Tuesday, November 5, 2019

BẢN TIN NGÀY 5/11/2019 (Báo Tiếng Dân)




05/11/2019

BÀI MỚI
05/11/2019
05/11/2019
05/11/2019
05/11/2019
05/11/2019
05/11/2019
05/11/2019
05/11/2019
5/11/2019
05/11/2019
05/11/2019
05/11/2019
04/11/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 05/11/2019

Chuyện nghị trường

Infonet đưa tin: Tuần này, Thủ tướng cùng 4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn. Show diễn màn chất vấn sẽ được truyền hình trực tiếp với 4 nhóm vấn đề mà 4 Bộ trưởng sẽ trả lời, gồm: Bộ Nội vụ; Bộ Công Thương; Bộ NN&PTNT và Bộ 4T.

Bốn Bộ trưởng sẽ diễn màn chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14, gồm: Lê Vĩnh Tân, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Cường và Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Infonet

“Diễn viên” đầu tiên lên sàn diễn sáng 6/11 là Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường. Ông Cường sẽ trả lời nhóm vấn đề về chất lượng, hiệu quả chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và chính sách khai thác thủy sản.

Chiêu đưa Bộ trưởng NN&PTNT ra trả lời trước để “phủ đầu” là chiêu trò quen thuộc của Quốc hội CSVN, vì các vấn đề trong lĩnh vực này thường vô thưởng vô phạt nhưng rất dễ nói dông dài, làm mất thời gian và gây xao lãng các vấn đề chính. Vấn đề quan trọng nhất của nông nghiệp VN là đầu ra ổn định cho nông sản để không phải “giải cứu” nữa, thì cả thập niên qua các bộ trưởng vẫn không có giải pháp.

                               https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/07/2-3.jpg


Chiến dịch “đốt lò”

Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, báo Một Thế Giới đưa tin. Ông Vũ Văn Ninh, cựu Phó thủ tướng nhiệm kỳ 2011-2016 bị kỷ luật do có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác. Trước đó, ngày 19/7 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị họp đã xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Vũ Văn Ninh về mặt đảng.

Ông Vũ Văn Ninh liên quan đến sai phạm cho giảm và thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn, bán phần vốn nhà nước hiện có tại Công ty cổ phần Cảng Quảng Ninh. Ông Ninh còn đồng ý chủ trương để UBND tỉnh Khánh Hòa sau khi nhận chuyển giao Công ty cổ phần Cảng Nha Trang tiếp tục được thoái vốn nhà nước theo hướng nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối.


Lại phát hiện hàng Tàu nhập lậu vào VN

Công an quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cùng các lực lượng chức năng chặn đứng 8 tấn hàng nghi nhập lậu từ Trung Quốc về Đà Nẵng tiêu thụ, theo báo Giao Thông. Trưa 4/11, lực lượng chức năng xác nhận, đã chặn đứng 71 kiện hàng hóa nhập lậu, với tổng khối lượng hàng khoảng 8 tấn, nghi đưa từ TQ về Đà Nẵng tiêu thụ.

Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, số hàng này có nguồn gốc từ TQ, qua cửa khẩu Móng Cái, vào VN rồi theo đường tàu hỏa tới Đà Nẵng để bán Tết. “Bên trong các kiện hàng lậu này có nhiều áo quần, vải vóc, giày dép, cùng nhiều mặt hàng khác chưa kiểm kê kết. Tại thời điểm kiểm tra, một số người tự xưng là chủ hàng nhưng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp lệ”.


Vụ 39 người chết: Nhà chức trách bắt người sống, đổ lỗi cho người chết

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An xác nhận đã bắt 8 người trong đường dây đưa lao động ra nước ngoài trái phép, Zing đưa tin. Tướng Cầu, cùng với các cơ quan tuyên truyền của đảng CSVN tiếp tục đổ trách nhiệm cho những người chết.

Ông Cầu phát biểu: “Rõ ràng những người này đi đến nước thứ 2, thứ 3 để trốn sang Anh chứ không phải họ đi thẳng, bị buôn người từ Việt Nam đi, nên về mặt pháp lý, đây là hành vi tổ chức trốn ra nước ngoài và ở lại nước ngoài trái phép”.

Tướng Nguyễn Hữu Cầu nói về hành trình bắt 8 đối tượng đưa người đi Anh, theo Infonet. Về 8 trường hợp bị bắt, ông Cầu cho biết: “Đây chưa phải đường dây, trong số 8 người chúng tôi bắt giữ là có con em, người thân làm việc bên Anh, thấy làm ăn được nên từ bên Anh họ móc nối về Việt Nam để tổ chức cho những ai muốn sang Anh thì bên Anh họ đón. Có người nộp đến 49.000 USD, tức là gần 1 tỷ, có người nộp 600-700 triệu. Những người nghi vấn ở bên Anh đều đi qua cửa khẩu Nội Bài, bay hợp pháp”. Ông Cầu tính tỷ giá từ 1-2 năm trước? 49.000 USD hiện tại đổi được gần 1,14 tỷ, chứ không chỉ … gần 1 tỷ.

Về diễn biến hoạt động của tội phạm buôn người ở Nghệ An, ông Cầu nói: “Gần đây đã có 3 vụ rồi, có những vụ có đến 400 người liên quan. Vừa rồi Công an Nghệ An khởi tố vụ 3 bị can, đón bắt đối tượng từ nước ngoài về ngay tại sân bay. Khởi tố tương đối nhiều chứ không phải giờ mới làm”.



Tin giáo dục

Báo Giáo Dục VN có bài: Bị phát hiện có nhiều ngày sinh, Bí thư Thiệu Hóa nói “chắc họ muốn tôi hưu sớm”. Cụ thể, “những thông tin liên quan tới bằng cấp, ngày, tháng, năm sinh của ông Hoàng Văn Toản – Bí thư Huyện ủy Thiệu Hóa đang gây xôn xao dư luận cũng cần được làm rõ theo hướng công khai, minh bạch vụ việc”. Ông này bị phát hiện có các ngày sinh là 12/9/1962; 20/12/1963; 15/5/1962.

Khi được hỏi, ông Toản chỉ trả lời: “Ngày xưa tôi đi học khai ngày sinh năm 1963 là đúng rồi, nhưng tuổi thật của tôi là sinh năm 1962. Sau đó tôi xin tổ chức cải chính lại ngày sinh là 1962. Mình là người của tổ chức, do vậy, những vấn đề này tôi đã trình bày với tổ chức hết cả rồi”. Nói thế thì khác gì ông Toản thừa nhận tổ chức của ông là tổ chức giả, người khai man thông tin cũng vào được.

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi về vụ hơn 87.000 giáo viên diện tuyển dụng đặc cách: ‘Hẩm hiu’ như GV Sóc Sơn? Dù Bộ Chính trị đã cho phép được tuyển dụng đặc cách nhưng toàn bộ GV hợp đồng của Hà Nội đều phải tham gia thi tuyển hoặc xét tuyển, dẫn đến việc 256 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc, khiến họ rất bất bình.

Tác giả đặt câu hỏi: “Số liệu tổng hợp của Bộ GD&ĐT, cả nước còn hơn 87.000 giáo viên hợp đồng có thể được xét đặc cách. Vậy, liệu số giáo viên này có bị rơi vào tình trạng hẩm hiu như các giáo viên ở Sóc Sơn?”

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, phải bảo đảm nguyên tắc có người học thì phải có người dạy, nhưng sẽ chỉ giải quyết theo chế độ “đặc biệt” trên cơ sở biên chế của năm 2015, với những người đã có hợp đồng lao động. Nhưng với số lượng viên chức sắp sửa tuyển dụng lớn, gần 100.000 người, “Bộ trưởng Nội vụ đang rất lo lắng về việc không thể đạt được mục tiêu tinh giản 10% biên chế cho đến năm 2021”. Làm việc kiểu sáng nắng chiều mưa như vậy, các GV ở VN còn khổ dài dài.



Vụ nước sông Đà nhiễm dầu

Sáng 4/11/2019, tại phiên giải trình của HĐND TP Hà Nội về an toàn thực phẩm, Chủ tịch Hà Nội ‘xin rút kinh nghiệm’ sự cố nước sông Đà, VnExpress đưa tin. Rủi ro liên quan đến an ninh nguồn nước cho khu vực phía tây thủ đô CSVN, nhưng ông Nguyễn Đức Chung chỉ “thay mặt lãnh đạo thành phố, xin được rút kinh nghiệm sâu sắc trong vấn đề liên quan đến giải quyết sự cố nước sạch sông Đà”.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Hà Nội tỏ ra đồng tình với ý kiến của UBND tỉnh Hoà Bình trong việc yêu cầu Viwasupco không sử dụng chung nước Đầm Bài mà phải tách riêng hệ thống lấy nước từ sông Đà về nhà máy. Vẫn không thấy ông Chung hay ai khác chịu đứng ra nhận trách nhiệm trong vụ này.

