Hiến
pháp Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
Đỗ
Kim Thêm
17/10/2020
https://baotiengdan.com/2020/10/17/hien-phap-viet-nam-thuc-trang-nguyen-nhan-va-giai-phap/
Vấn đề căn bản nhất mà Đảng
Cộng Sản Việt Nam phải đối phó trong Đại hội Đảng XIII là lòng bất mãn cao độ của
toàn dân với các chủ trương hiện nay của Đảng, mà điểm chủ yếu là dân
chúng không tin tưởng về hệ thống chính quyền và uy lực pháp quyền. Việt Nam
không thiếu luật pháp, nếu chính quyền không áp dụng nghiêm minh sẽ là một
thách thức quan trọng mà giới lãnh đạo mới của Đảng phải đối đầu khi nó được
thành lập vào năm 2021.
Thực vậy, ổn định chính
trị của Việt Nam tùy thuộc vào khả năng phát triển thể chế pháp quyền trong hệ
thống hiện nay, mà cơ bản nhất là tu chỉnh Luật Hiến Pháp cho một bối cảnh mới.
Do đó, Đại hội không phải là cơ hội tốt đẹp cho giới lãnh đạo lo chúc tụng
nhau, chia ghế, giành quyền và tẩu tán tài sản ra ngoại quốc.
Nhưng Hiến pháp là gì? Hiến
pháp là một văn bản có uy lực tối thượng trong hệ thống chính quyền và luật
pháp để quy định về nguyên tắc tổ chức nhà nước. Hiến pháp tạo
ra thẩm quyền hiến định cho các cơ quan và quy định mọi luật thủ tục cho các cơ
quan công quyền thực hiện quyền này. Hiến pháp quy định các văn bản lập
pháp và lập quy để cho các cơ quan và toàn dân phải tôn trọng.
Hiến pháp biểu hiện trình độ văn hoá chung, chứng tỏ tinh hoa dân tộc đáng cho
thế hệ hôm nay tự hào về đất nước và cho thế hệ mai sau kế thừa.
Điểm quan trọng nhất
là ai làm ra Hiền pháp? Toàn dân đảm nhiệm quyền này. Toàn
dân có thẩm quyền lập hiến tối thượng và phải có cơ hội hành xử, không
ai khác hơn. Đó là quan niệm chung về giá trị phổ quát của Luật Hiến pháp
trong các nước trên thế giới.
Nhưng tại Việt Nam lại
khác hẳn. Hiến pháp là một bản sao Nghị quyết của Đảng, không mang lại
một giá trị luật học và cũng không đáng là khuôn mẫu cho ai noi theo. Các
khuyết điểm của Hiến pháp Việt Nam là một bất hạnh và ô nhục cho dân tộc. Vấn
đề như vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, khái niệm về đất đai và quyền
tư hữu v.v đã được thảo luận nhiều, bài viết này sẽ không bàn thêm các chi
tiết quen thuộc này, mà chỉ nhìn lại vấn đề trong khuôn khổ lý thuyết của Luật
Hiến pháp trong các nước khác với mục đích thảo luận về thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp.
Thực
trạng
Không tự do
Việt Nam hiện nay đang có
tự do kinh tế và không có tự do chính trị, một loại tự do không luật lệ. Đúng
hơn, Việt Nam có đủ luật lệ, nhưng không áp dụng theo tinh thần của nhà nước
pháp quyền như luật hiến pháp đề cao, mà vi phạm nhân quyền và dân quyền là vấn
đề chính. Thí dụ điển hình là bi kịch Đồng Tâm.
Bản chất của vụ tranh chấp
Đồng Tâm là đất đai, nghĩa là dân sự. Vụ kiện theo cơ sở dân quyền chưa có án
toà chung quyết, nhưng được 3.000 cảnh sát cơ động thi hành chấp pháp lúc đêm
khuya và giết người công khai. Đảng phải dùng bạo lực cách mạng và vũ khí hiện
đại để chiếm hữu đất đai, mà đúng lý ra là có thể giải quyết tranh tụng trong
tinh thần tôn trọng quyền tư hữu của người dân. Khi hai phe tranh tụng bảo vệ
quyền này trong tinh thần thượng tôn luật pháp, nó sẽ không tốn xương máu của nạn
nhân hay cán bộ chấp pháp và chửa cháy. Trong thời đại văn minh, bi kịch Đồng
Tâm là một vết nhơ của lịch sử pháp luật Việt Nam.
Sai phạm trầm trọng là Hiến
pháp không phân biệt dân quyền và nhân quyền, hai phạm trù cần áp dụng riêng biệt.
Hiến pháp công nhận nhân
quyền, thực ra không nằm trong ý nghĩa cao cả cuả nhân quyền, một quyền tự
nhiên nội tại, thành tựu văn minh của nhân loại và có giá trị phổ quát, nhưng
như là một ban phát ân huệ của nhà nước.
Bằng chứng gần đây là quyền
tự do ngôn luận của Cô Phạm Đoan Trang. Là một nhà hoạt động công khai và là
tác giả của nhiều đầu sách như “Chính trị bình dân”, “Phản kháng phi bạo lực”,
“Cẩm nang nuôi tù” và mới nhất là đồng tác giả với ông Will Nguyễn về “Báo cáo
Đồng Tâm”, cô Trang là người được nhiều giải thưởng quốc tế có liên quan đến
các hoạt động báo chí và nhân quyền. Các hoạt động của cô Trang là trong tinh
thần bất bạo động. Tuy vậy, theo quan điểm của chính quyền, cô Trang có những
hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước”. Đó là lý do khiến cô Trang bị khởi tố và
bắt giữ. Việc truy tố mang những sai phạm luật pháp.
Về mặt hình thức, cô
Trang là cư dân hiện sinh sống tại TP.HCM. Hành vi của cô Trang đang bị
truy cứu trách nhiệm hình sự cũng tại TP.HCM. Do đó, căn cứ khoản 4 điều 163 Bộ
Luật Tố tụng hình sự thì thẩm quyền điều tra vụ án phải thuộc về cơ quan điều
tra tại TP.HCM, không phải là Hà Nội.
Về mặt nội dung, vấn đề
trầm trọng hơn. Khi phát biểu về một quan điểm chính trị, trình bày công khai một
hy vọng thay đổi cho đất nước trong tương lai qua sách vở và báo chí, cô
Trang hoạt động trong khuôn khổ quyền tự do ngôn luận hiến định.
Vấn đề là toà án cần phân
biệt những khái niệm cơ bản như “Tuyên truyền chống Nhà nước” và tôn trọng đối
lập. Vũ khí hiện nay của chính quyền là thuyết phục và chứng minh việc bắt giử
và xét xử theo các khái niệm này.
Nhìn chung, việc bắt giử
cô Trang không có cơ sở pháp lý. Cô Trang cũng không có một tố quyền hiến định
để chống đối việc bắt giữ.
Thực tế cho thấy là khi
Hiến pháp công nhận tổng quát giá trị nhân quyền, nhưng không tạo căn bản để
tuân thủ, không có một cơ chế tranh tụng khi vi phạm, không công nhận tố quyền
trực tiếp của nạn nhân để khởi động và không có cơ quan theo dõi các vi phạm để
cảnh báo khi cần thiết.
Không ràng buộc luật pháp
Dù Hiến pháp quy định là
mọi hoạt động của Đảng phải nằm trong khuổn khổ cuả Hiến pháp và luật pháp,
nhưng không đem lại ràng buộc pháp luật trong thực tế, một điều kiện tạo hiệu lực
cho luật hiến pháp.
Vì không có luật pháp làm
cơ sở nên Đảng có quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối nhưng không chịu trách
nhiệm pháp luật:
Tất cả các Cương lĩnh và Nghị quyết của Đảng đứng
ngoài và đứng trên luật pháp, mọi sinh hoạt nội bộ của Đảng không theo
nguyên tắc dân chủ và mọi kỷ luật Đảng dựa trên đạo đức cách mạng và lương tâm
tập thể.
Hiển nhiên đây là sự vi
phạm nguyên tắc ràng buộc. Tạo ra một khuôn khổ pháp chế cho Đảng hoạt động và
đề ra mối quan hệ giữa Đảng trong vai trò lãnh đạo và chức năng điều hành Nhà
nước là một nhu cầu khách quan thời đại, nhưng không cơ quan nào đảm trách
thực hiện.
