Friday, October 22, 2021

HIỆU ỨNG HỔ MANG (Y Chan - Luật Khoa)

 


 

Hiệu ứng hổ mang – Kỳ 1: Phát động diệt chuột, chuột càng sinh sôi

Y CHAN  -  LUẬT KHOA

27/09/2021

https://www.luatkhoa.org/2021/09/hieu-ung-ho-mang-ky-1-phat-dong-diet-chuot-chuot-cang-sinh-soi/

 Khi những người ra chính sách không nhận biết hậu quả từ các quyết định của mình.

 

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/09/SOMA-Blog-Image-1.jpg

Ảnh minh họa: socialchangecentral.com.

 

Khi Ấn Độ còn nằm dưới sự cai trị của thực dân Anh, thành phố Delhi của nước này đối mặt với tình trạng rắn hổ mang tràn lan khắp nơi.

 

Để dẹp bớt các ca bị rắn độc cắn, thị trưởng Delhi vận động người dân cùng tham gia diệt rắn. Chính quyền đặt ra mức tiền thưởng cho mỗi bộ da rắn hổ mang được người dân đem nộp.

 

Số lượng rắn bị giết tăng lên nhanh chóng, lượng tiền thưởng chính quyền trả cho người bắt rắn cũng ngày càng nhiều. Nhưng tình trạng rắn xuất hiện trong thành phố không có vẻ thuyên giảm.

 

Các quan chức phát hiện ra nhiều người dân đã nhanh nhạy nhận thấy cơ hội kinh doanh, mở các trại nuôi rắn để lột da đem đổi lấy tiền thưởng. Ngay lập tức, chính sách đổi rắn lấy tiền bị bãi bỏ.

 

Những người nuôi rắn, giờ đây mất đi động lực, thả hết các bầy rắn của mình. Thành phố sau đó ngập tràn rắn hổ mang hơn cả trước kia.

 

Câu chuyện này được kể lại trong quyển sách của nhà kinh tế học Horst Siebert, và được ông đặt cho tên gọi “hiệu ứng hổ mang” (cobra effect). [1]

 

Với người Việt Nam, chỉ cần thay rắn bằng chuột, câu chuyện sẽ trở nên hết sức quen thuộc. [2]

 

Năm 1902, lo ngại tình trạng lây lan dịch hạch từ chuột, chính quyền thực dân Pháp ở Hà Nội đặt ra chính sách khuyến khích người dân tham gia diệt chuột. Cứ mỗi cái đuôi chuột sẽ được đổi lấy tiền thưởng.

 

Chỉ trong vài tháng, hàng trăm ngàn con chuột, hay chính xác hơn là cái đuôi của chúng, được giao nộp cho nhà chức trách để lãnh tiền. Nhưng tình trạng chuột tràn lan không có vẻ cải thiện.

 

Các quan chức sau đó nhận ra nhiều người đã xem đây là một sinh kế mới. Thay vì giết chuột, họ bắt chúng để chặt đuôi đem lãnh thưởng. Những con chuột bị chặt đuôi được thả ra để tiếp tục sinh sản, và cứ thế người dân càng có nhiều chuột để bắt đổi tiền thưởng. Người ta còn phát hiện đường dây buôn lậu chuột từ các địa phương khác đem về Hà Nội.

 

Vậy là thay vì giúp giải quyết nạn chuột hoành hành, chính sách diệt chuột khiến vấn đề còn nghiêm trọng hơn lúc đầu.

 

XEM TIẾP >>>   

 

 

                                                          ***

Hiệu ứng hổ mang – Kỳ 2: Thiếu tự do thông tin, rắn chuột mặc sức tàn phá

Y CHAN  -  LUẬT KHOA

28/09/2021

https://www.luatkhoa.org/2021/09/hieu-ung-ho-mang-ky-2-thieu-tu-do-thong-tin-ran-chuot-mac-suc-tan-pha/

 

Trong các thể chế độc tài, cơ chế phản hồi bị đứt gãy nghiêm trọng.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/09/china-censorship-1024x1024-2.jpg

Ảnh minh họa: State Dept./D. Thompson

 

Trong bài viết ở kỳ trước, chiến dịch “trừ tứ hại” được giới thiệu như một ví dụ của hiệu ứng hổ mang, góp phần dẫn tới hậu quả ngược là nạn đói ở Trung Quốc trong giai đoạn 1959 – 1961.

