Thursday, November 14, 2019

QUY TRÌNH SUY NGHĨ CỦA DONALD TRUMP & NHỮNG ỦNG HỘ VIÊN (Robert Harrington - Palmer Report)




Jackhammer Nguyễn, lược dịch
14/11/2019

Lời người dịch: Trong ba năm nay, kể từ khi Donald Trump xuất hiện trên sân khấu chính trị đến nay, có nhiều nhà tâm lý học đã bàn luận về não trạng của ông và những ủng hộ viên cuồng nhiệt của ông ta. Những người này, dù ông ta có nói dọc nói ngang thế nào đi nữa thì họ vẫn ủng hộ ông ta hết mình. Bài viết sau đây của ông Robert Harrington, một họa sĩ sống ở Anh chuyên vẽ tranh chân dung người Mỹ tìm hiểu về những não trạng này.

***

Ông Daniel Kahneman một học giả tâm lý học có viết một quyển sách mang tên: Suy nghĩ nhanh, chậm. Ông đưa ra một ví dụ như sau:

Có một anh chàng tên là Steve, rất tốt bụng nhưng rất rụt rè. Anh ta rất ít để ý đến xung quanh. Một người lặng lẽ. Anh ta thích trật tự, và để ý những vụn vặt.

Câu hỏi tôi đặt ra cho các bạn là Steve có khả năng làm thủ thư hay làm ruộng?
Khoan hãy trả lời. Bây giờ bạn tính giùm tôi 12 nhân 24 là bao nhiêu? Không xài máy tính nhé.

Nếu như bạn giống đa số thì câu trả lời thứ nhất sẽ là: Steve làm thủ thư hợp hơn.

Còn đối với câu thứ hai, thì bạn sẽ cố gắng rồi cũng tìm ra đáp số là 408.

Chắc hẳn bạn sẽ thấy câu hỏi thứ nhất dễ quá, câu thứ hai thì chật vật hơn.

Và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đa số chúng ta trả lời sai. Ở Mỹ, số đàn ông làm ruộng nhiều gấp 20 lần số đàn ông làm thủ thư. Tính cách của anh Steve đâu có cản trở ảnh làm ruộng!

Còn câu thứ hai thì bạn dễ làm trúng hơn, vì bạn biết cách làm.

Hai ví dụ tôi đưa ra là tiêu biểu cho hai cách suy nghĩ của con người.

Cách 1 (trong câu hỏi anh Steve) là nhanh, trực giác, và chúng ta hay nói nó dựa vào cái lẽ thường. Cái cách này giúp chúng ta sống sót, trong những hoàn cảnh sống chết không được chần chừ.

Cách 2 (làm toán nhân) dựa trên lý tính, trên kế hoạch hẳn hoi, những con đường ta đã biết để mà giải quyết vấn đề.

Cách suy nghĩ thứ nhất chính là nguyên nhân làm cho những thất bại trong cuộc sống chính trị hiện nay. Khi tôi nói rằng bạn sai rồi, khả năng anh Steve làm ruộng cao hơn 20 lần khả năng anh ấy làm thủ thư. Bạn sẽ cảm thấy bực và muốn bảo vệ lý lẽ của bạn. Bạn thấy anh Steve chẳng giống dân làm ruộng tí nào. Bạn sẽ nói, ờ thì Steve là một trường hợp ngoại lệ. Sự bực dọc của bạn, nếu có ngắn ngủi đi nữa thì bạn cũng đã có bực. Cách suy nghĩ thứ nhất thường chống lại các lý lẽ.

Cách suy nghĩ thứ nhất không phải bao giờ cũng sai, và cách thứ hai không phải bao giờ cũng đúng. Nhưng đối với cách thứ nhất, nếu chúng ta có kết quả sai thì rất khó sửa hơn là đối với cách thứ hai.

Người có đọc sách thường sẽ có cách suy nghĩ thứ hai. Nếu bạn đọc hết bài này thì đúng là có cách suy luận thứ hai đó, vì cách này đòi hỏi lật qua lật lại, đòi hỏi một nhận biết hơn là một sự chú ý thông thường.

***
Donald Trump không phải là một người đọc sách. Và nhiều nhà tâm lý học xếp ông ta vào loại có cách suy nghĩ thứ nhất. Đồng minh và những người ủng hộ ông ấy cũng thế. Những người có đọc sách và có học thức ít khi là người ủng hộ Donald Trump. Thế nhưng cũng có đấy. Thành ra có một sự bí ẩn nào đấy trong việc này. Tức là những người ấy khi họ nghĩ về ông Trump thì họ bỏ hết cái cách suy nghĩ thứ hai, mà chỉ theo cách thứ nhất.

Điều này giải thích là tại sao những người có học thức nhất trong đám thuộc hạ của Trump hay đề cập đến những bộ chuẩn mực khác nhau. Khi họ nói về Trump là họ muốn phải đánh giá ông ta khác với người thường cơ. Một người như vậy là bà Kellyanne Conway, khi bà ta nói đến cái gọi là “sự thật thứ hai” (alternative fact). Chẳng qua bà ta muốn vất bỏ cách suy nghĩ thứ hai, nhưng không biết diễn ta làm sao cho thuyết phục. Nói chung bà ta tầm bậy tè le hết.

Obama là người suy nghĩ theo cách thứ hai. Ông ta có thể hơi khó khăn một chút nếu thính giả là những người suy nghĩ theo cách thứ nhất. Obama là một tay thông minh, cũng như Einstein, ông ta có cái thích thú khi chìm đắm trong suy nghĩ, hay như Newton, có thể tập trung vào những phức tạp toán học trong đầu ông ấy, Obama thích những thách thức trong những suy nghĩ theo kiểu thứ hai.

Điều đó làm cho ông ta trở nên một tổng thống có hiệu quả, thấy được cái quyết định nào của mình sai để sửa.

Donald Trump thì không có khả năng suy nghĩ theo kiểu thứ hai đó. Nhưng đây không phải là nguyên nhân làm cho cái chính phủ của ông ta trở thành một đống bầy hầy. Mà lý do của cái đống đấy là cái trực giác của một gã tội phạm, là do cả cuộc đời gian dối của ông ta.

Sở dĩ ông ta được như ngày nay, mặc dù chẳng có khả năng suy nghĩ gì hết, chẳng qua là do ông ta có nửa triệu đô la ngay từ khi mới chào đời.

Cũng may là ông ta không thể suy nghĩ như cách thứ hai, thành ra theo cái bản năng (suy nghĩ thứ nhất) của tôi thì chúng ta vẫn còn hy vọng.


 ---------------------------------------


Nguồn :
1:30 pm EST October 20, 2019







No comments: