Monday, October 25, 2021

THƯỢNG ĐỈNH Y TẾ THẾ GIỚI : TÂM ĐIỂM LÀ ĐẠI DỊCH COVID-19 (RFI)

 


NỘI DUNG :

Thượng đỉnh Khí hậu COP 26: ‘‘Khó đạt mục tiêu hơn nhiều’’ so với COP 21 Paris

Trọng Thành  -  RFI

.

Thượng đỉnh Y tế Thế giới : Tâm điểm là đại dịch Covid-19

Thùy Dương  -  RFI

.

Mỹ hỗ trợ Đài Loan tham gia "đáng kể" vào các hoạt động của Liên Hiệp Quốc

Thùy Dương  -  RFI

.

=================================================

.

.

Mỹ hỗ trợ Đài Loan tham gia "đáng kể" vào các hoạt động của Liên Hiệp Quốc

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 24/10/2021 - 14:03

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20211024-my-muon-dai-loan-tham-gia-hoat-dong-cua-lien-hiep-quoc

 

Trong một thông cáo phát đi tối hôm qua, thứ Bảy 23/10/2021, bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết giới chức ngoại giao Hoa Kỳ và Đài Loan hôm thứ Sáu 22/10 đã có một cuộc họp trực tuyến để thảo luận về những cách thức có thể cho phép Đài Loan tham gia « đáng kể » vào các công việc của Liên Hiệp Quốc. Cuộc họp diễn ra ngay vào lúc Bắc Kinh chuẩn bị chào mừng dịp 50 năm chế độ cộng sản Bắc Kinh thay thế Đài Bắc, đại diện cho Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/5e35a50c-99de-11eb-b94b-005056a9b1a7/w:900/p:16x9/2021-04-09T203034Z_734339057_RC2KSM96GYTC_RTRMADP_3_USA-TAIWAN-DIPLOMACY.webp

Ảnh minh họa : Cờ Mỹ và Đài Loan nhân chuyến ghé thăm Đài Bắc của chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Ed Royce. Ảnh chụp ngày 27/03/ 2018. REUTERS - TYRONE SIU

 

Bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định các giới chức Hoa Kỳ tham gia cuộc họp với Đài Loan đã nhắc lại sự ủng hộ của Washington đối với khả năng Đài Loan tham gia « đáng kể » vào Tổ chức Y tế Thế giới và Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu. Đôi bên đã thảo luận về những cách giúp tăng cường khả năng đóng góp của Đài Loan về nhiều chủ đề hơn nữa. Bộ Ngoại Giao Đài Loan đã cảm ơn Mỹ về sự ủng hộ mạnh mẽ của Washington.

 

Thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ được đưa ra trong bối cảnh ngày mai thứ Hai 25/10, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày chính quyền cộng sản Bắc Kinh trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc. 

 

Reuters nhắc lại là Đài Loan, với tên gọi chính thức là Trung Hoa Dân Quốc, từng là thành viên của Liên Hiệp Quốc cho đến ngày 25/10/1971, trước khi chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thành lập vào năm 1949, giành được quyền đại diện cho Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là chỉ một tỉnh của Trung Quốc và gần đây liên tục gia tăng áp lực chính trị và quân sự để khẳng định chủ quyền đối với Đài Loan. 

 

Năm 1979, Washington chính thức công nhận Trung Quốc cùng lúc với việc cắt đứt « quan hệ ngoại giao » với Đài Loan cũng vào năm này. Tuy nhiên, cũng trong năm này, Hoa Kỳ ban hành Đạo luật về Quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act), buộc chính quyền Mỹ cung cấp cho Đài Bắc các phương tiện để tự vệ. 

 

Mặc dù không phải là thành viên Liên Hiệp Quốc, nhưng từ lâu nay, chính quyền Đài Loan chủ động hướng đến các mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế, về phát triển bền vững hay khí hậu, khẳng định là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về các Giải pháp Phát triển Bền vững (SDSN) năm 2021 xếp Đài Loan đứng đầu khu vực Đông Á về chỉ số hạnh phúc, và đứng thứ 24 thế giới. Đài Bắc đang hướng đến mục tiêu trung hòa về khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050.

.

=======================================

.

.

Thượng đỉnh Khí hậu COP 26: ‘‘Khó đạt mục tiêu hơn nhiều’’ so với COP 21 Paris

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 24/10/2021 - 16:24

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211024-cop-26-kho-hon-nhieu-so-v%E1%BB%9Bi-cop-15 

 

Một tuần trước khai mạc Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Khí hậu (COP 26) tại Glasgow, chủ tịch COP 26 cảnh báo: đạt được một thỏa thuận toàn cầu trong hội nghị thượng đỉnh lần này là khó hơn rất nhiều so với Paris năm 2015.

 

https://s.rfi.fr/media/display/0d4b11e0-2061-11ec-a7b0-005056a97e36/w:900/p:16x9/2021-09-28T093617Z_941496315_RC2XYP9EJQ9K_RTRMADP_3_CLIMATE-CHANGE-ITALY-GRETA.webp

Thiếu nữ Thụy Điển Greta Thunberg, thủ lĩnh của phong trào tranh đấu vì khí hậu của giới trẻ, đến Milan, ngày 01/10/2021. Trước thềm thượng đỉnh Khí hậu, bộ trưởng của hàng chục nước họp tại Milan để chuẩn bị COP 26. REUTERS - FLAVIO LO SCALZO

 

Tháng 12 năm 2015, sau rất nhiều nỗ lực, cộng đồng quốc tế đã được Thỏa thuận về khí hậu, thống nhất mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá từ 1,5°C đến 2°C so với thời tiền công nghiệp, bởi quá mức nhiệt độ này, nhân loại sẽ phải đối mặt với các điều kiện môi trường vô cùng khắc nghiệt, vượt quá khả năng đối phó của nhân loại. Thỏa thuận đạt được trong gang tấc này được nhiều người ca ngợi như một bước tiến lịch sử.

