Án
lệ COVID-19: Cơ quan y tế có được cấm chủ trọ trục xuất người thuê?
VÕ
VĂN QUẢN - LUẬT KHOA
13/10/2021
Quyền tài sản,
chính sách an sinh và khả năng lạm quyền.
Minh họa: Luật
Khoa. Ảnh: Marketplace
Vào cuối tháng Tám, một án lệ quan trọng được
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ban hành liên quan đến nỗ lực của Cơ quan Kiểm soát Bệnh tật Liên bang (CDC)
nhằm cấm tạm thời các chủ đất, chủ nhà trọ trục xuất người thuê khỏi nơi cư trú
nếu họ không thể trả tiền thuê đúng hạn. [1]
Trước tiên, cần khẳng định rằng các nhà lập
pháp Hoa Kỳ đã xem xét đến vấn đề này từ rất sớm.
Trong Đạo luật có tên gọi “Coronavirus
Aid, Re-lief, and Economic Security Act” (CARES) được thông qua hồi
tháng 3/2020, Nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua hàng loạt các chương trình hỗ trợ
người dân Mỹ vượt qua nhiều khó khăn kinh tế. [2] Trong đó, các nhà lập pháp đặt
ra lệnh cấm trục xuất người thuê (eviction moratorium) trong vòng 120 ngày đối
với tất cả các tài sản có tham gia chương trình hỗ trợ của liên bang, hoặc nhận
các khoản vay hay hỗ trợ tài chính từ các gói tín dụng liên bang.
Tuy nhiên, khi thời hạn quy định trong CARES hết,
các nhà lập pháp Hoa Kỳ quyết định không gia hạn lệnh cấm trục xuất người thuê.
Vì lý do này, CDC Hoa Kỳ ra tay can thiệp.
Vấn đề ở chỗ, CDC không dừng lại ở phạm vi
chính sách trước đó. Họ còn mở rộng lệnh cấm trục xuất đối với mọi chủ thuê trọ,
bất kể họ có nhận hỗ trợ tài chính từ liên bang hay không. Thậm chí, đi kèm với
lệnh cấm còn là các biện pháp trừng phạt hình sự dành cho những chủ nhà trọ vi
phạm (tối đa lên đến 250.000 Mỹ kim và một năm tù giam). Điều này dẫn đến vụ kiện Alabama Association of Realtors et al. v. Department of
Health and Human Services. [3]
Đại diện bên khởi kiện trong vụ này là hai hiệp
hội môi giới bất động sản ở Alabama và Georgia. Họ cho rằng lệnh cấm của CDC
Hoa Kỳ là vượt quá thẩm quyền, “tùy tiện và thất thường”.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/10/image-12.jpeg
Vụ án này trước đó
được Tòa án Quận Columbia thụ lý. Phán quyết của tòa cũng cho rằng quyết định
kéo dài lệnh cấm của CDC là vi hiến. CDC kháng cáo. Ảnh: The Real Deal.
Về mặt lý luận, CDC giải thích thẩm quyền “vô
bờ” của mình dựa vào Đạo luật Dịch vụ Y tế Công cộng (Public Health Service
Act). Điều 361(a) của đạo luật này ghi nhận và cho phép Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân
sinh (Department of Health and Human Services – cơ quan chủ quản của CDC) áp dụng
các biện pháp được cho là cần thiết nhằm ngăn chặn sự lây lan bệnh truyền nhiễm
giữa các tiểu bang và du nhập bệnh từ nước ngoài.
Các hành vi được liệt kê trong điều luật bao gồm
“kiểm tra – giám sát, khử trùng, vệ sinh, tiêu trừ mầm bệnh, tiêu hủy động vật
hoặc vật phẩm được phát hiện nhiễm bệnh hoặc nhiễm bẩn từ nguồn gốc lây bệnh,
cùng các hoạt động khác mà cơ quan cho là cần thiết”.
Tối cao Pháp viện không hài lòng với kiểu lý
luận này. Các thẩm phán giải thích, Đạo luật chỉ cho CDC một thẩm quyền y tế giới
hạn và có cùng “tính chất” với hành vi được liệt kê (như khử trùng, thực hiện vệ
sinh dịch tễ và các hoạt động tương tự). Áp dụng một điều luật có tính chất thẩm
quyền y tế lên mối quan hệ hợp đồng giữa chủ trọ và người thuê trọ kèm theo tiền
phạt và án hình sự chỉ vì có thuật ngữ “cho là cần thiết” (deems necessary) là
chưa từng có tiền lệ. Cách tiếp cận này cũng vi phạm nghiêm trọng quyền tư hữu
tài sản và nhánh quyền loại trừ (right to exclude) trong quyền tài sản thông luật.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ kết luận rằng, chỉ có
quốc hội mới là cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục lệnh cấm trục xuất người
thuê nhà. Theo đó, lệnh cấm của CDC bị hủy bỏ.
Án lệ này không đơn thuần là câu chuyện giữa
quyền tư hữu và việc phòng chống dịch, mà là vấn đề liên quan đến giới hạn quyền
lực nhà nước trong giai đoạn khủng hoảng. Thông điệp của Tối cao Pháp viện vì vậy
là rất rõ ràng: Khủng hoảng không đồng nghĩa với quyền lực vô hạn cho cơ quan
hành pháp.
Bài viết nằm trong loạt bài “Án lệ COVID-19 và những
thảo luận pháp luật đáng chú ý”. Đọc các bài khác tại đây.
Chú thích
1. Liptak, A., & Thrush, G. (2021,
September 1). Supreme Court Ends Biden’s Eviction Moratorium. The
New York Times.
https://www.nytimes.com/2021/08/26/us/eviction-moratorium-ends.html
2. Coronavirus Aid, Relief, and
Economic Security Act (CARES Act). Thomson Reuters Practical Law.
https://ca.practicallaw.thomsonreuters.com/w-024-8034?
3. Alabama Association of Realtors,
et al. v. Department of Health and Human Services, et al.
https://www.supremecourt.gov/opinions/20pdf/21a23_ap6c.pdf
Án
lệ COVID-19: Cơ quan y tế có được cấm chủ trọ trục xuất người thuê?
VÕ
VĂN QUẢN - LUẬT KHOA
13/10/2021
Quyền tài sản,
chính sách an sinh và khả năng lạm quyền.
Minh họa: Luật
Khoa. Ảnh: Marketplace
Vào cuối tháng Tám, một án lệ quan trọng được
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ban hành liên quan đến nỗ lực của Cơ quan Kiểm soát Bệnh tật Liên bang (CDC)
nhằm cấm tạm thời các chủ đất, chủ nhà trọ trục xuất người thuê khỏi nơi cư trú
nếu họ không thể trả tiền thuê đúng hạn. [1]
Trước tiên, cần khẳng định rằng các nhà lập
pháp Hoa Kỳ đã xem xét đến vấn đề này từ rất sớm.
Trong Đạo luật có tên gọi “Coronavirus
Aid, Re-lief, and Economic Security Act” (CARES) được thông qua hồi
tháng 3/2020, Nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua hàng loạt các chương trình hỗ trợ
người dân Mỹ vượt qua nhiều khó khăn kinh tế. [2] Trong đó, các nhà lập pháp đặt
ra lệnh cấm trục xuất người thuê (eviction moratorium) trong vòng 120 ngày đối
với tất cả các tài sản có tham gia chương trình hỗ trợ của liên bang, hoặc nhận
các khoản vay hay hỗ trợ tài chính từ các gói tín dụng liên bang.
Tuy nhiên, khi thời hạn quy định trong CARES hết,
các nhà lập pháp Hoa Kỳ quyết định không gia hạn lệnh cấm trục xuất người thuê.
Vì lý do này, CDC Hoa Kỳ ra tay can thiệp.
Vấn đề ở chỗ, CDC không dừng lại ở phạm vi
chính sách trước đó. Họ còn mở rộng lệnh cấm trục xuất đối với mọi chủ thuê trọ,
bất kể họ có nhận hỗ trợ tài chính từ liên bang hay không. Thậm chí, đi kèm với
lệnh cấm còn là các biện pháp trừng phạt hình sự dành cho những chủ nhà trọ vi
phạm (tối đa lên đến 250.000 Mỹ kim và một năm tù giam). Điều này dẫn đến vụ kiện Alabama Association of Realtors et al. v. Department of
Health and Human Services. [3]
Đại diện bên khởi kiện trong vụ này là hai hiệp
hội môi giới bất động sản ở Alabama và Georgia. Họ cho rằng lệnh cấm của CDC
Hoa Kỳ là vượt quá thẩm quyền, “tùy tiện và thất thường”.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/10/image-12.jpeg
Vụ án này trước đó
được Tòa án Quận Columbia thụ lý. Phán quyết của tòa cũng cho rằng quyết định
kéo dài lệnh cấm của CDC là vi hiến. CDC kháng cáo. Ảnh: The Real Deal.
Về mặt lý luận, CDC giải thích thẩm quyền “vô
bờ” của mình dựa vào Đạo luật Dịch vụ Y tế Công cộng (Public Health Service
Act). Điều 361(a) của đạo luật này ghi nhận và cho phép Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân
sinh (Department of Health and Human Services – cơ quan chủ quản của CDC) áp dụng
các biện pháp được cho là cần thiết nhằm ngăn chặn sự lây lan bệnh truyền nhiễm
giữa các tiểu bang và du nhập bệnh từ nước ngoài.
Các hành vi được liệt kê trong điều luật bao gồm
“kiểm tra – giám sát, khử trùng, vệ sinh, tiêu trừ mầm bệnh, tiêu hủy động vật
hoặc vật phẩm được phát hiện nhiễm bệnh hoặc nhiễm bẩn từ nguồn gốc lây bệnh,
cùng các hoạt động khác mà cơ quan cho là cần thiết”.
Tối cao Pháp viện không hài lòng với kiểu lý
luận này. Các thẩm phán giải thích, Đạo luật chỉ cho CDC một thẩm quyền y tế giới
hạn và có cùng “tính chất” với hành vi được liệt kê (như khử trùng, thực hiện vệ
sinh dịch tễ và các hoạt động tương tự). Áp dụng một điều luật có tính chất thẩm
quyền y tế lên mối quan hệ hợp đồng giữa chủ trọ và người thuê trọ kèm theo tiền
phạt và án hình sự chỉ vì có thuật ngữ “cho là cần thiết” (deems necessary) là
chưa từng có tiền lệ. Cách tiếp cận này cũng vi phạm nghiêm trọng quyền tư hữu
tài sản và nhánh quyền loại trừ (right to exclude) trong quyền tài sản thông luật.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ kết luận rằng, chỉ có
quốc hội mới là cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục lệnh cấm trục xuất người
thuê nhà. Theo đó, lệnh cấm của CDC bị hủy bỏ.
Án lệ này không đơn thuần là câu chuyện giữa
quyền tư hữu và việc phòng chống dịch, mà là vấn đề liên quan đến giới hạn quyền
lực nhà nước trong giai đoạn khủng hoảng. Thông điệp của Tối cao Pháp viện vì vậy
là rất rõ ràng: Khủng hoảng không đồng nghĩa với quyền lực vô hạn cho cơ quan
hành pháp.
Bài viết nằm trong loạt bài “Án lệ COVID-19 và những
thảo luận pháp luật đáng chú ý”. Đọc các bài khác tại đây.
Chú thích
1. Liptak, A., & Thrush, G. (2021,
September 1). Supreme Court Ends Biden’s Eviction Moratorium. The
New York Times.
https://www.nytimes.com/2021/08/26/us/eviction-moratorium-ends.html
2. Coronavirus Aid, Relief, and
Economic Security Act (CARES Act). Thomson Reuters Practical Law.
https://ca.practicallaw.thomsonreuters.com/w-024-8034?
3. Alabama Association of Realtors,
et al. v. Department of Health and Human Services, et al.
https://www.supremecourt.gov/opinions/20pdf/21a23_ap6c.pdf
No comments:
Post a Comment