Không bình đẳng
Vi phạm trầm trọng về
nguyên tắc bình đẳng xảy ra trong trường hợp áp dụng hoặc không áp dụng luật
kinh tế.
Trường hợp thứ nhất là không áp dụng luật doanh nghiệp nhà
nước đang bị phá sản mà không giải thể là thí dụ. Đây là một nghịch lý trong luật
cạnh tranh, vì doanh nghiệp tiếp tục hoạt động thì chỉ duy trì khủng hoảng và
kiềm hãm tăng trưởng. Chính sách này thuộc về Đảng quyền, một lĩnh vực nằm
ngoài và trên sự tài phán của nhà nước.
Hậu quả là người vi phạm
pháp luật mà cả nước không dám minh danh để truy tố theo luật định mả chỉ gọi
là Đồng chí X, một thắng lợi cho Đảng quyền nhằm bảo vệ người vi phạm, tư bản
thân tộc và các nhóm lợi ích.
Trường hợp thứ hai là áp dụng luật cho dành cho công nhân và nông dân thì lại làm bất
công trầm trọng hơn. Nông dân là thành phần chủ yếu đóng góp cho việc tăng trưởng
kinh tế mà không được hưởng thành quả tương xứng.
Trở ngại chính là đất đai
thuộc quyền sở hữu toàn dân mà do nhà nước đại diện chủ sở hữu, một khái niệm
ngược với tinh thần tôn trọng quyền tư hữu. Chính sách công nghiệp hoá, thành
thị hoá và an ninh quốc phỏng không nhằm bảo vệ tư lợi của nông dân. Các luật lệ
chống lạm phát và an ninh lương thực làm nông dân không bán được nông phẩm theo
đúng giá cạnh tranh và các biện pháp thu mua chỉ phục vụ cho quyền lợi công ty
nhà nước.
Việc thực tế nhất để đem
lại công bình cho công nhân là tăng lương tối thiểu và cải thiện các biện pháp
an sinh xã hội. Vì môi trường đầu tư đang bớt thu hút mà luật pháp dành nhiều
ưu đãi cho nhà đầu tư ngoại quốc và quyền lợi công nhân bị thua thiệt. Bất công
sẽ kéo dài khi luật lao động không là một giải pháp thích hợp.
Cả hai trường hợp trên là
bằng chứng cho thấy sự vi phạm nguyên tắc công bình xã hội là trầm trọng
và còn kéo dài.
Vì không tuân thủ các nguyên tắc tự do, công bình và
ràng buộc theo chuẩn mực nên Hiến pháp Việt Nam không có giá trị về mặt pháp
lý, do đó, cũng có nghĩa là không có Hiến pháp về mặt thực tế.
Nguyên nhân
Có nhiều lý giải về thực
trạng vô luật pháp mà độc tôn Đảng quyền, vi phạm thẩm quyền lập hiến của toàn
dân và thiếu kỹ năng lập pháp và lập quy của Quốc hội là nguyên nhân chính.
Độc
tôn Đảng quyền
Hiến pháp thể hiện quyền
quyết định của người dân về ý chí chung sống với chính quyền và có mục tiêu là
phụng sự hoà bình.
Thực tế cho thấy tất cả
các Hiến pháp Việt Nam chỉ thể hiện ý muốn chính trị của Đảng, sao
chép lại những đường lối đấu tranh cho từng giai đoạn lịch sử để dân chúng tuân
thủ hơn là đề ra một khuôn mẩu quy phạm chung cho xã hội.
Điển hình là Điều 4 Hiến
pháp 2013 có quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, điều kiện để có
hiệu lực hợp hiến và hợp pháp là mọi hoạt động của Đảng phải nằm trong khuổn khổ
của Hiến pháp và luật pháp. Vì không có luật qui định, nên Đảng không bị ràng
buộc và chịu trách nhiệm pháp luật. Nghị Quyết của Bộ Chính trị về
Các Đặc khu mà ông Đinh Thế Huynh đã ký Kết luận số 21-TB-TW ngày 22 tháng Ba
năm 2017 là thí dụ điển hình.
Bộ Chính trị “Đồng ý cho
thành lập ba đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) Bắc
Vân Phong (tỉnh Khánh Hoà) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) trực thuộc cấp tỉnh”
là nằm trong trường hợp mà Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã viện dẫn. Đặc biệt nhất là
Bộ Chính trị còn “giao cho Đảng đoàn Quốc hội xem xét thông qua“.
Hiến pháp 2013 không có một
điều khoản nào quy định về thẩm quyền hiến định của Bộ Chính trị. Cho đến
nay, các đạo luật do Quốc hội ban hành cũng không đề cập đến quyền của Bộ Chính
trị. Do đó, Bộ Chính trị không có quyền về quy hoạch lãnh thổ.
Thực ra, đây không phải
là lần đầu tiên có vấn đề về quy hoạch lãnh thổ, các dự án Bauxite tại Tây
Nguyên, khu kinh tế gang thép Vũng Áng, dự án Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội và
Chân Mây với các hậu quả tương tự đã có trước đây.
Nhìn lại lịch sử, chúng
ta cũng đã thấy việc phát động các cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ là kết
quả của các Nghị quyết của Đảng và không có phúc quyết của người dân theo thủ tục
hiến định.
Người dân hoàn toàn không
có cơ hội bày tỏ chính kiến trong các Tuyên ngôn Độc Lập, Hiệp định Genève và
Paris như Hội nghị Diên Hồng, một trường hợp duy nhất trong lịch sử Việt.
Đề ra vai trò lãnh đạo
Nhà nước của Đảng trong một khuôn khổ pháp chế là một nhu cầu khách quan thời đại
mà Quốc hội cần ban hành để toàn dân biết giới hạn pháp luật của Đảng.
Nhưng độc tôn Đảng quyền
là chuyện mọi người phải đương nhiên chấp nhận và cho Đảng là một đặc thù của
Việt Nam do lịch sử đấu tranh của Đảng để lại. Thực tế sinh động hiện nay cho
thấy là Đảng đã chấm dứt nhiệm vụ lịch sử này từ lâu.
Vi phạm thẩm quyền lập hiến
Một mặt, Hiến pháp xác định
thẩm quyền lập hiến là chủ quyền của nhân dân, mặt khác, lại đề cao vai trò tối
thượng của Quốc hội. Vì không phân định rõ phạm vi nên đây là một nghịch lý.
Tất cả quyền lực của Nhà
nước đều thuộc về nhân dân và Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền
làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nhưng người dân không thể thực hiện quyền này
trong thực tế, vì dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng
nhân dân. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp và chỉ có
Quốc hội mới quyền sửa đổi Hiến pháp.
Hiến pháp đề cao chủ quyền
cuả nhân dân, nhưng không minh thị thẩm quyền phúc quyết hiến pháp, một sự thiếu
nhất quán trong quy định quyền lực của nhân dân. Hiến pháp mặc nhiên không phát
huy đúng mức quyền làm chủ của nhân dân vì cho phép Quốc hội không thực hiện
trưng cầu dân ý, một lỗi hệ thống.
Thiếu
kỹ năng lập pháp và lập quy
Sự hỗn loạn của việc áp dụng
luật pháp còn đến từ kỹ năng lập pháp và lập quy. Trên lý thuyết, nguyên tắc
quyền lực nhà nước phải được thống nhất và do phân công và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước.
Trong thực tế, mức vi phạm
của các văn bản quy phạm luật pháp đến mức độ báo động vì các cơ quan ban hành
không có kỹ năng và cơ quan kiểm tra cũng không thể hoàn thành chức năng.
Nguyên tắc phân công nội
bộ của Đảng là quan trọng nhất phải tuân thủ nên kiểm soát thẩm quyền lập hiến,
lập pháp và lập quy không được đặt ra đúng mức. Nhiều Nghị Định quy định các
quyền tự do hiến định của người dân mà không dựa vào Hiến pháp, chỉ căn cứ vào
Luật Tổ chức Chính phủ để ban hành, một vi phạm trầm trọng về luật thủ tục.
Việt Nam chưa có Toà Bảo
Hiến để xét vấn đề vi hiến hay vi luật của các quyết định hành chính trong khi
Toà án Hành chính hay Toà án Nhân dân lại không có thẩm quyền. Quyền giải thích
luật pháp thuộc về Uỷ ban Thường Vụ Quốc hội, một cơ chế kiểm tra nhưng không bảo
đảm tính thống nhất cuả hệ thống luật pháp và một số Đại Biểu phải dồn sức trao
dồi kỹ năng viết, đọc và chất vấn.
Tại Việt Nam, mối quan hệ
trực tiếp giữa cương lĩnh chính trị và soạn thảo hiến pháp là thí dụ. Hiến pháp
không do dân phúc quyết nên không thể hiện thẩm quyền lập hiến và chính quyền
cưỡng chế luật hiến pháp không thể hiện tinh thần trọng pháp.
Tóm lại, do những nguyên
nhân này mà tìm giải pháp cho việc sửa đổi Hiến pháp là vấn đề, nhưng cụ thể nhất
là phân biệt mục tiêu chính trị và trách nhiệm luật pháp của Đảng, trả
lại thẩm quyền tối thượng lập hiến cho toàn dân, nâng cao kỹ năng lập pháp của
quốc hội và thực thi tinh thần trọng pháp của chính quyền.
Giải
pháp
Các giải pháp hiện nay
Giải pháp thứ nhất cho là tu chỉnh Hiến pháp phải phù hợp với nhu cầu tự hoàn thiện
của cơ chế. Do đó, cần duy trì Đảng quyền để cho mọi sinh hoạt chính trị sẽ
tuần tự chuyển hoá trong an hoà và việc thay đổi triệt để bằng cách soạn thảo
Hiến pháp mới là không cần thiết.
Điều kiện cần có là nâng
cao ý thức về trọng pháp qua giáo dục và khái niệm về Nhà nước pháp quyền XHCH
cần được triển khai sâu rộng hơn. Những người tin rằng Đảng sẽ đem lại giải
pháp cho vấn đề Hiến pháp nên họ ủng hộ và góp ý trong khuôn khổ mà Đảng đề xuất.
Thành tựu tiệm tiến là một triển vọng khả thi.
Giải pháp thứ hai chủ trương đột phá hơn. Tu chỉnh không thể cải thiện các lỗi hệ
thống vì không có tác dụng triệt để và lâu dài mà du nhập những mô hình ngoại
lai để thay thế là giải pháp. Nguyên tắc tam quyền phân lập, xác định vai trò Đảng
quyền trong hệ thống chính trị đa nguyên và đa đảng và phát huy tinh thần thượng
tôn luật pháp là những biện pháp cụ thể.
Các nhà đấu tranh cho dân
chủ trong nước và hải ngoại cổ vũ cho giải pháp này. Họ tin rằng Đảng là vấn đề
mà mô hình Hiến pháp các nước phương Tây là giải pháp, nhưng họ không đủ khả
năng huy động sự đồng thuận của Đảng để cùng thực hiện giải pháp này.
Dù tiệm tiến hay đột phá,
tu chỉnh hay soạn mới, cả hai giải pháp đều tùy thuộc vào thiện chí của ba tác
nhân chủ yếu là chính quyền, dân chúng và học giới, mà hiện nay thì không ai tạo
được niềm tin cho triển vọng cải cách: thực tâm sửa đổi của Đảng, tích cực tham
gia của toàn dân và đóng góp hiệu năng của luật giới là vấn đề.
Khi dân góp ý để sửa đổi
Hiến pháp trong khuôn khổ của Đảng, thì những ý kiến táo bạo trong vấn đề Đảng
quyền lại không được Đảng phản biện lập luận dựa trên khái niệm pháp luật mà xử
lý dựa theo quyền lực chuyên chính và suy thoái đạo đức. Lập luận này không
thuyết phục khi tranh luận về luật pháp, vì hai phạm trù này khác nhau cần phân
biệt.
Khi dân thỉnh nguyện
ngoài hệ thống, thiểu số này thể hiện tinh thần can đảm đáng khâm phục, nhưng lại
bị phê bình là thế lực phản động, không phản ánh nguyện vọng của tuyệt đại đa số
dân chúng và không thể xác minh được là ai có thẩm quyền đại diện, vì không ai
có thống kê chính xác.
Chứng minh khoa học về
nhu cầu thay đối Hiến pháp là nhiệm vụ của học giới, nhưng lại là vấn đề nhạy cảm
chính trị và họ không được phép tiến hành. Dù thành tâm đóng góp của học giới
là có thực, nhưng hiệu năng bị nghi ngờ. Vì Đảng không đào tạo được những nhà
luật học tầm vóc quốc gia và quốc tế, nên thoả mãn nhu cầu này hiện nay là điều
mơ ước.
Giải pháp của Immanuel Kant
Kant không có lập luận ủng
hộ cho độc quyền Đảng trị và nghiêm khắc khi cho là Hiến pháp phải theo thể
chế cộng hoà, không thể khác hơn.
Suy luận theo quan điểm
chặt chẽ này thì Việt Nam trong suốt thời chiến cũng như bình đã không có
Hiến pháp mà chỉ có Đảng quyền cai trị.
Hiến pháp không có giá trị khi có Đảng đứng trên Hiến
pháp. Khi Hiến pháp
không có giá trị pháp lý thì cũng đồng nghĩa là không có Hiến pháp trong thực tế. Việc
sửa đổi Hiến pháp trong khuôn khổ Đảng soi sáng là tiếp tục duy trì tình trạng
vô luật pháp.
Do đó, một Hiến pháp mới
theo thể chế cộng hoà cho Việt Nam sẽ phù hợp với suy luận của Kant. Triển vọng
này sẽ không mở ra vì Đảng sẽ chống đối.
Một là, truyền thống đấu tranh Cách mạng, liên tục của lịch sử và thành tích
Đổi Mới là hoàn cảnh của Việt Nam.
Hai là, mô hình Hiến pháp theo các nước phương Tây sẽ không bảo đảm được sự vận
hành. Đề cao giá trị văn hoá Á Đông trong sinh hoạt chính trị là một đề tài gây
nhiều tranh luận và không đem lại một giải pháp, nhưng lập luận chính cho rằng
trình độ dân trí là không phù hợp. Đảng sẽ không mở lối cho một lộ trình khả
thi.
Chúng ta đang ở đâu?
Suốt một quá trình dài,
chúng ta chưa có luật Hiến pháp đúng nghĩa, người dân không còn được lên
tiếng để quyết định vận mệnh đất nước. Hiện nay, chúng ta đang muốn thoát khỏi
tình trạng tự do vô luật lệ và tự đặt mình trong khuôn khổ của luật Hiến pháp để
giải quyết các vấn đề chung sống.
Chúng ta hoàn toàn không
có một khế ước nguyên thủy theo ý nghĩa cao đẹp nhất của một contrarius
originarius trong lý thuyết luật học, một vấn đề nền tảng cho Hiến
pháp. Khi khế ước nguyên thuỷ là một vấn đề ưu tiên, thì các nguyên tắc hiến định
trở thành vấn đề kỹ thuật có thể sẽ được giải quyết sau.
Hiện nay, khái niệm Nhà
nước pháp quyền XHCH không còn sức thuyết phục, khái niệm về chuyên chính
vô sản đã hết hào quang, khái niệm thế lực phản động cũng không phù hợp
trào lưu dân chủ hoá, những khái niệm về đối lập, quyền tư hữu và tự do
báo chí cũng không được chấp nhận.
Tất cả các khó khăn về
khái niệm sẽ được làm lại trên một căn bản mới khi một khế ước nguyên thủy hình
thành. Đó là điểm mà ý dân và ý Đảng còn có thể gặp nhau trong một giới hạn nhất
định. Khi học giới biết được căn bản này thì họ sẽ đóng góp hữu hiệu hơn để giải
quyết vần đề khái niệm hiến định.
Ý Đảng? Không một Đảng cầm quyền nào, kể cả tại các nước dân chủ, lại muốn
tự bỏ điạ vị cai trị. Ở Việt Nam có khác hơn, vì theo quan điểm lịch sử mà Đảng
muốn cầm quyền toàn diện triệt để và muôn đời, trong khi Kant cho là một chế độ
chính trị chỉ đem lại một giải pháp tạm thời cho các vấn đề xã hội. Khi uy lực
của luật pháp lan toả trong xã hội và ý thức trọng pháp của dân chúng lên cao,
đó là cơ sở để làm ổn định cho việc phát triển chính trị dân chủ.
Ý dân? Không ai có khả năng để trả lời câu hỏi này thoả đáng. Đảng tự
hào thu phục nhân tâm khi dựa vào thành tích đấu tranh giải phóng và Đổi Mới,
nhưng hiện nay Đảng không chứng minh được về niềm tin của dân vào sự lãnh đạo của
Đảng với phương pháp thăm dò dư luận như các nước phương Tây.
