Israel và Hamas đánh nhau: giải pháp
nào?
06/02/2024
https://www.danchimviet.info/israel-va-hamas-danh-nhau-giai-phap-nao/02/2024/30712/
Giáo chủ
Al-Husseini gặp Hitler
Hamas bất
ngờ tấn công Do thái hôm 7 tháng 10/2023 vừa qua nhưng vẩn không phải là vụ
xung đột võ lực đầu tiên mà đó chỉ là khởi đầu lại của một chu kỳ xung đột dài
hạn giữa 2 nước . Ngay từ sau khi thành lập nước Do thái năm 1948, Do thái đã
xung đột bất tận với Palestine và các nước Á-rặp láng giềng khác.
Theo ông
Alain Dieckhoff, sử gia chuyện về tình trạng xung đột thường xuyên giữa Do-thái
và Palestine, muốn hiểu nguồn gốc chiến tranh Do-thái và Palestine thì phải lui
lại giữa thế kỷ XIX, với dự án thành lập một nước Do thái trên đất Palestine, ở
sườn núi Sion của vùng đồi núi Jérusalem . Và cũng vì « dự án sioniste » này mà
có từ ngữ « sionisme » (chủ thuyết thành lập nước Do thái) và « antisioniste »
có nghĩa là chống thành lập nước Do-thái, … Nhưng sionisme còn là phong trào
chánh trị do Théodor Herzl, một người do-thái gốc ở Vienne (Thủ đô nước Áo)
lãnh đạo và có nhiệm vụ hệ thống hóa những ý kiến nhằm qui về một nước Do-thái
đã thật sự thành hình.
Nước
Do-thái ra đời gặp nhiều bất hạnh. Những ngưởi do-thái ở Nga thường xuyên bị
hành hung hằng loạt. Nhiều người do-thái lo sợ cho rằng sự ra đời một nước
Do-thái không phải là một viễn ảnh tốt đẹp.
Sau Thế
chiến II, Palestine bị đề nghị chia đôi làm một nước Do-thái và một nước Á- rặp
và Jérusalem theo một qui chế quốc tế. Thế là khối Á-rặp kịch liệt phản đối việc
chia hai Palestine.
Chương
trình chia hai nước liền được Liện Hiệp Quốc biểu quyết chấp thuận với đa số
tuyệt đối. Về mặt pháp lý quốc tế, việc chia đôi như vậy đã được thông qua. Tới
tháng 5 năm 1948, nước Do-thái chánh thức ra đời và đã chiếm hết 55% lảnh thổ
Palestine. Còn Palestine thừa hưởng 45% bằng 2 thửa đất, dãy Gaza dưới thẩm quyền
của Ai-cặp, và Cisjordanie lại sáp nhập vào Vương quốc Jordanie.
Nhưng đánh
nhau không phải đợi tới lúc nước Do-thái ra đời mà đã bắt dầu ngay từ sau khi
có kế hoạch chia đôi Palestine để có nước Do-thái vào tháng 11 năm 1947. Năm
1948, khối Á-rặp đánh Do-thái thì tình trạng lãnh thổ và dân chúng đã thay đổi.
Qua năm sau, Do-thái thắng khối Á-rặp, nghĩa là «Do-thái ra đời và định hình bằng
chiến tranh và sống còn cũng bằng chiến tranh (Alain Dieckhoff). Ngay cả lúc
bình yên, Do-thái vẫn phải đặt mình trong tình trạng chiến tranh và như thế từ
năm 1948.
Nguồn
gốc phức tạp
Hamas tấn
công Do-thái hôm 7/10 với cảnh rùng rợn giết người, phần lớn thường dân, người
già cả và nhứt là trẻ con, đã làm chấn động lương tâm thế giới, nhưng vẫn không
phải là điều lạ nếu hiểu ý hệ của Hamas và khối Á-rặp. Thật vậy, phải hiểu những
hành động tàn ác dã man của quân Hamas là phản ứng hợp lý của họ từ lòng thù hận
Do-thái từ những năm 1988 .
Đó là tinh
thần chống do-thái của người hồi giáo đã có từ đầu thế kỷ XX và nó đã kích động
khối Á- rặp trong chiến tranh 1948-1949 . Đó là một thứ chủ thuyết kết hợp từ
hai tư tưởng « quốc-xã với hồi-giáo » (nazisme với islamisme) xuất hiện vào những
năm 1939 và 1940.
Chủ thuyết
này tự nguồn gốc đã chủ trương chối bỏ tính chánh thống của một Quốc gia
Do-thái hoặc cả mọi chế độ không phải là hồi giáo (islamiste) mặc dầu chế độ đó
được đặt trên lãnh thổ Palestine đi nữa. Khi tấn công Do-thái hôm 7/10, Hamas
còn có ý nói rỏ là những dự án khủng bố khác cũng chỉ để phá vở những nổ lực
ngoại giao nhằm giải quyết sự xung đột vì lãnh thổ và ý hệ đã có từ xưa. Nên sự
tàn sát Do-thái trên xứ Do-thái hôm 7/10 chứng minh rõ cường độ câm thù Do-thái
của người Á-rặp hồi giáo. Và đó cũng là mục đích dài hạn của Hamas theo đuổi
khi còn Do-thái trên đất Palestine.
Tiêu diệt
Do-thái là những đam mê ý hệ làm sôi sục lòng hiếu sát của Á-rặp hồi giáo . Nó
thể hiện không cần nhiều nổ lực . Theo người Hamas hiểu, sự thù hận người
do-thái là một đức tính và Hamas đã tìm cách kết họp ý hệ và chánh sách làm một
để lãnh đạo chiến tranh chống Do-thái từ nhiều thập niên qua .
Hamas ra đời
cuối năm 1987 như là một nhánh « Huynh đệ hồi giáo » của Palestine . Hamas chống
Do thái không phải chỉ là thù hận vì bị chiếm lảnh thổ mà còn là chánh nghĩa
cao cả vì tôn giáo . Lý tưởng của Á-rặp là làm lại thế giới theo Hồi giáo : « Allah là mục đích,
Mohamed là mẫu mực, Coran là Hiến pháp, thánh chiến là con đường phải theo và
sau cùng, chết cho Allah là điều mong ước cao cả hơn hết » (Điều 8, Hiến chương Hamas, 1988) .
Nhưng đừng
quên trước và trong lúc Đệ II Thế chiến, tên á-rặp Hadj al-Husseini hợp tác với
nazi nhờ đã gặp Hitler năm 1941 và hắn chỉ huy lực lượng á rặp-palestine . Hắn
còn hoạt động trong cơ quan tình báo nazi và cùng tổ chức sư đoàn hồi giáo SS
hoạt động ở Nam-tư.
Hắn còn quả
quyết với ông Joachim von Ribbentrop, Bộ trưởng Ngoại giao của Hitler, người Hồi
giáo vốn là bạn thật tình của Đức Quốc xã bỡi vì họ tranh đấu chống lại ba kẻ
thù: «người Anh, Do thái và cộng sản » . Theo hắn, chiến tranh là do « Tổ chức
Do thái quốc tế » khai chiến và chinh tổ chúc này kiểm soát Huê kỳ và Liên-xô .
Bị chỉ định
cư trú ở Pháp, tới năm 1946, al-Husseini
trốn thoát và được Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo đón tiếp ở Le Caire như vị anh
hùng . Hitler và Quốc-xã không còn nữa nhưng al- Husseini vẫn tiếp tục đánh
Do-thái và lãnh đạo « Ủy ban tối cao á-rặp » ở Palestine, vứt bỏ không thừa nhận
kế hoạch chia đôi Palestine, và, trái lại, hồi giáo hóa phong trào dân tộc.
Bốn mươi
năm sau, Hamas phục hoạt lại chủ trương hồi giáo chống Do-thái của al-Husseini.
Từ Tổ chức
« Huynh-Đệ hồi giáo » của Egypte và Gaza tới Iran, tất cả người hồi giáo đều
cho rằng các tổ chức dân tộc và xã hội thế tục của Palestine và cả những nước
á-rặp đều bất lực vì đã không thanh toán được Do-thái trong cuộc chiến 1967 và
1973.
Do gạt bỏ
mọi thỏa hiệp với Do-thái, người ta thấy chỉ còn lại chủ thuyết chánh thống tôn
giáo biến những xung đột lảnh thổ hoàn toàn thế tục trở thành thánh chiến để có
cớ ngăn cấm mọi kết thúc bằng đàm phán.
Theo ông
Meir Litvak, Giám đốc nghiên cúu về Trung đông và Phi châu của Đại học Tel-
Aviv (Do-thái), Hamas nhấn mạnh rằng hồi giáo là tinh hoa của chánh nghĩa
Palestine chống Do-thái. Vì thế, cuộc chiến đấu phải được hiểu như hai « thể
tuyệt đối » không thể vượt qua: một thứ chiến tranh tôn giáo và đức tin, giữa hồi
giáo và do-thái giáo và giữa người hồi giáo và người do-thái, chớ không phải chỉ
là thứ chiến tranh thông thường giữa ngưới Palestine và người Do-thái . Đó là một
thứ xung đột mang tính lịch sử, tôn
giáo, văn hóa và đời sống giữa tôn giáo thật sự, đó là hồi giáo, đang chối bỏ mọi
tôn giáo đã có từ trước và tôn giáo bị phế bỏ và bị thay thế, đó là do-thái
giáo.
Thật khó
tìm được một giải pháp ổn thỏa cho cuộc xung đột giữa Hamas Hồi giáo và Do-thái
. Có đề nghị hai quốc gia ở Palestine nhưng đã bị bác bỏ.
Vậy chẳng
lẽ chỉ còn giải pháp duy nhứt là «một mất,
một còn » ?
Nguyễn
thị Cỏ May
No comments:
Post a Comment