Phim
tuyên truyền về chiến tranh của TQ ăn khách nhất thế giới
Waiyee
Yip
BBC News
17/10/2021
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-58945324
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/14C63/production/_121019058_gettyimages-1235759756.jpg
Chiến Trường Bên Hồ
Trường Tân thu được hơn $633 triệu từ các phòng vé trong thời gian chỉ hai tuần
Bộ phim nặng ký nhất thế giới vào lúc này không phải
là sản phẩm mới của phim Bond Không Phải Lúc Chết (No Time To Die) hay
Shang-Chi Và Huyền Thoại Thập Luân (Shang-Chi and the Legend of the Ten Rings)
của bộ Marvel.
Đang dẫn đầu lúc này là bộ phim tuyên truyền của
Trung Quốc về Cuộc chiến Triều Tiên thời thập niên 1950, kể câu chuyện lính
Trung Quốc đánh bại lính Mỹ tuy ở thế bị áp đảo ghê gớm.
TQ đưa Chiến Lang 2 đi
tranh giải Oscar
Từ Chiến Lang 2 đến Điệp
vụ Biển Đỏ
Vì sao phim châu Á ít cơ hội
giành Quả Cầu Vàng và Oscar?
Chỉ trong vòng hai tuần kể từ khi công chiếu,
bộ phim Chiến Trường Bên Hồ Trường Tân (tên phim trong tiếng Trung, 'Trường
Tân Hồ') đã thu được trên 633 triệu đô la từ các phòng vé.
Con số này khiến phim vượt lên dẫn đầu, bỏ qua
doanh thu toàn cầu của phim Shang-Chi (402 triệu đô la) trong thời gian phát
hành mới chỉ bằng một nửa.
Trường Tân Hồ sẽ trở thành phim ăn khách nhất
của Trung Quốc từ trước tới nay.
Sự thành công của phim là tin tốt lành cho
ngành điện ảnh Trung Quốc, vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, do Covid
buộc các rạp phải đóng đi mở lại nhiều lần.
Nó thậm chí còn là một tin tốt lành hơn nữa cho
nước này, nơi mà các chuyên gia đánh giá rằng có vẻ như luôn đưa công thức
tuyên truyền vào phim để thu hút đại chúng.
Với Hollywood thì sự hút khách điên cuồng của
một sản phẩm địa phương như phim này đồng nghĩa với việc điện ảnh Mỹ sẽ phải
đương đầu với những thách thức lớn hơn trong lúc họ đã đang phải tìm cách giành
giật tại Trung Quốc, thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới.
'Đi xem phim là ái
quốc'
Được thực hiện theo đơn đặt hàng của chính phủ
Trung Quốc, bộ phim Chiến Trường Bên Hồ Trường Tân chỉ là một trong số các phim
nặng tính dân tộc chủ nghĩa rất ăn khách tại Trung Quốc trong những năm gần
đây.
Hồi 2017, phim Chiến Lang 2, nói về một
người lính Trung Quốc đã cứu hàng trăm người thoát khỏi tay kẻ xấu ở một vùng
chiến sự châu Phi, đã đạt doanh thu kỷ lục 1,6 tỷ nhân dân tệ (238 triệu đô la
Mỹ) chỉ trong vòng một tuần công chiếu.
Chiến Trường Bên Hồ Trường Tân miêu tả một cuộc
giao tranh tàn khốc diễn ra trong tiết trời giá lạnh, sự kiện Trung Quốc nói là
đã tạo bước ngoặt trong Cuộc chiến Triều Tiên, từng được biết tới tại Trung Quốc
như "Chiến tranh Kháng Mỹ Viện Triều".
Hàng ngàn lính trẻ Trung Quốc đã hy sinh tại hồ
nước này để giành chiến thắng quan trọng trước quân Mỹ.
"Tôi cực kỳ cảm động về sự hy sinh của những
người lính. Thời tiết vô cùng khắc nghiệt nhưng họ đã giành được chiến thắng.Tôi
cảm thấy rất tự hào," một khán giả viết trên trang bình luận Douban.
Không phải ngẫu nhiên mà sự ăn khách của phim
bùng lên đúng lúc đang có những căng thẳng dâng cao giữa Washington và Bắc Kinh.
"Chắc chắn là có liên quan tới những căng
thẳng đang có với Hoa Kỳ, và nó đã được quảng bá theo cách đó, đôi khi là gián
tiếp nhưng thường là rất rõ ràng," Tiến sĩ Stanley Rosen, giáo sư khoa học
chính trị từ Đại học Nam California nói.
