BBC Tiếng Việt
22/11/2019
Đã
có những phản ứng từ công luận sau khi cây bút tự do, nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ
tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam bị cơ quan an ninh điều tra thuộc Công an TP.
Hồ Chí Minh bắt và khởi tố hình sự.
Nhà báo Phạm Chí Dũng là Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập
Việt Nam, một hội không được chính quyền công nhận
"Bây giờ, đã đến điểm mà chiến dịch Hà Nội vận động cho một hiệp ước
thương mại với Liên minh châu Âu đang trực tiếp dẫn đến hệ quả các vi phạm chống
lại những người bất đồng chính kiến," một tuyên bố được Tổ chức Theo
dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đưa ra hôm 22/11/2019 từ văn phòng châu Á tại
Thái Lan.
"EU cần lên tiếng cho nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, người chỉ đơn
giản kêu gọi châu Âu yêu cầu cải thiện thực sự trong tình hình nhân quyền trước
khi phê chuẩn hiệp định thương mại tự do (FTA) Âu-Việt,
"Bằng cách bắt giữ ông Phạm Chí Dũng, Việt Nam đang thể hiện sự
không khoan dung có tính chất đàn áp đối với bất kỳ tiếng nói bất đồng nào và
quyết tâm đàn áp những nỗ lực thúc đẩy một nền báo chí độc lập trong nước. EU,
Hoa Kỳ và các nước cùng chí hướng khác nên yêu cầu phóng thích ông Phạm Chi
Dũng ngay lập tức và vô điều kiện và gỡ bỏ tất cả các cáo buộc chống lại
ông," thông điệp được Phil Robertson, Giám đốc Văn phòng khu vực của tổ
chức này đưa ra hôm thứ Sáu.
Từ Đại học Leiden, Hà Lan, PGS. TS. Jonathan London, nhà nghiên cứu
và quan sát xã hội dân sự người Mỹ, từng theo dõi tình hình ở châu Á và Hong
Kong trong nhiều năm, nói với BBC News Tiếng Việt:
"Ông Phạm Chí Dũng là một người đã nỗ lực rất nhiều để nâng cao chất
lượng của báo chí Việt Nam. Từ lâu đã có nhiều căng thẳng xoay quanh anh Dũng.
Chúng tôi chỉ hy vọng là mọi người có thể thấy rằng anh ấy đã nỗ lực để đóng góp
một cách nhất định đến phát triển của báo chí ở Việt Nam.
"Và tôi thấy là dù còn chưa rõ về tình hình hiện nay, chưa rõ về
hoàn cảnh của việc mà anh bị bắt và chất vấn, nhưng ai cũng đều thấy trong mấy
năm qua anh là một trong những người đã đóng góp nhiều cho những tranh luận về
những vấn đề xã hội ở Việt Nam.
"Và chỉ hy vọng là trong tương lai, Việt Nam có thể có đủ không gian
để cho những người mà muốn nâng cao chất lượng của các dư luận, của các thảo luận
xã hội quan trọng ở Việt Nam thì có thể làm được.
"Nên tôi cũng băn khoăn một chút và lo những vụ việc này sẽ tiếp diễn
như thế nào. Chỉ hy vọng là sẽ có những kết quả tốt, mà bây giờ thì đáng
lo."
'Vừa bất ngờ, vừa không'
Từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường
trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, bình luận với BBC:
VIDEO
: 'Tôi vừa bất ngờ, vừa không hề bất ngờ'
"Tôi nghe tin này, ở Việt Nam báo chí đã đăng công khai hết rồi, đài
truyền hình, tất cả, đều đăng thông tin, nhưng tôi cũng có biết Tiến sỹ Phạm
Chí Dũng.
"Tiến sỹ Phạm Chí Dũng có lý lịch như đài báo đã đưa tin, đã từng
làm việc ở cơ quan nội chính của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và làm việc ở Ủy
ban, nhưng anh ấy là con của ông Phạm Hùng, Phạm Hùng nguyên là Thường vụ Thành
ủy, cũng là cán bộ lão thành, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, trước kia đã từng là
Thư ký riêng của ông Võ Văn Kiệt.
"Cho nên cách đây mấy năm, anh Phạm Chí Dũng cũng bị bắt, nhưng sau
đó được miễn tố và trả tự do. Còn chuyện anh Phạm Chí Dũng bị bắt, thì tôi nghĩ
vừa bất ngờ mà cũng vừa không bất ngờ, bởi vì những bài viết của anh đi vào những
lãnh vực rất nhạy cảm và có nhiều số liệu không biết lấy từ đâu.