Nhà báo Đào Tuấn bình luận“Không biết Công an Hòa Bình điều tra vụ 2 ông giời có thú vui đi 300-400km mang dầu lên đầu nguồn đổ thải đến đâu rồi chứ Sông Đuống đã kịp bán 34% cổ phần cho người Thái. Càng nghĩ càng thấy vụ này như tiểu thuyết. Đùng phát Sông Đuống được duyệt giá nước trước cả khi xây dựng nhà máy”.

Ông Tuấn chỉ ra: “Sông Đuống đang tạo áp lực tài chính khi Hà Nội phải căng mình bù giá. Bởi với công suất 300.000m3/ngày đêm, nếu nhà máy này vận hành chỉ 50% công suất thôi Hà Nội đã phải bù lỗ khoảng 1,5 tỉ đồng/ngày. Đùng phát Sông Đuống đang lỗ thì có đứa mang dầu đổ lên đầu Sông Đà. Đùng phát Hà Nội đòi tăng giá nước”

Nói ngắn gọn: Một thế lực tư bản đỏ thắng và chiếm “thị trường” cấp nước ở thủ đô, thế lực tư bản đỏ khác chấp nhận tạm thời rút lui, người dân vui vẻ chấp nhận thua toàn tập vì “ổn định chính trị”, không phải chuyện gì mới trong xã hội CSVN.


Tin môi trường

Infonet đặt câu hỏi vụ dân tố gây mùi hôi thối: Chủ đầu tư khu xử lý chất thải Quang Trung nói gì? Người dân huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai khổ vì tình hình ô nhiễm gần khu xử lý chất thải Quang Trung. Ông Trần Anh Dũng, TGĐ Công ty Sonadezi, chủ đầu tư xây dựng và vận hành khu này cho biết, giữa tháng 8/2019, công ty đã tham dự buổi đối thoại giữa Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất với dân các xã vùng Kiệm Tân và Xuân Thiện.

Trong buổi đối thoại có ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch huyện Thống Nhất và “nội dung buổi đối thoại cũng chỉ có 2 ý kiến phản ánh về mùi hôi thối, nhưng do chăn nuôi heo tại địa phương. Đồng thời, người dân cũng ghi nhận sự cầu thị và hiệu quả trong các biện pháp giảm thiểu mùi của công ty”. Màn đi đêm quen thuộc giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp gây ô nhiễm trong vụ này, không khác gì vụ Formosa. 


Tin Hồng Kông

Báo Thanh Niên đưa tin: Một chính khách bị cắn đứt tai khi tham gia biểu tình ở Hồng Kông. Trong cuộc biểu tình ngày 4/11, tại khu CityPlaza, một người đàn ông đã rút dao và đâm loạn xạ vào nhóm người đang biểu tình phản đối chính quyền Hồng Kông. Ít nhất 5 người bị thương trong vụ tấn công này, trong đó có ủy viên hội đồng Andrew Chiu. “Chính khách Chiu cố gắng khống chế kẻ tấn công nhưng bị y quay lại và cắn đứt lỗ tai bên trái”.

Ảnh chụp từ clip cho thấy kẻ tấn công cắn tai chính khách Hồng Kông. Ảnh: Reuters/ TN

Văn phòng Tân Hoa xã ở Hong Kong như ‘vùng chiến sự’, theo VnExpress. Một nhân viên Tân Hoa xã ở Hồng Kông kể: “Những tấm kính ở tầng trệt đều bị vỡ, có nhiều sơn đỏ tràn ra khắp sảnh và mùi cháy khét bốc lên. Cảnh tượng trông như vùng chiến sự… Chúng tôi rất lo vì bản tin trực tiếp trên truyền hình cho thấy tòa nhà của chúng tôi đang bị tấn công. Nhưng chúng tôi không lập tức dừng công việc vì nghĩ rằng điều đó không nghiêm trọng”.

Ngay sau đó, Nhân Dân nhật báo đăng bài xã luận, có đoạn: “Những tội ác bạo lực như vậy sẽ không được bất kỳ quốc gia nào trên thế giới dung thứ. Đây không chỉ là hành vi cố ý vi phạm luật pháp bảo đảm tự do báo chí của Hong Kong, mà còn là một cuộc tấn công hiểm độc vào tình cảm yêu nước của đồng bào Hong Kong và phải bị trừng phạt nghiêm khắc theo pháp luật”. Khả năng vụ tấn công bằng “bom xăng” này không đơn giản.


***

***

***






No comments: