Dự
Đoán Về Tình Hình Bệnh Dịch COVID-19 Trong Mùa Đông
Dhruv
Khullar - THE NEW YORKER
Nguyễn Minh
Tâm dịch
October 18, 2021
CALI TODAY NEWS – Bệnh
dịch coronavirus ở Hoa Kỳ hiện đang có vẻ suy giảm, từ từ rút lui. Kể từ đầu
tháng Chín, số ca bị nhiễm giảm một phần ba, số người phải vào bệnh viện điều
trị hàng ngày giảm hơn một phần tư, và số người chết vì COVID bây giờ cũng bắt
đầu giảm sau khi đã lên đến đỉnh điểm. Vẫn còn một vài vùng đang phải vất vả
đối phó với bệnh dịch, như ở Alaska chỉ có một nửa dân số được chích ngừa
đầy đủ, bệnh viện thiếu giường, và bác sĩ phải giới hạn số bệnh nhân được điều
trị ở khu chăm sóc đặc biệt. Nhưng nói chung trên toàn quốc biến chủng Delta
suy giảm rất nhiều. Câu hỏi được đặt ra là liệu rằng khi mùa đông đến tình hình
có tiếp tục khả quan hay không?.
https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2021/04/fc34165d29054fe2aa30ed1413f7e3ea.jpg
FILE – This
Saturday, March 6, 2021 file photo shows vials of Johnson & Johnson
COVID-19 vaccine in the pharmacy of National Jewish Hospital for distribution
in east Denver. The European Medicines Agency is meeting Thursday March 11,
2021, to discuss whether Johnson & Johnson’s one-dose coronavirus vaccine
should be authorized, a move that would give the European Union a fourth
licensed vaccine to try to curb the pandemic amid a stalled inoculation drive.
(AP Photo/David Zalubowski, File)
Có nhiều lý do khiến chúng ta lạc quan, hy vọng.
Hiện nay khoảng 78% số người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã được chích ngừa COVID ít
nhất là một mũi thuốc. Lệnh bắt buộc phải chích ngừa ở một số ngành hoạt động
công và tư lúc gần đây đã giúp gia tăng thêm số người được chích ngừa. Hàng triệu
người Mỹ đang được chích mũi thuốc thứ ba để tăng cường hệ miễn nhiễm. Đến ngày
lễ hội Halloween, có lẽ thuốc chích ngừa cho trẻ em của hãng Pfizer BioTech sẽ
được chích cho trẻ em từ 5 tuổi đến 11 tuổi. Hổi đầu tháng này, hãng Merck
tuyên bố bào chế ra được loại thuốc viên chống virus. Viên thuốc này có thể
giúp cho 50% số người bị nhiễm COVID nhẹ không phải vào bệnh viện, hay bị chết.
Nhờ loại thuốc viên dễ uống, hy vọng rồi đây bệnh COVID có thể được chữa trị ở
ngoài bệnh viện, giúp giải quyết được rất nhiều tình trạng thiếu giường ở bệnh
viện. Trong khi đó, việc xét nghiệm sẽ được làm nhanh chóng ở trường học và nơi
làm việc, giúp tăng mức an toàn ở những nơi này, chặn đứng sự lây lan của bệnh
dịch. Phương pháp xét nghiệm này cho thấy có tới một phần ba người Mỹ từng bị
lây nhiễm, và trong người của họ có sẵn mức độ miễn nhiễm tự nhiên, nên họ
không bị con virus tấn công.
Nhưng cạnh đó, cũng có những tình huống không
được tốt đẹp khi mùa đông đến. Hoa Kỳ vẫn còn là nước có tỉ lệ người chích ngừa
thấp nhất trong số những nước dân chủ giàu có, hiện nay nước Mỹ có tỉ lệ chích
ngừa còn thua cả một số nước nghèo, chẳng hạn như Uruguay, Cambodia và Mông Cổ.
Phong trào chống chích ngừa là nguyên nhân lớn gây ra tình trạng đáng tiếc này.