 

Sáu năm sau, tại Glasgow, cộng đồng quốc tế phải thống nhất được các cam kết cắt giảm mạnh mẽ khí thải để đạt được mục tiêu giữ nhiệt độ không tăng quá từ 1,5°C đến 2°C nói trên. Trả lời báo Anh The Guardian, chủ tịch COP26 Alok Sharman, cho biết : « Những gì chúng tôi đang cố gắng làm ở đây, ở Glasgow, thực sự rất khó khăn », « chắc chắn khó hơn tại Paris nhiều bậc ». Vị chủ tịch người Anh giải thích : « Những gì họ đã làm ở Paris thật tuyệt vời, đã ra được một thỏa thuận khung, (nhưng) còn rất nhiều quy tắc chi tiết đã phải gác lại cho tương lai ». Ông Alok Sharman đưa ra hình ảnh ví von về thách thức lớn hiện nay: « Giống như chúng ta ở giai đoạn cuối bài thi và chỉ còn lại những câu hỏi khó nhất, mà chúng ta lại sắp hết thời gian, kỳ thi sẽ kết thúc chỉ trong nửa giờ nữa ».

 

Theo báo cáo mới nhất của Nhóm các chuyên gia liên chính phủ về khí hậu của Liên Hiệp Quốc (GIEC / IPCC) hồi mùa hè, chỉ cần đến khoảng năm 2030, thế giới có nguy cơ vượt ngưỡng tăng 1,5°C, sớm hơn 10 năm so với ước tính trước đó (hồi năm 2018). Theo tổng hợp mới nhất các cam kết cắt giảm khí thải của các quốc gia, thế giới hiện nay đang trên lộ trình hướng tới mức tăng 2,7°C so với thời công nghiệp.

 

Theo AFP, các đàm phán về khí hậu đang trở nên nan giải hơn đặc biệt với căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa một bên là Hoa Kỳ và Anh quốc và bên kia là Trung Quốc và Nga. Chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Nga không có kế hoạch đến thượng đỉnh Khí hậu tổ chức tại Anh.

 

Dù sao, theo chủ tịch COP 26, có một điểm tích cực là « ý thức » rõ ràng về cuộc khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang phải đối mặt khiến cộng đồng quốc tế sẽ « tập trung hơn » vào công việc. Bản báo cáo của Nhóm các chuyên gia liên chính phủ về khí hậu của Liên Hiệp Quốc là hữu ích khi đưa ra một cảnh báo về cuộc khủng hoảng đáng sợ này.  

.

=========================================

.

.

Thượng đỉnh Y tế Thế giới : Tâm điểm là đại dịch Covid-19

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 24/10/2021 - 15:25

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211024-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-y-t%E....BB%8Bch-covid-19

 

Hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới khai mạc vào Chủ Nhật 24/10/2021, phối hợp hình thức họp trực tiếp tại thủ đô Berlin của Đức với phương thức họp trực tuyến. Hội nghị kéo dài đến ngày thứ Ba 26/10, quy tụ tinh hoa của giới khoa học, chính trị, xã hội dân sự và kinh doanh đến từ 100 quốc gia. Đây là một trong những diễn đàn chiến lược quốc tế chính trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19.

 

https://s.rfi.fr/media/display/96085278-2b4b-11ec-84db-005056a90284/w:900/p:16x9/30019958080893d3beda3a79b31817de4c658e6f.webp

Tạo điều kiện để đông đảo người dân tiếp cận với vac-xin ngừa Covid là một chủ đề chính của Thượng đỉnh Y tế Thế giới 2021 : Ảnh minh họa JOEL SAGET AFP

 

Thượng đỉnh năm nay được tổ chức dưới sự bảo trợ của thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus. Mục tiêu là cùng tìm ra các giải pháp cho những thách thức y tế trên quy mô toàn cầu và xác định lộ trình cho tương lai.

 

Một lần nữa, cuộc chiến chống Covid-19 lại được đưa vào chương trình nghị sự, cụ thể là cách tiếp cận vac-xin như một tài sản chung, sự tăng cường vai trò của Liên Hiệp Châu Âu trong xử lý cuộc khủng hoảng y tế này và hậu quả của Covid-19 đối với sức khỏe tâm thần của con người. Hội nghị cũng sẽ bàn về trí thông minh nhân tạo trong ngành y tế thế giới và các bài học rút ra từ sự lây lan của virus corona để nhằm dự báo, ngăn ngừa các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai.

 

Hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới ra đời vào năm 2009, nhân kỷ niệm 300 năm ngày thành lập Bệnh viện Charité ở Berlin, Đức. Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có những diễn biến theo chiều hướng trái ngược ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Tại một số nước châu Âu, chẳng hạn Đức, số ca nhiễm tăng bùng nổ, Nga liên tiếp ghi nhận số ca tử vong thường nhật cao kỷ lục trong những ngày qua, trong khi tại châu Á, một số nước như Ấn Độ hay Việt Nam đang nới lỏng các biện pháp hạn chế do dịch có dấu hiệu tạm thuyên giảm.




No comments: