Đổi
“bến” thành “ga” nằm trong kế hoạch xóa ký ức người Sài Gòn?
Diễm Thi
2024.02.29
Bến
Bạch Đằng là một địa danh của Sài Gòn từ lâu. Hình ảnh bến tàu tấp nập, nhộn nhịp
đã in sâu vào tâm trí của người dân Sài Gòn. Bỗng nhiên gần đây, người Sài Gòn
thấy bảng hiệu “Ga tàu thủy Bạch Đằng” thay cho bến tàu thưở nào. Nhiều người
bày tỏ phản ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội đối với sự thay đổi đó.
Hình
ảnh buôn bán trên vỉa hè Sài Gòn năm 1972.
AFP
PGS-TS
Hoàng Dũng
nói với RFA suy nghĩ của ông:
“Các
ngôn ngữ khi phát triển sẽ gây ra phản ứng với cộng đồng đã quen với cách dùng
cũ. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nếu những từ ngữ cần thiết, ví dụ trong ngành
khoa học họ buộc lòng phải sử dụng một cách gọi mới không quen thuộc với quần
chúng, nhưng vì cái giá của sự phát triển, buộc lòng người ta phải làm như vậy.
Ở
đây thì khác. Ở đây là những từ ngữ đã quen thuộc và cũng không gây ra cái khó
khăn gì trong việc tiếp nhận cả. Cho nên gọi là ga tàu thủy để cho người ta phản
ứng như vậy thì có đáng không? Thực sự là để phát triển tiếng Việt hay là do
kém tiếng Việt?
Bến
tàu thủy là cách nói quen thuộc và không gây hiểu lầm, lý do gì mà lại bỏ chữ bến
lấy chữ ga, thành ra cái giá trả nó lớn mà không cần thiết”.
Trên
mạng xã hội, một số câu thơ, câu hát được thay từ “bến” thành “ga” với ý mỉa
mai như: “Làm thân con gái mười hai ‘ga’ nước”; “Qua ‘ga’nước xưa lá hoa về chiều”
(lời bài hát Nắng chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sáng tác năm 1952).
Nhà
nghiên cứu Đinh Kim Phúc bày tỏ quan điểm bằng một “câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch
sử năm 2024” trên facebook của ông hôm 28 tháng 2 năm 2024:
“Ngày
5/6/1911 người thanh niên yêu nước Văn Ba ra đi tìm đường cứu nước từ:
1.
Bến
Bạch Đằng.
2.
Bến
Nhà Rồng.
3.
Ga
tàu thủy Hiệp Bình Chánh.
4.
Hỏi
lãnh đạo tp.HCM”.
Ông
nói thêm với RFA:
“Tôi
không biết giới lãnh đạo TP.HCM có chỉ đạo hay không hay đơn vị đầu tư họ thích
sao thì đặt như vậy. Giở lại lich sử Sài Gòn - TPHCM 300 năm, kể từ năm 1698,
trong tác phẩm nổi tiếng nghiên cứu lịch sử và văn hóa ở miền Nam, đó là quyển
Gia Định Thành Đông Chí, người ta ghi rất rõ là “trên bến dưới thuyền”. Còn đằng
này, tôi nghĩ người đặt ra cái “Ga tàu thủy Bạch Đằng” hay “Ga tàu thủy Thủ
Thiêm”… không hiểu gì về ngôn ngữ và văn hóa của vùng đất mới. Và họ cố áp đặt
cái sự dốt nát của họ cho nền tảng văn hóa Sài Gòn 300 năm.
Ở
đây tôi trách là trách lãnh đạo TP.HCM. Họ có người phụ trách về lãnh vực văn
hóa, giáo dục; họ có hàng trăm trường đại học, có trường Đại học văn hóa, có
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn để nghiên cứu về lịch sử, văn hóa củng
Việt Nam, của những vùng đất mới. Nhưng tất cả đều không lên tiếng mà để mặc
cho mạng xã hội lên tiếng chế diễu, kêu ca và đặt vấn đề.
Phải
chăng trí thức TP.HCM hiện nay là dốt hết hay sao? Tôi nghĩ, phải chấm dứt vấn
đề đem cái sự dốt nát của cá nhân áp đặt lên cái văn hóa của quần chúng, của xã
hội.”
