Ở Việt Nam, cái quái gì cũng… “văn hóa”!
Mai Bá Kiếm
25 tháng 10, 2021
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/o-viet-nam-cai-quai-gi-cung-van-hoa/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/10/raochan4_vvut-1024x649.jpg
Ở một đất nước có nền
giáo dục và nền văn học cộng sản tệ hại nhất thế giới, cùng với sự xuống dốc thảm
hại của đạo đức, nhưng đi đâu cũng thấy “văn hóa”! (ảnh: báo Thanh Niên)
Mấy hôm nay, Quốc hội Việt Nam bàn về dự Luật
Thi đua, khen thưởng sửa đổi. Trong đó, có đổi danh hiệu “Thôn, làng, ấp, bản,
tổ dân phố văn hóa”, “Gia đình văn hóa” thành danh hiệu “Thôn, làng, ấp, bản, tổ
dân phố tiêu biểu”, “Gia đình tiêu biểu”.
Chưa biết “tiêu biểu” cho cái giống gì nhưng hễ
xóa “ấp văn hóa” là tôi bớt ngứa mắt và chói tai. Nhớ lại, giáp Tết năm nào đó,
trong cuộc gặp mặt báo chí tại số 7 Lê Duẩn, Q.1, ông Thủ tướng Phan Văn Khải kể:
“Tôi thấy bây giờ khắp nơi đều treo bảng ấp văn hóa, gia đình văn hóa, mà có
văn hóa gì đâu? Ngay tại ấp văn hóa nhà má tôi nè (ở Tam Tân, Củ Chi) tôi nuôi
bầy cá kiểng trong hòn non bộ, vậy mà trộm leo rào vào kéo trộm!”. Ông Khải có
đệm “ĐM” khi kể khiến cả hội trường cười rần!
Sau ngày “giải phóng”, tôi rất dị ứng việc lạm
dụng từ “Nhà văn hóa”: ấp, xã, huyện, thiếu nhi, thanh niên, phụ nữ, lao động,
Việt – Xô, Việt – Tiệp… Thực ra các nơi đó chỉ là chỗ sinh hoạt và giải trí của
các giới đó. Nhưng, dại nhất là ngành văn hóa nâng “sách dâm dục, ảnh khiêu
dâm, phim con heo, sex toy…” lên “văn hóa phẩm đồi trụy”. Ngành quản lý văn hóa
đã biết phân biệt “Văn hóa phi vật thể” và “Văn hóa vật thể”, cớ sao gọi cái
“sex toy” – một “vật thể tự sướng” – là “văn hóa phẩm” rồi còn thêm đuôi “đồi
trụy”?
Chưa hết, các mẫu sơ yếu lý lịch đều ghi
“trình độ văn hóa”. Cái này phải nói đó là sự nhầm lẫn với trình độ học vấn,
nhưng không ai góp ý sửa, mà cứ mặc nhiên khai, chẳng hạn “Trình độ văn hóa:
12/12 (hoặc 10/10) – Trình độ chuyên môn: cử nhân kinh tế”.
Báo chí cũng dùng từ sai và hay lẫn lộn ngữ
nghĩa của các từ văn hoa, văn chương, văn học, văn học sử, văn hóa. Văn Hoa là
từ mà người miền Nam dùng, chỉ con người có phong cách văn minh, ăn nói hoa mỹ.
Ở Đa Kao-Sài Gòn có rạp chiếu bóng “Văn Hoa”. Sau 1975, từ “văn hoa” được “hoàn
toàn giải tỏa” và thay bằng “văn hóa”! “Con người văn hoa”, “nếp sống văn hoa”,
“rạp hát văn hoa”… bỗng dưng bị thêm dấu sắc!
Hình : https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/10/tieu-chuan-gia-dinh-van-hoa.jpg
Văn
chương là nghệ thuật của ngôn từ! Một truyện ngắn, một bài thơ đoạt giải (dù là
của nhà văn, nhà thơ nổi tiếng) chỉ gọi là “tác phẩm văn chương”. Ấy thế mà báo
chí bơm lên thành “tác phẩm văn học” rồi “tác phẩm văn hóa”! Tương tự, bức
tranh, bức ảnh đoạt giải gọi là tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh. Vở kịch hay bộ
phim đoạt giải gọi là tác phẩm nghệ thuật. Chỉ khi nào tác phẩm văn chương hay
nghệ thuật vượt không gian hoặc thời gian, được đưa vào sách giáo khoa như Truyện
Kiều của Nguyễn Du và Trăm Năm Cô Đơn của Marquez mới đáng gọi là “tác phẩm văn
học”! Còn văn học sử là lịch sử văn học qua các thời kỳ! Cứ cái quái gì cũng gọi
là “tác phẩm văn hóa” thì nghe rất chướng, vì ngữ nghĩa “văn hóa” rất rộng!
Theo nghĩa chuyên biệt, “văn hóa” chỉ trình độ
phát triển của một giai đoạn. Thí dụ, Văn hóa Óc Eo, Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa
Đông Sơn – là giai đoạn từ thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới! Theo
nghĩa rộng, “văn hóa” bao gồm nhiều ý niệm, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại,
cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống… Văn hóa là những giá trị vật chất,
tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. Có hai loại “di sản văn hóa vật
thể” và “di sản văn hóa phi vật thể” mà hai di sản này phải được các cơ quan quốc
tế như UNESCO hoặc từng quốc gia công nhận. Vậy mà, Việt Nam lại cứ thích công
nhận từng “gia đình văn hóa”, rồi ngành văn hóa lại đi làm một chuyện rất tào
lao vô văn hóa là gắn nhãn “văn hóa” cho vật thể sex toy!
No comments:
Post a Comment