Phụ nữ Hàn Quốc được
trợ cấp gần 2 tỷ đồng để sinh con
Yuna Ku
BBC
Tiếng Hàn
29
tháng 2 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2v40d6d414o
“Đây
là lần đầu tiên sau 10 năm làm việc tại công ty, tôi nhận được số tiền trị giá
100 triệu won. Thật là ngại quá đi, nhưng điều đó mang lại cảm xúc tốt.”
Chị
Min Ji-yeon, 34 tuổi, mới đây đã nhận được 100 triệu won (hơn 1,8 tỷ đồng VN) từ
công ty. Lý do là vì chị sinh đứa con đầu lòng vào tháng 7 năm 2021.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/720c/live/00479140-d5f8-11ee-9a5b-e35447f6c53b.jpg
Min
Ji-yeon, người sinh đứa con đầu lòng vào năm 2021, đã nhận được 100 triệu won
tiền trợ cấp thai sản từ công ty
Trả
lời BBC Tiếng Hàn, chị Min cho biết: “Đây là số tiền công ty đưa cho tôi để
nuôi con nên tôi sẽ dùng nó để mua thức ăn cho cháu. Khi cháu lớn lên thì nhu cầu
cũng sẽ nhiều hơn.”
Đầu
năm nay, thông tin Tập đoàn kinh doanh nhà ở Boo Young có chính sách trợ cấp
thai sản 100 triệu won cho mỗi đứa trẻ được các nhân viên công ty sinh từ năm
2021 trở về sau nhanh chóng trở thành chủ đề nóng. Theo công ty, 66 nhân viên
đã nhận được tổng số tiền 7 tỷ won cho đến nay.
Phó
Chủ tịch Lee Jung-geun nói rằng mức hỗ trợ chưa từng có này là nhằm “giải quyết
vấn đề tỷ suất sinh thấp”.
Khi hiện
tượng tỷ suất sinh thấp ngày càng trầm trọng ở Hàn Quốc, không chỉ chính phủ mà
cả các công ty cũng đang xắn tay áo khuyến khích sinh con.
Theo
Tổng cục Thống kê Hàn Quốc vào ngày 28/2, tỷ suất sinh hằng năm ở nước này vào
năm ngoái là 0,72, với tổng số lượng ca sinh là 230.000. Đây là tỷ lệ thấp kỷ lục.
Tỷ
suất sinh trong quý 4 năm ngoái là 0,65, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử tỷ
suất sinh hằng quý nằm trong khoảng 0,6.
Tỷ
lệ này chỉ số trẻ em mà mỗi phụ nữ được dự đoán sẽ sinh ra trong cuộc đời.
Để
duy trì ổn định dân số, con số này cần là 2,1.
Nếu
xu hướng này tiếp diễn, dân số Hàn Quốc sẽ suy giảm 50% vào năm 2100.
·
Những nét đặc biệt
trong văn hóa giao tiếp Hàn Quốc
26 tháng 1 năm 2022
·
Người đào thoát
Bắc Hàn gửi tiền về nước: li kì hơn phim gián điệp
30 tháng 1 năm 2024
·
Hàn Quốc trong
cuộc đua trở thành một trong các nước bán vũ khí lớn nhất thế giới
30 tháng 5 năm 2023
Thưởng
tiền mặt
Trong
khi chính phủ đang triển khai nhiều nỗ lực khuyến khích để tăng tỷ suất sinh,
các công ty cũng đưa ra các biện pháp hỗ trợ tiền mặt đáng kể cho nhân viên.
POSCO
cũng hỗ trợ tiền mặt cho nhân viên, chẳng hạn hỗ trợ 3 triệu won khi sinh con
(5 triệu won cho con thứ hai trở lên), cho nghỉ phép điều trị vô sinh và hỗ trợ
chi phí điều trị, và các phúc lợi như làm việc tại nhà trong thời gian chăm sóc
trẻ (tới 8 tuổi hoặc đến lớp 2 tiểu học).
Ngoài
ra, nhiều hệ thống hỗ trợ thai sản khác nhau cũng được thực hiện tại các công
ty lớn hoặc vừa, như tập đoàn hóa dầu Kumho, HD Hyundai, tập đoàn Lotte và tập
đoàn Yuhan.
Tại
sao không chỉ chính phủ mà cả các công ty, vốn hoạt động vì lợi nhuận, lại nỗ lực
khuyến khích sinh con?
Hwang
Yong-sik, giáo sư quản trị kinh doanh tại Đại học Sejong, giải thích: “Nếu nhìn
từ nước ngoài, bạn có thể tự hỏi liệu các công ty có nên tiến xa đến mức này về
mặt phúc lợi cho nhân viên hay không, nhưng vấn đề tỷ lệ sinh thấp lại rất
nghiêm trọng ở Hàn Quốc. Ở đây, không chỉ chính phủ mà các công ty cũng đang
hành động.”
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/2df9/live/9eb100f0-d5f8-11ee-8f28-259790e80bba.jpg
Min
Ji-yeon cho biết, “Kể từ khi công ty công bố trợ cấp thai sản, các cặp vợ chồng
mới cưới hoặc nhân viên có một con đều nghĩ đến việc sinh con.”
Vai
trò của các công ty
“Cân
bằng giữa công việc và cuộc sống” được coi là một trong những nguyên nhân gây
ra tỷ lệ sinh thấp kỷ lục của Hàn Quốc, nên sự hợp tác của doanh nghiệp là điều
cần thiết để tăng tỷ lệ sinh.
Đặc
biệt, khi số lượng các cặp vợ chồng có thu nhập kép (hai vợ chồng cùng có thu
nhập) tăng lên, phụ nữ thường phải nghỉ việc do sinh con và chăm sóc con cái.
Theo
Tổng cục Thống kê Quốc gia, trong số 7.943.000 phụ nữ đã kết hôn từ 15 đến 54
tuổi tính đến tháng 4 năm ngoái, 1.349.000 phụ nữ đã nghỉ việc, với 42% cho biết
“chăm sóc con cái” là lý do khiến họ phải dừng công việc, tiếp theo là hôn nhân
(26%), sau đó là mang thai và sinh con (23%).
Chị
Min cho biết do vừa đi làm vừa nuôi con nên “tôi thấy cả hai việc đều bị ảnh hưởng”.
“Tôi
thấy có lỗi khi không thể dành nhiều thời gian cho con mình. Nếu con đột nhiên
bị ốm khi tôi đang làm việc tại công ty, tôi phải xin nghỉ phép năm… Rốt cuộc,
xung quanh tôi có rất nhiều người đã rời bỏ (công ty) khi con cái họ lớn lên và
hầu hết trong số họ đều là phụ nữ.”
Bởi
vì phụ nữ thường được coi là người chăm sóc chính nên nam giới khó có thể thoải
mái nghỉ phép để chăm sóc con cái hoặc làm việc tại nhà, ngay cả khi họ muốn.
Một
báo cáo của nhóm hoạt động phúc lợi Workplace Gapjil 119 trích dẫn câu chuyện của
một người cha: “Khi tôi báo cáo với trưởng bộ phận rằng tôi muốn sử dụng chế độ
nghỉ thai sản và chăm sóc trẻ em, tôi được thông báo rằng chưa có người đàn ông
nào từng nghỉ phép để chăm sóc trẻ em trong công ty của chúng tôi. Sau đó đã xuất
hiện những lời chỉ trích về thái độ làm việc của tôi.”
Tình
hình đang được cải thiện, với số lượng nam giới nghỉ chăm con lần đầu tiên vượt
quá 50.000 vào năm ngoái, tức 3 trên 10. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới nghỉ chăm
con vẫn thấp hơn nhiều so với nữ, chỉ ở mức 27,1% so với nữ (72,9%).
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/8ec9/live/e7475e00-d5f2-11ee-9a5b-e35447f6c53b.jpg
Tỷ
suất sinh hằng năm của Hàn Quốc giảm liên tục trong 8 năm
Bởi
vì công ty đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân nên có
nhiều ý kiến cho rằng việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp để thân thiện hơn với
gia đình không chỉ là mong muốn mà còn cần thiết.
Tuy
nhi ên, ngoài nhu cầu thay đổi bầu không khí chung của xã hội và doanh nghiệp,
còn có sự hoài nghi về việc liệu các chính sách của doanh nghiệp nhằm khuyến
khích sinh con bằng tiền mặt có hiệu quả và bền vững hay không.
Giáo
sư Hwang đánh giá: “Thật tốt nếu một công ty thực hiện trách nhiệm xã hội của
mình song song với việc tạo ra lợi nhuận và thực hiện quản lý hiệu quả hoạt động
một cách hợp lý, nhưng nếu một công ty không làm tốt điều này (nếu hỗ trợ bằng
tiền mặt quá mức), thì nó có thể trở thành một động thái phô trương.”
Ngoài
ra còn có vấn đề khác trong quản trị. Hệ thống phúc lợi nội bộ liên quan đến
sinh con có thể tạo ra một gánh nặng khác đối với công ty bởi những nhân viên
không có con sẽ cảm thấy thiệt thòi.
Việc
hỗ trợ bằng tiền mặt, trên thực tế, cũng rất khó khăn đối với hầu hết các công
ty, tức là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh số bán hàng thấp hơn các tập
đoàn lớn hoặc công ty cỡ vừa.
Kim
Mi-na (không phải tên thật), một nhân viên văn phòng ở độ tuổi 30 sắp sinh con,
chia sẻ: “Công ty tặng 500.000 won làm tiền mừng, tôi cảm thấy rằng (sự hỗ trợ)
là rất ý nghĩa dù giá trị chưa bằng các công ty khác.”
Theo
thống kê của Tổng cục Thuế Quốc gia, số lao động báo cáo nhận trợ cấp thai sản
và chăm sóc trẻ em được miễn thuế từ các công ty tính đến năm 2022 là 472.380,
chỉ chiếm 2,3% tổng số người làm công ăn lương. Tính mức trợ cấp trung bình cho
mỗi người là khoảng 680.000 won, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn miễn thuế là
1,2 triệu won mỗi năm.
Rất
khó để biết con số chính xác do trợ cấp thai sản và chăm sóc trẻ em ngoài phần
được miễn thuế đều được tính vào thu nhập chung.
Oh
Jin-ho, Chủ tịch Ủy ban điều hành Workplace Gapjil 119, nhấn mạnh rằng “chính
mô hình (cân bằng giữa công việc và chăm sóc trẻ em) phải được thay đổi, có thể
bằng cách chính phủ ban hành quy định bắt buộc về chế độ nghỉ phép để chăm sóc
trẻ thay vì chỉ tập trung vào việc hỗ trợ tiền mặt từ các công ty”.
Theo
khảo sát năm 2022 của Viện Chính sách Phụ nữ Hàn Quốc, các chính sách cần thiết
nhất để cân bằng giữa công việc và gia đình là “triển khai các hệ thống làm việc
linh hoạt, như đi làm lệch thời gian, làm việc tại nhà và làm việc bán thời
gian” (20,9% người trả lời) và “cấp thêm chế độ nghỉ phép cho cha mẹ mới sinh
con” (13,7%).
---------------
Tin
liên quan
·
Uống cà phê hàng ngày
có lợi cho sức khỏe
30
tháng 7 năm 2021
·
Virus corona: Nhiều người
buồn chán, căng thẳng hơn là lo lắng cho sức khỏe
11
tháng 5 năm 2020
·
Tâm trí quyết định sức
khoẻ như thế nào?
4
tháng 5 năm 2018
No comments:
Post a Comment