https://www.facebook.com/nguoimy.gocviet.1690/posts/396685775438682
Tháng 2/2021, Trump thành lập một công ty có
tên Trump Media and Technology Group (TMTG, Tập đoàn Truyền thông và Công
nghệ Trump). Hôm qua, 21/10/2021, công ty này và công ty Digital World
Acquisition Corp (mã chứng khoán: DWAC) công bố kế hoạch sát nhập. Tập đoàn
TMTG của Trump chỉ có một sản phẩm duy nhất là trang mạng xã hội có tên Truth
Social. Truth Social - Mạng XH Sự thật, chủ xướng bởi một kẻ bị tố cáo nói dối
hơn 30 nghìn lần trong bốn năm làm tổng thống.
Chỉ trong vòng hai giờ sau khi công bố, trang
mạng còn đang chạy thử này đã bị hack và một vài danh khoản mạo danh Trump và
Mike Pence được tạo ra khiến công ty phải vội đóng cửa kéo màn. Từ lúc ra công
bố vào 4 giờ chiều (ET) hôm qua đến hết ngày hôm nay, giá cổ phiếu DWAC tăng gấp
10 lần, từ hơn $9 lên hơn $90, và trong ngày đã có lúc lên đến hơn $170.
Nhìn lại quá khứ, 25 năm trước, Trump cũng từng
đưa một công ty lên sàn chứng khoán. Đó là công ty kinh doanh sòng bài có tên
Trump Hotels and Casino Resorts, với mã chứng khoán là DJT. DJT cũng là tên tắt
của Donald J Trump. Công ty khai phá sản hai lần, 2004 và 2009, mã chứng khoán
DJT bay theo gió bụi từ đó, riêng cá nhân Trump cũng kiếm chác được vài chục
triệu.
Mời bạn đọc bản dịch một bài viết đăng trên tạp chí
Forbes hôm nay về công ty DJT kia, để dự đoán tương lai của công ty TMTG mới ló
dạng này.
~~~.
.
Trump
từng có một công ty đại chúng trước đây. Nó là một thảm họa
Dịch bởi: Bình
Phương
22 tháng 10 2021
https://www.nguoimygocviet2020.com/2021/10/trump-tung-co-mot-cong-ty-ai-chung.html
Dan Alexander là Biên tập viên Cao cấp của tạp chí
Forbes, chuyên đưa tin về chuyện kinh doanh của Donald Trump.
Donald Trump đã công bố kế hoạch vào hôm thứ
Tư để đưa một công ty mới lập, có tên Trump Media and Technology Group (Tập
đoàn Truyền thông và Công nghệ Trump), thành một công ty đại chúng có thể mua
bán trên sàn chứng khoán bằng cách hợp nhất nó với một công ty mua lại theo kiểu
SPAC, là một kiểu mua bán vì mục đích đặc biệt. Nếu vụ hợp nhất đó được thông
qua, nó có thể cho phép công ty của Trump tiếp cận khoảng 290 triệu đô la tiền
mặt, sau đó nó có thể sử dụng để xây dựng một công ty đánh lại Twitter và để
triển khai các dự án truyền thông bổ sung. Các nhà đầu tư rất vui mừng với ý tưởng
này - cổ phiếu của công ty được mua đã tăng hơn 350% vào thứ Năm. Nhưng họ có
thể ít nhiệt tình hơn nếu họ hiểu đầy đủ về cách Trump đối xử với những người đặt
cược vào ông trong quá khứ.
Hơn một phần tư thế kỷ trước, ông trùm bất động
sản đã đưa một công ty khác lên sàn chứng khoán, Trump Hotels and Casino
Resorts, niêm yết trên Thị trường Chứng khoán New York. Ván bài kinh doanh này
bắt đầu với tất cả sự hào nhoáng và cường điệu mà bạn có thể mong đợi từ sản phẩm
của Trump năm 1995. “Đây là một ngày trọng đại đối với chúng tôi,” Trump nói với
một người đưa tin trong khi người vợ thứ hai của ông, Marla Maples, ngước nhìn
ông ta một cách ngưỡng mộ. Các nhà đầu tư đã mua 140 triệu đô la cổ phiếu, đặt
cược vào doanh nghiệp đó, vâng, họ cũng đặt cược vào ông ta. Mã chứng khoán cho
công ty là DJT.
Không lâu sau, Donald John Trump phản bội các
cổ đông của mình, hành động theo những cách có lợi cho bản thân nhưng lại gây hại
cho doanh nghiệp đang khuếch trương kia. Trump Hotels and Casino Resorts bắt đầu
chỉ với một sòng bạc ở Atlantic City, nhưng cá nhân Trump đã làm chủ hai sòng bạc
khác bên ngoài công ty. Chưa đầy một năm sau khi niêm yết công ty trên sàn chứng
khoán, ông đã sử dụng nó để mua lại Taj Mahal, một trong hai sòng bạc của riêng
mình, trong một thỏa thuận trao cho cá nhân ông cổ phần trị giá 40,5 triệu Mỹ
kim. Giao dịch đã giúp cải thiện tình trạng tài chánh của cá nhân Trump, nhưng
công ty đột nhiên mắc một khoản nợ thảm hại. Như một phần của thỏa thuận, Trump
cũng nhận được 51 triệu Mỹ kim tiền mặt và 11 triệu USD cổ phiếu, để giao cho
công ty một mảnh đất mà trước đó ông đã cho công ty thuê với giá khoảng 5% khoản
tiền đó mỗi năm. Vài tháng sau, Trump Hotels and Casino Resorts thông báo rằng
họ sẽ đầu tư thêm khoảng 500 triệu đô la nữa cho sòng bạc lại của Trump tại
Atlantic City. Vào thời điểm đó, một nhà phân tích ước tính rằng tài sản này trị
giá chỉ hơn 400 triệu USD, cho thấy Trump căn bản đã cướp 100 triệu USD của
công ty đại chúng. Các nhà đầu tư ngửi thấy một thỏa thuận thối tha và cổ phiếu
giảm mạnh 37% trong vòng vài ngày.
Và rồi, kiểu thương vụ tư lợi này không dừng lại
ở đó. Vào năm 1998, Trump đã tự ban cho cá nhân mình hai khoản vay từ quỹ công
ty, mang về được 11 triệu đô la trong một vụ và 13,5 triệu đô la trong một vụ
khác. Trump Hotels and Casino Resorts đã chi ra khoảng 13 triệu đô la chi phí
cho những việc như hoạt động giải trí tại các cơ sở khác của Trump, sử dụng máy
bay cá nhân của Trump và cho thuê mướn mặt bằng tại Trump Tower. Trump cũng thu
rất nhiều loại phí. Ông ta đã có một thỏa thuận để công ty trả công cho ông ta
dựa trên hoạt động của một sòng bạc cụ thể, nhưng theo thỏa thuận, Trump phải
"lập tức" hoàn lại tiền nếu nó thua lỗ. Sòng bạc thua lỗ, nhưng Trump
vẫn giữ 1,3 triệu đô la. Công ty đại chúng này cuối cùng phải trừ khoản thâm hụt
đó vào bảng kê khai lời lỗ về sau. Trong một ví dụ khác, một công ty riêng của
Trump đã thu được 1,3 triệu đô la như một phần của “thỏa thuận dịch vụ.” Tuy
nhiên, theo một tài liệu được nộp cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch SEC, công
ty riêng của Trump có thể nhận tiền mà “không bắt buộc phải dành bất kỳ thời
gian quy định nào để thực hiện các nhiệm vụ của mình.” Các mưu mô “lượm bạc cắc"
đó cứ thế chất chồng lên. Từ năm 1995 đến năm 2004, cá nhân Trump đã nhận được
ước tính khoảng 50 triệu USD tiền phí, tiền lương, tiền thuê nhà, v.v. từ công
ty. Trong cùng khoảng thời gian đó, công ty đã lỗ 647 triệu đô la. Năm 2004, nó
tuyên bố phá sản.
Trump vẫn giữ vai trò chủ tịch của công ty,
công ty đã đổi tên thành Trump Entertainment Resorts, nhưng ông đã mất chức
giám đốc điều hành. Như một phần của thỏa thuận dịch vụ mới, công ty vẫn trả
cho ông ta khoảng 2 triệu đô la mỗi năm, nhiều hơn mức lương hàng năm của người
Giám đốc Điều hành mới lên thay. Theo thoả thuận, Trump cũng có quyền đề cử một
số thành viên hội đồng quản trị. Cô con gái 25 tuổi của ông, Ivanka Trump, tham
gia hội đồng quản trị vào năm 2007. Ivanka nhận được 150.000 USD tiền mặt mỗi
năm cho phần việc của mình. Công ty lỗ 189 triệu USD năm 2007 và 232 triệu USD
năm 2008. Vào ngày 13 tháng 2 năm 2009, Ivanka và Donald Trump đều từ chức hội
đồng quản trị. Bốn ngày sau, công ty lại tuyên bố phá sản.
Các nhà đầu tư, những người đã bỏ tiền ra vì
Trump, đã bị trắng tay. Trong khi đó, Trump vẫn ngon lành - và thậm chí sau đó
đã dùng kinh nghiệm đó để khoe khoang về kỹ năng của mình trong vai một doanh
nhân. Trong một cuộc tranh luận tổng thống năm 2015, Trump diễn giải trước công
chúng: “Tôi đã sử dụng chuyện phá sản để làm lợi cho mình trong tư cách là một
doanh nhân, lợi cho gia đình tôi, lợi cho bản thân tôi. Tôi đã mở hàng trăm
công ty, tôi đã sử dụng nó (trò phá sản) ba lần, có thể bốn lần. Kết cục
tuyệt vời, bởi tôi đoán tôi phải có kết cục tuyệt vời. Đó là những gì tôi có thể
làm cho đất nước này."
Thật khó để biết chắc vai trò của Trump sẽ là
gì trong cú phiêu lưu mới nhất này của ông ta. Đại diện của Tập đoàn Truyền
thông và Công nghệ Trump (Trump Media and Technology Group) đã không trả lời
yêu cầu bình luận. Nhưng thông cáo báo chí công bố kế hoạch công khai mô tả ông
cựu tổng thống sẽ là chủ tịch của công ty mới. Các nhà đầu tư nên cầu mong lần
này ông ta đối xử với họ khác trước.
Bản lưu trên blog: https://www.nguoimygocviet2020.com/.../trump-tung-co-mot...
Nguồn:
Trump
Had A Public Company Before. It Was A Disaster
https://www.forbes.com/.../trump-had-a-public-company.../
No comments:
Post a Comment