"Cho nên thường những câu chuyện đó, những cơ quan điều tra nguồn gốc
ai cung cấp tư liệu mà biết nhiều như thế, thì đó là câu chuyện mà họ muốn tìm,
nhưng mà không có cách gì tốt hơn là nên bắt anh Phạm Chí Dũng để điều tra.
"Còn anh Phạm Chí Dũng, tôi cho rằng nếu mà nhà nước mà dân chủ,
công khai, thì những bài mà anh Phạm Chí Dũng viết khá nhiều, mà khá là cập nhật,
cho nên nếu như vậy, nên chăng là báo nên phân tích những bài viết ấy ra rồi
phê phán và cũng đặt vấn đề nhanh chóng ngăn chặn từng bước, từng bước, đừng có
để viết nhiều quá.
"Thì phải lên án trước, lên tiếng trước, vì anh ấy cũng là con một đồng
chí cách mạng lão thành, nên nhắc nhở anh và nếu những bài viết đó mà đụng chạm,
nói xấu hay bôi nhọ cá nhân, tổ chức, thì cá nhân, tổ chức có quyền kiện anh ra
tòa.
"Nếu mà mình (Việt Nam) làm như vậy, thì tự nhiên nó nhẹ nhàng hơn,
xã hội ngày càng dân chủ, minh bạch, những người nào mà viết hay phát biểu quá
lời, thì kịp thời lên tiếng ngăn chặn, thì nó tốt hơn là cái gì cũng dùng biện
pháp bắt bớ, tù đày."
Nhà báo Phạm Chí Dũng trong một lần xuống đường ở
Sài Gòn. OTHER
'Một việc đáng lo ngại'
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói với BBC, cùng
ngày 22/11:
"Tôi cảm thấy rất đột ngột và buồn và bực tức nữa, bởi vì việc bắt
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng là một dấu hiệu rất đáng lo ngại của chính sách của chính
quyền Việt Nam bây giờ, bởi vì những cái người ta quy tội đối với ông Dũng thì
hoàn toàn là không có cơ sở.
"Nhưng mà người ta vẫn bắt ông ấy là bởi vì họ muốn đe dọa, muốn siết
chặt sự kiểm soát đối với những người bất đồng chính kiến, muốn bịt miệng những
người ấy, trong lúc mà họ (chính quyền) có thể cảm thấy rất là bối rối...
AUDIO : "Một dấu hiệu rất đáng lo ngại cho
chính quyền VN"
"Một đất nước mà muốn phát triển, thì chính quyền phải lắng nghe, kể
cả những ý kiến chỉ trích rất là gay gắt cũng phải lắng nghe. Còn nếu đấy là những
sự chỉ trích mà họ nghĩ rằng không đúng, thì họ nói lại đi, họ tranh cãi lại với
những người đưa ra những chỉ trích ấy.
"Và trong trường hợp mà họ thấy rằng họ bị xúc phạm, thì luật pháp
hiện nay của Việt Nam cho phép họ kiện dân sự ra tòa vì những sự chỉ trích như
thế, chứ không phải là dùng hình sự để bắt người ta. Tôi nghĩ rằng đấy là một
điểm rất là quan trọng cần phải phân biệt."
Nhân dịp này, nhà hoạt động xã hội dân sự này bình
luận về những nỗ lực hỗ trợ, hậu thuẫn cho bảo vệ và cải thiện nhân quyền liên
quan tới Việt Nam của quốc tế, trong đó có các định chế thuộc Liên hợp quốc,
hay phương Tây như từ Liên minh châu Âu, Mỹ hai các nơi khác, ông nói:
"Tôi nghĩ rằng sự hỗ trợ của họ là rất quý, họ cần phải cố gắng hơn
nữa, nỗ lực hơn nữa, và tôi nghĩ rằng những nỗ lực đấy không nhắm vào những trường
hợp cụ thể. Nhắm vào những trường hợp cụ thể cũng là rất tốt, nhưng mà phải nhắm
vào cái dài hạn, tức là vấn đề thể chế, tức là phải thay đổi luật như thế nào.
Và sau khi đã có thay đổi luật rồi, thì vấn đề là thực thi luật như thế
nào?"
Sẵn sàng giúp bào chữa?