Một lý do nữa đứng đằng sau sự thành công của
phim, đó là sự thúc đẩy có phối hợp giữa các phim trường và giới chức vốn muốn
kiểm soát chặt chẽ số lượng và thể loại phim được phát hành vào từng thời điểm.
Vào lúc này, Chiến Trường
Bên Hồ Trường Tân hầu như không có sự cạnh tranh tại các rạp. Các phim bom tấn
của Hollywood No Time To Die và Dune sẽ chỉ được công chiếu tại Trung Quốc vào
cuối tháng 10 tuy đã phát hành ở những nơi khác trên thế giới.
Phim này cũng được tung ra vô cùng đúng thời
điểm, không chỉ ở chỗ nó mở đầu cho cho kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh tại Trung Quốc, bắt
đầu từ 1/10 mà còn được công chiếu vào lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) năm
nay kỷ niệm 100 năm thành lập.
"Việc đi xem phim này gần như là một bổn
phận ái quốc," Tiến sĩ Rosen nói.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1313F/production/_121034187_gettyimages-1344195102.jpg
"Việc đi xem
phim hầu như là bổn phận ái quốc," một nhà phê bình phim nói về Trường Tân
Hồ
Những phim tuyên truyền như thế này thường là thứ
mà đảng viên Cộng sản buộc phải đi xem, Tiến
sĩ Frorian Schneider, giám đốc Trung tâm Châu Á Leiden, Hà Lan, nói.
Disneyland: Đế chế nghệ
thuật hay trung tâm giải trí Mỹ?
Phim châu Á có thể lấn sân
Hollywood ra sao?
Bushido: Sách võ
sĩ đạo làm thế giới đổi cách nhìn về Nhật
Các đơn vị, cơ quan thường tổ chức những buổi
đi xem phim tập thể, và với trên 95 triệu đảng viên, việc này hứa hẹn sẽ làm
tăng đáng kể doanh thu tại các phòng vé, ông nói với BBC.
Cho đến nay, những bình luận trên mạng về bộ
phim hầu như đều mang tính tích cực, tuy một số nhà quan sát chỉ ra rằng các
bình luận đó không hẳn là hoàn toàn chính xác.
Rốt cuộc thì việc chỉ trích phim rất có thể sẽ khiến ai đó phải vào
tù.
Hồi tuần trước, cựu phóng viên La Xương Bình
(Luo Changping) bị bắt giữ do có "những bình luận xúc phạm" trên mạng
xã hội đối với các quân nhân Trung Quốc được miêu tả trong phim.
Cảnh sát tại Tam Á nói rằng ông bị bắt giữ với
cáo buộc "xúc phạm danh dự và danh tiếng của những anh hùng hy sinh vì đất
nước", và rằng vụ việc đang được điều tra.
"Những người trẻ [tại Trung Quốc] với
tinh thần chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ đã có một tiếng nói không tương xứng trên mạng,"
Tiến sĩ Jonathan Hassid, chuyên gia về khoa học chính trị tại Đại học Bang iowa
nói với BBC trong một cuộc phỏng vấn trước đó.
"Một phần là tiếng nói này được khuếch đại
lên, bởi việc chỉ trích tính chính danh của nhà nước là điều ngày càng không thể
chấp nhận được."
Tính tuyên truyền
trong các phim bom tấn
Người hâm mộ bộ phim nói rằng họ thích thú các
yếu tố bom tấn trong phim, điều đã khiến phim đứng ngang hàng với các phim ăn
khách khác.
"Với ngân khoản được nói là ở mức 200 triệu
đô la, phim đạt giá trị sản xuất và hiệu ứng đặc biệt rất tốt. Ba đạo diễn của
phim cũng là những người xuất sắc và lừng danh tại Trung Quốc," Tiến sĩ
Rosen nói.
Các
đạo diễn phim Trần Khải Ca (Chen Kaige), Từ Khắc (Tsui Hark), và Lâm
Siêu Hiền (Dante Lam) đều là những nhà làm phim danh tiếng.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/111DA/production/_121060107_gettyimages-1342432963.jpg
Các đạo diễn Lâm
Siêu Hiền, Từ Khắc và Trần Khải Ca đều là những tên tuổi nổi danh ở Trung Quốc
Từ Khắc cực mạnh về hiệu ứng kỹ xảo điện ảnh
và phim võ thuật, trong lúc Lâm Siêu Hiền nổi tiếng về việc thể hiện các vụ nổ
khổng lồ. Trần Khải Ca được ca ngợi về khả năng thể hiện đời sống Trung Quốc vô
cùng tinh tế, nhạy cảm.