 

Sẽ là thiếu sót lớn nếu nhắc tới nạn đói kinh hoàng trên mà không đả động đến chính sách “đại nhảy vọt” đầy tai tiếng của chính quyền Mao Trạch Đông, được thực hiện từ năm 1958 đến 1962. [1]

 

Bưng mô hình kinh tế tập thể của Liên Xô vào để phát triển nông nghiệp và công nghiệp, nhà lãnh đạo họ Mao quyết tâm chỉ trong vài năm ngắn ngủi giải quyết vấn đề lương thực của đất nước, vượt mặt các cường quốc tư bản và thể hiện đầy đủ bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

 

Trọng tâm của chính sách “đại nhảy vọt” là một cuộc ganh đua ý thức hệ, vậy nên không có gì ngạc nhiên khi các tiêu chí thực hiện nó ngay từ ban đầu đều nhắm đến việc đạt được các con số ấn tượng: hàng chục ngàn các công xã nhân dân được thành lập, [2] hàng trăm ngàn lò luyện thép sân vườn được dựng nên, [3] và vô số các báo cáo láo về năng suất vượt trội được cán bộ địa phương thi nhau gửi về trung ương. [4]

 

“Đại nhảy vọt” mang đầy đủ các tính chất của một hiệu ứng hổ mang điển hình: người ban hành chính sách không có hiểu biết về cách nền kinh tế vận hành, các tiêu chí đánh giá mang tính bề mặt, và hậu quả của nó thì thê thảm hơn vấn đề ban đầu định giải quyết.

 

Thống kê chính thức của chính quyền Trung Quốc cho biết có 15 triệu người đã chết trong nạn đói từ năm 1959 đến 1961. [5] Nhiều người cho rằng con số thực lớn gấp nhiều lần. Trong cuốn sách “Mao’s Great Famine” (Nạn đói vĩ đại của Mao) xuất bản năm 2010, nhà sử học người Hà Lan Frank Dikotter cho biết ít nhất 45 triệu người đã chết do hậu quả của chính sách “đại nhảy vọt”. [6]

 

Hiệu ứng hổ mang trong trường hợp này dẫn đến hậu quả thảm khốc, một phần nguyên nhân quan trọng nằm ở việc trong thể chế độc tài như Trung Quốc, “cơ chế phản hồi” bị cản trở và xuất hiện quá muộn.

 

XEM TIẾP >>> 

 

 

                                                       ***

Hiệu ứng hổ mang – Kỳ 3: Câu chuyện chống dịch tại Việt Nam có thể đã rất khác

Y CHAN  -  LUẬT KHOA

30/09/2021

https://www.luatkhoa.org/2021/09/hieu-ung-ho-mang-ky-3-cau-chuyen-chong-dich-tai-viet-nam-co-the-da-rat-khac/

 

Hệ quả ngược của việc áp đặt tiêu chí cứng nhắc “bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng”.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/09/image-35-1024x576.jpeg

Minh họa: Luật Khoa. Ảnh: Zing News, VTV

 

Trong kỳ 1 và 2 của loạt bài về hiệu ứng hổ mang, chúng ta đã tìm hiểu về hệ quả ngược của những chính sách dựa trên tư duy nhân quả đơn giản, [1] và tầm quan trọng của tự do thông tin đối với khả năng nhận biết các vòng lặp phản hồi. [2]

 

Câu hỏi cho kỳ 3 là: hiệu ứng hổ mang có xuất hiện trong chính sách chống dịch của Việt Nam không?

 

Câu trả lời có thể được tìm thấy khi nhìn vào cách các lãnh đạo ban hành chính sách, mức độ ý thức của họ về hậu quả từ những quyết định của mình, và khả năng hiểu biết của các quan chức về cách thức vận hành thực tế của xã hội.