Về phần Luật sư Trần Quốc Thuận, khi được hỏi liệu ông có sẵn sàng đứng
ra tham gia làm luật sư bảo vệ cho ông Phạm Chí Dũng trước Tòa hay không, nếu
có việc xét xử và nếu được ông Dũng và/hay gia đình của ông yêu cầu trợ giúp
pháp lý, cựu quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói:
"Tôi bây giờ về mặt danh nghĩa vẫn là luật sư, vẫn đăng ký hành nghề,
nhưng thực sự tôi tuổi cũng hơi lớn rồi, 75 tuổi rồi, sức khỏe cũng không được
tốt, nếu trường hợp có một sự yêu cầu bức bách, kể cả trường hợp cha của ông Phạm
Chí Dũng là ông Phạm Hùng yêu cầu, thì lúc ấy có gì có thể làm được, tôi sẽ cố
gắng", Luật sư Thuận nói với BBC.
Về vụ bắt ông Phạm Chí Dũng, hôm thứ Năm, một bản tin trên trang mạng của
Bộ Công an Việt Nam cho biết chi tiết:
"Ngày 21/11/2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí
Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam,
Lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng (sinh năm 1966; quê quán: tỉnh Đồng Tháp;
thường trú tại 298/4 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1, quận Tân Bình, Thành phố Hồ
Chí Minh) về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
theo Điều 117 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
"Thời gian qua, Phạm Chí Dũng đã có nhiều hoạt động công khai vi phạm
pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh
hưởng tiêu cực đến an ninh, trật tự. Do đó, việc khởi tố để điều tra đối với Phạm
Chí Dũng là rất cần thiết và đúng quy định của pháp luật. Quá trình thực hiện lệnh
bắt, khám xét đối với Phạm Chí Dũng được Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành
phố Hồ Chí Minh thực hiện theo đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra
làm rõ."
Đây cũng là thông tin được Phòng Tham mưu, Công an
Thành phố Hồ Chí Minh đăng tải trên cổng thông tin của Bộ Công an thành phố này
cùng ngày.
--------------------------
Mời quý vị bấm vào đường
dẫn này để theo dõi lại một chương trình hội
luận trực tuyến Bàn Tròn Thứ Năm trong năm 2019 có sự tham gia
trên tư cách khách mời của Tiến sỹ Phạm Chí Dũng.
*
*
Tin liên quan
====================================================
Thụy My – RFI
Đăng ngày 22-11-2019
Hôm
nay 22/11/2019, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức bảo
vệ nhân quyền Human Rights Watch tuyên bố việc bắt giữ nhà báo tự do Phạm Chí
Dũng chứng tỏ Việt Nam « trấn áp không dung thứ tất cả những tiếng nói
đối lập ».
Nhà
báo Phạm Chí Dũng và tờ triệu tập của công an. Ảnh chụp ngày 03/03/2015 .RFI/Capdevielle
Hôm qua 21/11 báo chí nhà nước Việt Nam đồng
loạt đưa tin một nhà báo ở Sài Gòn đã bị bắt giam vì các hoạt động « chống
Nhà nước ». Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, 53 tuổi, cựu sĩ quan quân đội,
cựu cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy, bị khởi tố vì cáo buộc « làm,
tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống
Nhà nước Việt Nam » theo Điều 117 Luật Hình sự sửa đổi.
Theo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, việc ông
Phạm Chí Dũng lập ra Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là « trái với pháp luật »,
không đăng ký tên miền của trang « Việt Nam Thời Báo » có các
bài viết « chống Đảng, Nhà nước ».
Ông Nguyễn Tường Thụy, phó chủ tịch Hội Nhà
báo Độc lập cho biết trang web « Việt Nam Thời Báo » đã tạm thời
mất quyền kiểm soát, nhưng sẽ được khôi phục trong thời gian ngắn.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã viết rất nhiều bài
báo phê phán chính quyền, cũng như trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài, trong
đó có đài RFI. Thời gian gần đây nhiều blogger, fabooker ở Việt Nam đã bị bắt
và tuyên những bản án nặng nề vì chỉ trích Nhà nước.
Được biết Điều 117 Luật Hình sự năm 2015 quy
định ba khung hình phạt chính, từ 1 đến 20 năm tù. So với Điều 88 Luật Hình sự
năm 1999, điều 117 được mở rộng hơn, với ba khung hình phạt chính. Khung 1
(nghiêm trọng và rất nghiêm trọng) có mức án từ 5 đến 12 năm, khung 2 (đặc biệt
nghiêm trọng) từ 10 đến 20 năm, còn khung 3 (chuẩn bị phạm tội) từ 1 đến 5 năm
tù.
No comments:
Post a Comment