BTV Tiếng Dân
22/11/2019
Zing đưa tin: Go-Viet tự động ẩn từ khóa Hoàng Sa, Trường Sa. Ngày
21/11/2019, tài khoản của một quản trị viên diễn đàn xe ôm công nghệ
Techbike.vn xác nhận họ đã thử đặt hai chuyến xe đến đường Hoàng Sa và Trường
Sa để kiểm chứng, trong phần trò chuyện với tài xế, người này nhắn “Tôi
đang đứng tại 110 Trường Sa”, thì lập tức ứng dụng chuyển đoạn tin nhắn
thành “Tôi đang đứng tại 110 *********”. Từ khóa “Hoàng Sa” cũng gặp
phải hiện tượng tương tự.
Bình luận đáng chú ý của một độc giả: “Tôi
10 năm coder phần mềm ứng dụng: code nghĩ sao mà vô tình hay tự nhiên được,
code thì nó mới chặn, hay là phần mềm này mướn toàn bộ coder từ Trung Quốc nên
bị vậy? Nếu thế thì chia tay Go Việt cho rồi. Ba cái này coder VN code phà phà,
mắc gì mà lấy code hay xài coder Trung Quốc”.
Những từ khóa liên
quan đến Hoàng Sa, Trường Sa bị ẩn trên ứng dụng Go-Viet sáng 21/11. Ảnh:Techbike.vn/Zing
Báo Pháp Luật TP HCM viết: Go-Việt nói gì về việc tự động ẩn từ khóa Trường Sa, Hoàng
Sa. Đại diện truyền thông Go-Viet cho rằng sự việc trên là do lỗi kỹ
thuật trên ứng dụng của riêng khách hàng đó, chứ không phải tất cả các tài khoản
khác của Go-Viet. “Lỗi này đã được phía kỹ thuật của hãng sửa chữa, hiện
người dùng đã có thể nhắn những nội dung này bình thường”.
Trung Quốc xâm lược trên lĩnh vực văn hóa
Báo Thanh Niên có bài: Báo
Trung Quốc gọi nón lá, áo dài Việt Nam là ‘phong cách Trung Quốc’. Gần
đây, trên mạng xã hội lan truyền bài viết của báo China Daily, đăng tải các thiết
kế giống hệt áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu và gọi đó là “phong
cách Trung Quốc”. Một số người lo lắng và bất bình trước cáí gọi là “sáng tạo”
từ thương hiệu Ne Tiger bên TQ và gọi đó là hành vi “ăn cắp văn hóa”.
Đã ăn cướp rồi, nhưng Trương Chí Phong, người sáng lập
thương hiệu Ne Tiger còn tuyên bố: “Khi sáng tạo ra bộ sưu tập này, tôi
đã nhấn mạnh vẻ kiêu sa cũng như phẩm giá của trang phục truyền thống Trung Quốc…
Thương hiệu sẽ tiếp tục thể hệ các nền văn minh của Trung Quốc thông qua việc kết
hợp văn hóa truyền thống Trung Quốc với trang phục hiện đại của thế giới”.
Áo dài, nón lá Việt
Nam bị nhà thiết kế TQ ăn cắp rồi nhận vơ làm của mình. Nguồn: China Daily
Báo Phụ Nữ TP HCM viết: Mẫu áo dài mà báo Trung Quốc tự nhận ‘phong cách Trung Quốc’
là ăn cắp thiết kế của NTK Thuỷ Nguyễn. Nhà thiết kế Thuỷ Nguyễn khẳng
định, trong mẫu “áo dài” của thương hiệu Ne Tiger, phía TQ đã “bê nguyên xi” mẫu
thiết kế của cô này trong bộ sưu tập Áo dài non nước. Đại diện của cô Thủy Nguyễn
cho biết thêm, bộ sưu tập Áo dài non nước đã ra mắt vào tháng 1/2018, trong khi
đó, BST của thương hiệu Ne Tiger đến tháng 10/2018 mới được công bố.
Trang phục của NTK
Thuỷ Nguyễn (trái) được Á hậu Thuý Vân diện khi làm MC cho một chương trình
truyền hình, giống y như “sáng tạo” của Ne Tiger. Nguồn: PNTP
RFA đặt câu hỏi về vụ trình
diễn áo dài, nón lá: Trung Quốc có “xâm lấn” Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa? TS
Nguyễn Xuân Diện bình luận: “Các nhà thiết kế và những người phát ngôn
trong chương trình biểu diễn đó không thể nào nói là vô tình nhầm lẫn, cũng
không thể nói đấy là sáng tạo của họ được. Đây chính là họ dụng tâm làm như vậy
để nhằm vào hai mục đích, đó là sự nhạo báng đối với người Việt Nam và sự thách
thức đối với bản lĩnh văn hóa của người Việt. Nó như một hình thức xâm lấn và
tranh cướp một di sản tinh thần của người Việt bao đời nay”.
______
Mời đọc thêm: Khán giả phẫn nộ khi báo Trung Quốc gọi áo dài, nón lá Việt
Nam là ‘phong cách Trung Quốc’ (VTC). – Nhà thiết kế Trung Quốc từng ăn cắp mẫu áo dài Việt, giờ nói
về ‘phẩm giá trang phục Trung Quốc’ (TT). – Bộ sưu tập của NTK Trung Quốc gây tranh cãi vì giống áo dài
Việt Nam (DT). – Ồn ào áo dài bị gọi là phong cách Trung Quốc, Sĩ Hoàng nói
gì? (PLTP).
– Ứng dụng gọi xe Go- Viet bị lỗi, người dùng không thể chat
được tên Hoàng Sa, Trường Sa? (ATNĐ). – Go-Viet lên tiếng về sự cố app không gõ được tên Hoàng Sa,
Trường Sa? (NLĐ). – Không ‘chat’ được tên Hoàng Sa, Trường Sa, Go-Viet nói gì? (TN).
No comments:
Post a Comment