Hôm thứ Hai tuần trước, những người chống chích ngừa đã phá tan một địa điểm
xét nghiệm COVID ở New York City . Theo tổ chức Kaiser Family Foundation, cứ
sáu người Mỹ thì có một người cực lực chống lại việc chích ngừa, và chỉ có khoảng
một phần ba phụ huynh dự tính cho con em đi chích ngừa sau khi thuốc chích ngừa
được chuẩn thuận dùng cho trẻ em. Khoảng một phần tư phụ huynh “cương quyết” nhất
định sẽ không cho con em đi chích ngừa. Ở nước Anh, 97% người trên 65 tuổi đều
được chích ngừa đầy đủ, khi biến chủng Delta bùng phát, số người bị lây nhiễm
tăng đến mức kỷ lục là 87%, nhưng số người chết chỉ ở mức 11%. Ở Hoa Kỳ, mới chỉ
có 84% người Mỹ lớn tuổi được chích ngừa đầy đủ, và số người bị lây nhiễm, số
người chết chiếm khoảng hai phần ba số ca lây nhiễm, tử vong của mùa đông năm
ngoái. Bác sĩ Ashish Jha, khoa trưởng ngành Y Tế Công Cộng của đại học Brown
nói: “Đương nhiên là chúng ta không thể để xảy ra như năm ngoái. Nhưng nhiều
người không nhận ra một điều là biến chủng Delta nó đi tìm nhóm người chưa
chích ngừa để tấn công, phá hoại. Nếu bạn là người lớn tuổi, sống ở vùng quê,
và chưa chích ngừa, thì mùa đông sắp tới sẽ trở thành mùa đông rất xấu.”.
Trong suốt hơn một năm rưỡi vừa qua, con virus
liên tiếp đưa đến hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, khiến cho giới y tế
công cộng phải liên tục dò xét, kiểm tra lại để tìm ra thủ phạm nằm ở đâu.
Không thể nào tìm ra rõ ràng vì sao con virus bùng phát ở nơi này, mà không
bùng phát, hay biến thể ở nơi khác. Tại sao nó lắng dịu ở một nơi, nhưng lại trỗi
dậy ở nơi khác. Tất cả các yếu tố tìm thấy chỉ khiến cho các tiên liệu dự đoán
trở nên bất trắc, và làm cho chúng ta đi vào sa mù, và tin rằng cái ngày
cuộc sống “trở lại mức bình thường” còn rất xa. Tuy nhiên, chúng ta có thể tóm
lược gọn vào một số vấn đề y tế lớn nhất. Vấn đề đầu tiên là sự tiếp xúc giữa
con người với nhau. Khi xã hội mở cửa trở lại, lẽ đương nhiên tỷ lệ lây nhiễm
luôn luôn tăng. Ở Hoa Kỳ hấu hết những hạn chế về sự tụ tập đông người đều đã
được cởi bỏ: trường học các cấp lớn nhỏ và trường cao đẳng đều cho học sinh,
sinh viên đến trường để học. Khí hậu bắt đầu trở lạnh, và chúng ta ở trong nhà
nhiều hơn ra ngoài trời. Điều này có nghĩa là con vi rút có nhiều cơ hội lây
lan.
Hậu quả của tình trạng lây lan này sẽ như thế
nào còn tùy thuộc một phần vào những yếu tố sau: Có bao nhiêu người dễ bị lây
nhiễm, và và mức độ miễn nhiễm trong cơ thể bị phai lạt tới mức nào. Tình hình
lây nhiễm sẽ khá rắc rối đối với những cộng đồng dân số trước đây từng có tỷ lệ
lây nhiễm cao, và hiện đang có tỉ lệ chích ngừa thấp. Cơ quan CDC ở Kentucky mới
đây tìm thấy rằng những người trước đây từng bị lây nhiễm, và không chịu chích
ngừa, sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm gấp đôi những người trước đây bị lây nhiễm,
song đã đi chích ngừa. Trong số những người đã được chích ngừa, nếu họ bị “phá
thủng” (breakthrough) hệ miễn nhiễm, để bị lây nhiễm lần nữa, trường đó rất hiếm,
và chỉ bị nhẹ thôi, mặc dù đó là biến chủng Delta. Tuy nhiên, trường hợp bị
“phá thủng” lây nhiễm và trở nên bệnh nặng hay không xảy ra sẽ còn tùy thuộc
vào thời gian bị nhiễm, vào thuốc chủng bị phai nhạt, và hệ miễn nhiễm trong
người suy giảm, nhất là đối với người lớn tuổi. Mức độ miễn nhiễm tổng hợp
trong cơ thể chúng ta lên xuống không lường được, nó là sự kết hợp của nhiều yếu
tố như có được chích thêm mũi thuốc tăng cường hay chưa, bị lây nhiễm lần thứ
hai, và thời gian bị lây nhiễm sau khi được chích ngừa là bao lâu. Giáo sư
Robert Wachter, dạy ở trường UC San Francisco, miêu tả rất đúng như sau: “Nó giống
như việc sơn cầu Golden Gate Bridge, vừa mới sơn đến phần cuối cây cầu là phải
tính đến chuyện sơn trở lại từ đầu.”. Tình hình còn trở nên phức tạp hơn nữa nếu
như có thêm một loại biến chủng khác xuất hiện.
Hiện nay, ở những nước có lợi tức thấp, mới chỉ
có 2% dân số được chích ngừa COVID mũi thuốc đầu tiên. Đây là một thất bại của
ngành y tế công cộng, và mang tính chất phi đạo đức. Mỗi tuần, trên thế giới có
hàng ngàn người chết vì con vi rút, mà con vi rút đó có thể ngăn chặn chặn được
bằng thuốc chủng. Nếu như con vi rút cứ tiếp tục biến hóa, không thể kiểm soát
được, e rằng sẽ còn có những nguy hiểm khác xuất hiện. Hồi tháng Sáu, số ca bị
nhiễm coronavirus ở Hoa Kỳ chỉ bằng một phần mười số ca lây nhiễm hiện nay, nó
xuống đến mức thấp hơn cả thời kỳ mới xảy ra bệnh dịch. Nhưng rồi biến chủng
Delta xuất hiện, nó làm cho gần một trăm ngàn người Mỹ chết vì COVID. Ông Eric
Topol, Giám đốc Viện Nghiên Cứu Scripps Research Translational Institute nói
như sau: “Chúng ta không làm được việc kiềm chế bệnh dịch trên toàn cầu. Lạy
Chúa, chúng ta cũng sẽ chẳng thể nào khống chế được bệnh dịch ở đây. Cho đến
nay, Hoa Kỳ chưa từng là nơi phát sinh ra loại biến chủng chủ yếu nào cả. Hết
Alpha, đến Beta, Gamma, Delta- tất cả đều xuất phát từ những vùng khác trên thế
giới. Nhưng rút cục lần nào cũng ta cũng bị vạ rất nặng, là trung tâm ổ dịch,
biết đâu chừng trong tương lai chúng ta có thể phát sinh ra biến chủng mới, bắt
đầu bằng mẫu tự Hy Lạp.”.
Cá nhân mỗi con người sẽ chẳng làm được gì nhiều
để kiểm soát mối đe dọa của con vi rút trong mùa đông sắp tới. Thử hỏi liệu hệ
miễn nhiễm của chúng ta có được chuẩn bị đầy đủ để chống lại con vi rút hay
chưa. Điều này còn tùy thuộc vào những lựa chọn của chúng ta làm ngày hôm nay.
Sự sai biệt trong tỷ lệ chích ngừa dù là nhỏ bé, chỉ vài phần trăm thôi cũng
đem đến hậu hết sức lớn lao, nhất là đối với những cộng đồng tập trung người có
mức độ rủi ro nhiễm bệnh cao.
Có lẽ điều dự đoán an toàn nhất là hãy kết hợp
nhiều yếu tố khác nhau từ việc mở cửa lại hoạt động của xã hội, sự xuất hiện của
biến chủng, và hệ miễn nhiễm trong cơ thể của mỗi con người. Đó là những yếu tố
gây ra sự khác biệt. Còn đối với từng người thì còn tùy thuộc vào tuổi tác,
tình trạng sức khỏe, và khả năng dung thứ cho những rủi ro, chưa kể đến những
quyết định của người hàng xóm, người sống quanh chúng ta. (Liệu người ấy có chịu
đi chích ngừa hay không?)
Tất
cả chúng ta cùng phải bước vào giai đoạn đại dịch nguy hiểm, song mỗi người
chúng ta sẽ thoát khỏ nó với tốc lực, và thời điểm khác nhau.
Bài phân tích của Dhruv Khullar trên
THE NEW YORKER 18/10/21
Nguyễn
Minh Tâm dịch
No comments:
Post a Comment