"Chúng ta đều biết rằng đây là một bộ
phim ái quốc, nhưng tôi thực sự đã khóc khi xem phim. Cảm xúc rất chân thực,"
một người viết trên tiểu blog Weibo.
Hollywood đau đầu
Tuy nhiên, sự thành công của phim nội địa
Trung Quốc sẽ làm kéo dài thêm danh sách những thách thức từ phim nước ngoài mà
Hollywood phải đối diện, vào lúc nền điện ảnh Hoa Kỳ đang tìm cách giành chiến
thắng ở thị trường Trung Quốc màu mỡ.
Trung Quốc có quy định hạn
ngạch số lượng phim nước ngoài được công chiếu tại nước này, theo đó chỉ cho
phép 34 bộ phim nước ngoài được vào chiếu mỗi năm.
Có một số cách để vượt qua chướng ngại vật
này. Nếu như Hollywood hợp tác làm phim với các công ty Trung Quốc thì sản phẩm
làm ra sẽ không được tính trong hạn mức đó.
Theo một một báo cáo hồi năm ngoái, các ông chủ
Hollywood cũng đã kiểm duyệt phim cho hợp với thị trường Trung Quốc, với việc
chọn diễn viên, nội dung phim, lời thoại, cốt truyện ngày càng được "gọt
chân cho vừa giày" với mức độ kiểm duyệt tại Bắc Kinh.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/15FFA/production/_121060109_gettyimages-1344356963.jpg
Hollywood và các
nhà làm phim nước ngoài đều muốn chiếm thị phần béo bở ở thị trường điện ảnh
Trung Quốc, nhưng không dễ dạt được điều đó
Nhưng ngay cả làm vậy cũng không có gì đảm bảo
rằng họ sẽ thành công ở các phòng vé, thậm chí một số phim hợp tác còn bị
"đánh" dữ dội.
Bộ phim hành động giả tưởng Vạn Lý Trường
Thành (2016) đạo diễn bởi gương mặt nổi tiếng của Trung Quốc Trương Nghệ Mưu
(Zhang Yimou), với sự tham gia diễn xuất của Matt Damon, đã bị trích cả ở Hoa Kỳ
và Trung Quốc về "cách miêu tả sự cứu rỗi thế giới của người da trắng".
Bất chấp những thách thức này, các chuyên gia
nói với BBC rằng các nhà làm phim nước ngoài sẽ không sớm từ bỏ mục tiêu.
Rốt cuộc thì cả Trung Quốc và Hollywood đều cần
có nhau, họ nói.
"Trung Quốc muốn duy trì vị trí là thị
trường điện ảnh số 1 sau Covid, và vẫn cần có các phim ăn khách của Hollywood,
đặc biệt là những phim chiếu trên màn ảnh Imax hoặc 3D do giá vé bán được cao
hơn, nhằm giúp duy trì vị thế của Trung Quốc trước thị trường Bắc Mỹ," Tiến
sĩ Rosen nói.
"Do giá trị sản xuất của phim Trung Quốc
đang tiếp tục được cải thiện, Hollywood có thể sẽ trở nên ít liên quan hơn,
nhưng Hollywood làm những bộ phim phổ quát mà Trung Quốc không thể hoặc sẽ
không muốn làm."
***
TIN LIÊN QUAN
TQ đưa Chiến Lang 2 đi
tranh giải Oscar
7 tháng 10 năm 2017
.
Disneyland: Đế chế nghệ
thuật hay trung tâm giải trí Mỹ?
22 tháng 9 năm 2021
.
Bushido: Cuốn
sách của Inazo Nitobe đã hé lộ linh hồn Nhật cho thế giới
10 tháng 8 năm 2021
.
Vì sao phim châu Á ít cơ hội
giành Quả Cầu Vàng và Oscar?
9 tháng 3 năm 2021
.
Phim châu Á có thể lấn sân
Hollywood ra sao?
10 tháng 11 năm 2020
.
Video,Dương Tử Quỳnh: 'Cuối
cùng chúng ta cũng có siêu anh hùng châu Á'
25 tháng 11 năm 2020
.
Từ Chiến Lang 2 đến Điệp
vụ Biển Đỏ
28 tháng 3 năm 2018
No comments:
Post a Comment