Dân
chủ chân chính và chủ thuyết pháp lý “Ủy quyền của nhân dân”(Public trust
doctrine)
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=3015249398791957&id=100009207787077
Thứ Sáu ngày 1 tháng 10 vừa qua, một tin chấn
động chính trường NSW lẫn Úc Đại lợi được tung ra. Đó là Nữ Thủ Hiến tiểu bang
New South Wales (NSW), Gladys Berejiklian, một trong những chính trị gia sáng
giá và nhiều quyền lực nhất nước, đột ngột tuyên bố từ chức và rời quốc hội vì
bà đang bị Ủy Ban Độc Lập Chống Tham Nhũng của NSW (gọi tắc là ICAC tức
Independent Commission Against Corruption) điều tra vì có thể bà đã vi phạm “ủy
quyền của nhân dân” khi bà cấp tiền hỗ trợ cho nhiều tổ chức cộng đồng trong vùng
NSW Riverina từ năm 2012 đến 2018. Vào thời điểm liên hệ, bà đã không công khai
quan hệ tình cảm giữa bà và dân biểu đại diện vùng này là Ông Daryl Maguire.
Ngày 5 tháng 10 sau đó, dân biểu Dominic
Perrottet, tổng trưởng ngân khố NSW (Treasurer), được các dân biểu đảng Tự Do bầu
làm lãnh đạo mới của đảng và đương nhiên vào chức vụ thủ hiến NSW thay thế cho
Bà.
Một sự kiện như vậy dĩ nhiên chưa bao giờ xảy
ra trong chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam và cũng sẽ không bao giờ xảy ra
bao lâu mà chế độ CS còn tồn tại trên đất nước chúng ta.
Để hiểu biết thêm và đánh giá sự kiện này,
chúng ta phải trả lời một số câu hỏi căn bản sau đây:
1. Trên phương diện pháp lý chủ thuyết “ủy quyền của nhân dân” (Public
trust doctine) là gì?
Lúc khởi thủy, chủ thuyết này quy định rằng chủ
thể của quốc gia, khi xưa là vương quyền, bây giờ là các chính phủ, được mặc thị
ủy quyền giữ cho nhân dân một số tài nguyên tương đối giới hạn hơn. Tuy nhiên với
tiến trình dân chủ hóa, ủy quyền của nhân dân ngày hôm nay, bao gồm bất cứ tài
sản công cộng nào thuộc về nhân dân, trong hay ngoài biên giới quốc gia, được ủy
quyền cho một chính quyền gồm những chính trị gia dân cử. Sự vi phạm sẽ xảy ra
nếu một viên chức chính quyền phản bội những quy địn
2. Tại sao Ủy Ban Độc Lập Chống Tham Nhũng (ICAC) chỉ mới điều tra, chưa
có kết quả và cũng chưa truy tố trước một tòa án để xét xử công khai và công bằng,
thì bà đã phải từ chức?
Thật vậy, ICAC chỉ có thẩm quyền điều tra. Kết
quả điều tra còn phải trao cho Công Tố Viện duyệt xét trước khi truy tố nếu có
các chứng cớ về khả năng vi phạm những tội về hình sự, và chỉ có tòa án mới có
khả năng kết án hay không.
Tuy nhiên một nhân vật giữ một chức vụ cao như
thủ hiến một tiểu bang, rất khó tiếp tục giữ chức vụ này vì các lý do như sau:
Một là: trong một nền dân chủ như NSW, Úc Đại
Lợi, các cuộc bầu cử được quyết định bằng những tỷ lệ rất nhỏ, nhiều khi dưới
1% cử tri. Bất cứ khuyết điểm nào của lãnh đạo đều đem lại nguy cơ thất cử. Điều
này không hề xảy ra tại đối với CSVN.
Hai là: quan điểm “Công lý không những phải
thi hành, mà phải chứng minh là được thi hành” (Not only must justice be done,
but it must also be seen to be done) của Ngài chánh án Lord Hewart trong một
phiên tòa năm 1924 tại Anh Quốc, vẫn tiềm tàng trong tư tưởng pháp lý các quốc
gia thuộc khối Common Law. Khái niệm này dĩ nhiên không hề hiện hữu dưới pháp
chế xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.
Sau cùng là: ý thức về quyền lợi cộng đồng và
quốc gia dân tộc vượt lên trên lợi ích cá nhân, trong tâm thức các chính trị
gia tại các nền dân chủ chân chính. Ý thức này hoàn toàn vắng bóng trong đảng
và nhà nước CSVN và hệ lụy là đảng viên không bao giờ chịu trách nhiệm hoặc từ
chức.
Ngoài ra chủ thuyết “ủy quyền của nhân dân”
nêu trên, còn đòi hỏi một định chế thật sự độc lập, không bị ảnh hưởng bởi bất
cứ thế lực nào, hầu thực thi chủ thuyết đó. Tại NSW, định chế này chính là ICAC
tức Ủy Ban Độc Lập Chống Tham Nhũng.
Tại sao chủ thuyết “ủy quyền của nhân dân”
không thể cộng sinh với pháp chế xã hội chủ nghĩa?
Có 2 lý do chính:
Thứ nhất: Đảng CSVN, cũng như các đảng CS
Trung Quốc, Liên Xô đều nắm quyền qua những cuộc cướp chính quyền nguyên thủy
và duy trì chính quyền bằng những cuộc bầu cử gian trá. Họ coi tài sản công cộng
là của cải riêng mà đảng cướp được và có quyền chia chác để hưởng dụng. Họ chưa
bao giờ được nhân dân ủy quyền để quản trị tài nguyên quốc gia, trong một cuộc
bầu cử dân chủ, công khai và công bằng cả.
Thêm vào đó: chủ thuyết này cũng giả định quyền
rút lại sự ủy quyền của nhân dân, trong một cuộc bầu cử đa đảng, khi một chính
quyền không còn xứng đáng. Điều này chỉ có thể xảy ra, trong một nền dân chủ hiến
định, pháp trị và đa nguyên mà thôi.
Tại TQ và Việt Nam, có các chiến dịch chống
tham nhũng. Tuy nhiên khi vắng bóng khả năng thay thế chính quyền này bằng một chính
quyền khác, lúc nhân dân không còn tín nhiệm nữa, thì chống tham nhũng chỉ có
thể đồng nghĩa với thanh toán nội bộ, tranh dành quyền lợi phe nhóm, cá nhân,
hoặc thí chốt để cứu xe v.v…
Trên thực tế, sự vi phạm ủy quyền của nhân dân
không bao giờ được nghiêm cẩn giải quyết.
Chính vì thế, phương thức duy nhất để áp dụng
chủ thuyết pháp lý ủy quyền của nhân dân này tại Việt Nam là đạp đổ bạo quyền hầu
xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên cho dân tộc.
No comments:
Post a Comment