 

Các địa phương chống dịch theo kiểu hồn ai nấy giữ, mặc cho hàng hóa lưu thông bị tắc nghẽn. [3] Người dân nghi ngờ các quyết định của chính quyền, luôn trong tâm thế đề phòng làm ngược lại mọi thứ quan chức tuyên bố. [4] Những người nhập cư ở Sài Gòn không ngừng tìm cách tháo chạy về quê. [5] Các doanh nghiệp trong nước lẫn các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt lên tiếng cảnh báo hậu quả của việc tiếp tục chính sách phong tỏa. [6] [7] Và tỷ lệ tử vong vì COVID-19 tại Việt Nam cao hơn trung bình của thế giới. [8]

 

Bức tranh chống dịch của Việt Nam có thể tóm gọn trong hai chữ “hỗn loạn”.

 

Sẽ cần nhiều nghiên cứu công phu để hiểu cặn kẽ nguyên nhân của sự hỗn loạn này. Ở phương diện ban hành chính sách và các tiêu chí chống dịch đi kèm, có thể chỉ ra ngay một vấn đề nổi cộm: hệ quả ngược đến từ việc chính quyền áp đặt một tiêu chí chống dịch cứng nhắc.

 

Đó là tiêu chí về việc loại bỏ triệt để số ca dương tính (F0).

 

XEM TIẾP >>>  

 

                                                  ***

 

Hiệu ứng hổ mang – Kỳ 4 và hết : Làm thế nào để bớt “tư duy lớp mầm”

Y CHAN  -  LUẬT KHOA

03/10/2021

https://www.luatkhoa.org/2021/10/hieu-ung-ho-mang-ky-4-va-het-lam-the-nao-de-bot-tu-duy-lop-mam/ 

 

Đừng sợ, ngồi vào chỗ của người khác, và nghĩ tiếp.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/10/cogent-study-cropped-780x440.x2c15475d-1024x578.jpg

Ảnh: King’s College London

 

Những câu chuyện và phân tích từ các kỳ trước dễ khiến nhiều người lầm tưởng hiệu ứng hổ mang là vấn đề chỉ xuất hiện trong các chính sách công.

 

Trên thực tế, nó xuất hiện thường xuyên trong mọi quyết định và hành động của mỗi người.

 

Khi cha mẹ nhìn thấy đứa con nhỏ biếng ăn, họ quyết định dùng phần thưởng để khuyến khích đứa bé thay đổi hành vi: ăn đúng ăn đủ sẽ được cho tiền. Đứa bé lập tức trở nên ngoan ngoãn và nghe lời, ăn đủ bữa và chén hết món. “Chính sách” của cha mẹ đem lại kết quả mỹ mãn, đứa trẻ ngày càng biết tự chăm sóc bản thân hơn, họ nghĩ vậy.

 

Sau một thời gian ngắn, đứa bé nhận ra miếng ăn bỏ vào miệng mình có thể được dùng như một thứ để thương lượng. Thế thì vì sao phải dừng lại ở đó? Nó bắt đầu yêu cầu phải có động lực mới chịu làm các “công việc” khác. Từ đi tắm, đánh răng, đi ngủ, mặc quần áo, dọn dẹp phòng cho đến đi thăm ông bà, và tất nhiên là đi học, mọi thứ đều cần phải “được trả công” mới đáng làm.

 

Nếu cha mẹ tiếp tục duy trì chính sách cũ, dùng tiền thưởng để làm động lực thay đổi hành vi của con cái, họ có nguy cơ biến đứa bé thành một người mãi-không-lớn, luôn nghĩ rằng thế giới mắc nợ mình, rằng mọi hành động của bản thân đều phải có người khác trả ơn, kể cả những việc đem lại lợi ích thiết thân nhất cho nó.

 

Quyết định của cha mẹ như vậy đã tạo ra “tiêu chí nghịch” (perverse incentives), vẽ nên một bức tranh tương lai hoàn toàn trái ngược so với ý định.

 

Dĩ nhiên, đó chỉ là một tình huống giả định. Tương lai của đứa trẻ phụ thuộc vào vô số nhân tố. Nhưng không ai có thể phủ nhận cách giáo dục của gia đình là một trong những thứ có ảnh hưởng nhất.

 

Ví dụ đơn giản này cho thấy mọi quyết định chúng ta đưa ra đều có thể dẫn đến những hậu quả ngược. Làm thế nào để tránh chuyện đó?

 

 

XEM TIẾP >>>   

 




No comments: