiêm cho nhân lực trong doanh nghiệp
càng sớm càng tốt.
Một cơ hội mới sẽ xuất hiện, các doanh nghiệp
có thể chủ động để có thêm vaccine sớm hơn dự kiến – đó là khi vaccine nội được
phê duyệt. Các doanh nghiệp sẽ có con đường nhận vaccine trực tiếp từ nhà sản
xuất chứ không phải từ Chính phủ. Đây cũng là cách để doanh nghiệp giúp thêm
cho lãnh đạo Nghệ An đạt mục tiêu vaccine hoá cộng đồng trước thời hạn.
2/. Chủ động xét nghiệm và cách ly. Các doanh
nghiệp có thể xin phép được tự xét nghiệm cho nhân lực doanh nghiệp với điều kiện
mua bộ test kit theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời quy trình xét nghiệm cũng
phải tuân thủ các quy định của Bộ Y tế. Trong đó người đọc kết quả xét nghiệm
phải đáp ứng yêu cầu của Bộ Y tế.
Mặt khác, các doanh nghiệp tư nhân có năng lực
tương thích cần chủ động xin phép để tham gia cung cấp dịch vụ xét nghiệm cho
các doanh nghiệp, cũng như dịch vụ cách ly và điều trị người bị lây nhiễm
Covid.
4. VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH
CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
Chọn lựa các giải pháp tối ưu phụ thuộc vào
trí sáng của người đứng đầu. Triển khai các giải pháp tối ưu để có hiệu quả nhất
trong thực tiễn - cũng phụ thuộc vào tài năng quản trị của người đứng đầu. Đã ở
vị trí đứng đầu thì phải suy nghĩ nhiều nhất, làm việc nhiều nhất, lao tâm khổ
tứ nhiều nhất. Các cố vấn, chuyên gia, trợ lý, các bộ phận giúp việc… có thể hỗ
trợ rất nhiều cho người đứng đầu. Nhưng tất cả họ - không thay thế được người đứng
đầu. Không nghĩ thay được cho người đứng đầu. Không quyết định thay được cho
người đứng đầu. Có như thế mới cần người đứng đầu. Cho nên, những ai đứng đầu -
dù là doanh nghiệp, hay địa phương, dù bộ ngành hay nguyên thủ quốc gia - đều
phải tự mình suy nghĩ nhiều nhất, làm việc nhiều nhất, lao tâm khổ tứ nhiều nhất.
Các doanh nghiệp Nghệ An và toàn tỉnh Nghệ An bị ảnh
hưởng nhiều ít như thế nào từ đại dịch Covid -19 là hoàn toàn phụ thuộc vào người
đứng đầu. May mắn cho những
ai có được người đứng đầu suy nghĩ nhiều nhất, làm việc nhiều nhất, lao tâm khổ
tứ nhiều nhất.
No comments:
Post a Comment