Truyền
thông Nhà nước hôm 29 tháng 2 cho hay, sau khi nhận được góp ý về việc đặt tên
cho bến tàu trên sông khu vực bến Bạch Đằng là 'ga tàu thủy Bạch Đằng' chưa phù
hợp, chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1, ông Nguyễn Kim Toản, đã cho tháo gỡ cụm từ
ga tàu thủy và sẽ đổi tên hàng loạt các biển thành bến tàu như cũ. Ông Toản thừa
nhận thay đổi do người dân góp ý.
Báo
Tuổi trẻ
dẫn lý giải của ông Toản: “Khi đặt tên
cho các bến, thấy không ai nói gì nên chúng tôi sử dụng luôn. Hiện tại chúng
tôi lắng nghe, với tiêu chí luôn hướng về điều đúng. Do đó, tư vấn sai thì giờ
chúng tôi bắt đầu sửa lại”.
Luật
sư Nguyễn Văn Miếng
nói với RFA quan điểm của ông:
“Thực
ra, việc chính quyền TP.HCM thay đổi những tên gọi, những địa danh đã xảy ra
ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 rồi. Đó là thay đổi tên Sài Gòn - Gia Định -
Chợ Lớn thành TP.HCM. Tôi cho rằng đó là một cái kế hoạch lâu dài và họ xóa bỏ
tất cả những địa danh rất thân thương, yêu mến của người dân Sài Gòn.
Đối
với địa danh Bến Bạch Đằng, từ xưa nó đã trở thành một cái tên gọi thân quen
trong thơ ca, nhạc, họa… Mỗi lần sửa sang, thay đổi là họ xóa luôn những địa
danh cũ, chẳng hạn trước đây có Bến Chương Dương, Bến Hàm Tử, Bến Bình Đông, Bến
Vân Đồn… bây giờ họ xóa Bến Chương Dương, Bến Hàm Tử thay bằng đường Võ Văn Kiệt.
Thế hệ trẻ không biết đến hai bến này nữa.
Đối
với từ “bến”, đó là tình cảm của người Sài Gòn nói riêng và người Nam Bộ nói
chung. Cho nên, việc thay Bến Bạch Đằng thành Ga tàu thủy Bạch Đằng là một hành
vi cụ thể trong một loạt hành vi thay tên khác làm xóa đi ký ức và lịch sử về
Sài Gòn.”
Cái
tên Sài Gòn chính thức bị khai tử bởi Quốc hội Việt Nam vào ngày 2 tháng 7 năm
1976. Đô thành Sài Gòn bị đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo
truyền thông Nhà nước, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp chính là người đầu
tiên đã đưa ra ý tưởng đổi tên Sài Gòn thành TP.HCM vào tháng 8 năm 1946, nhân
kỷ niệm một năm chính quyền cách mạng. Trong buổi họp này, sau khi kể một vài
thí dụ ở những nước lớn hay lấy tên những vị anh hùng để đặt cho một thành phố
lớn, bác sĩ Nghiệp đề nghị đổi tên Sài Gòn thành TP.HCM để ghi lấy công đức của
Hồ Chủ tịch.
Trải
qua gần nửa thế kỷ mang tên mới, cái tên Sài Gòn vẫn trong tâm trí, trong cách
gọi của rất nhiều người Việt Nam ở cả trong nước lẫn ngoài nước. Nhà báo Đinh
Quang Anh Thái từng nói với RFA rằng, Sài Gòn là một thành phố có chiều dài lịch
sử lâu đời và gắn bó liên tục với nhiều thế hệ người Việt Nam từ trước năm
1975, không chỉ riêng với người miền Nam mà với cả đồng bào miền Bắc và Sài Gòn
đã trở thành biểu tượng của cả một nền văn hóa. Ông Thái gọi việc đổi tên
Sài Gòn thành TP.HCM là một sự cưỡng chiếm.
---------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
Cái
tên Sài Gòn chưa bao giờ mất!
Liệu
đến năm 2045 Sài Gòn có thể trở thành trung tâm kinh tế- tài chính Châu Á?
Tranh
cãi xung quanh việc thành phố Hồ Chí Minh muốn đặt lại tên 19 tuyến đường
Nay
mới chi 100.000 tỷ đồng phát triển giao thông TPHCM là chậm!
Vì
sao những giải pháp chống ngập ở TP.HCM không hiệu quả?
No comments:
Post a Comment