Người bất đồng chính kiến
thấy mình là thiểu số, bi quan này thiếu cơ sở, khi ý thức về bất công xã
hội càng ngày càng nhiều, mà chính họ không thể xác định được mức độ. Hy vọng
các nước dân chủ phương Tây hổ trợ trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ và
nhân quyền hiện nay không còn nhiều như trước, vì biến chuyển quốc tế đang dồn
dập và không thuận lợi.
Đã đến lúc ý kiến của
toàn dân trước vấn đề hệ trọng của đất nước cần được tìm hiểu, luận chứng và
trình bày công khai với các phương pháp khoa học khả tín, một chuyện dễ
làm, xảy ra hàng tuần và hằng tháng tại các nước phương Tây, nhưng chưa hề có tại
Việt Nam.
Tuân theo sự chỉ đạo của
Đảng nên đã có một số góp ý sửa đổi Hiến pháp trong sự dè dặt thường lệ, trong
khi đó đã có một số khác đang kiến nghị ngoài sự chỉ đạo của Đảng với tất cả
thiện chí.
Cả hai đóng góp này rất
đáng được trân trọng và gây được ít nhiều tiếng vang. Hiển nhiên, cả hai luồng
ý kiến này cũng không phải là của tất cả 95 triệu dân Việt. Nhưng cả hai loại
góp ý này tiếp tục chấp nhận duy trì nguyên trạng vô luật pháp và không là khởi
điểm cho tiến trình cải cách.
Chúng ta phải làm gì?
Nếu chúng ta nghiêm khắc
với chính mình phải nhận ra rằng đã đến lúc đất nước cần có một
khế ước nguyên thủy làm nền tảng cho sự chung sống, một nguyên ủy
cho mọi chuyển động tương lai của xã hội.
Triển vọng duy nhất mở ra
cho Việt Nam hôm nay phải là một cuộc trưng cầu dân ý theo phương cách khách
quan để xác định lòng dân. Chúng ta muốn đặt mình trong khuôn khổ mới của luật
pháp, một tiền đề cho mô hình tương lai của Hiến pháp, kết quả này phải tùy thuộc
vào trưng cầu dân ý. Ở đây không có thể bàn sâu chi tiết về mô hình cụ thể mà
chỉ đề cập về điều kiện khả thi cần có, đó là thiện chí của Đảng và hợp tác của
dân chúng.
Thiện chí của Đảng được
suy đoán nhiều, nhưng không ai có thể biết chính xác các tác động đang chuyển
biến. Thời thế đổi thay, nên Đảng cũng phải thông minh hơn trước đây để hiểu ra
là vũ khí của Đảng hôm nay không còn là bạo lực mà là lập luận của lý trí dựa
trên khái niệm pháp luật để thuyết phục, một hình thức tự khai sáng và vận dụng
mà Kant đề cao.
Đảng phải tự diễn biến
hoà bình trong bối cảnh mới, tạo thu hút hơn bằng cách chấp nhận dân chủ là một
trò chơi mới và đồng ý với kết quả luật chơi khi tham dự. Đảng cần lập luận và
thuyết phục dân chúng trên cơ sở hợp tác và đối thoại.
Người đầy tớ của nhân dân, đại biểu trung thành của
giai cấp, thành tích trong chiến tranh và Đổi Mới không là khái niệm pháp luật
đem đến sự đồng thuận về hình thức cai trị, nên không tạo ra chính danh cho một
nhà nước pháp quyền.
Quan trọng hơn, khả năng
trong quá khứ không bảo chứng cho Đảng có thể lãnh đạo hữu hiệu hơn cho tương
lai của đất nước.
Đảng và dân chúng, ai là
vấn đề và ai là giải pháp, rồi ai sẽ thắng ai trong các lập luận này, không ai
biết được, nhưng như Kant đề xuất, lý trí là mệnh lệnh để cả hai cùng tuân thủ.
Nếu dân chúng là vấn đề
mà Đảng đem lại giải pháp, thì Đảng sẽ làm cho chính danh thêm ngời sáng. Nhưng
thiện chí của Đảng đang bị nghi ngờ vì góp ý là một trò chơi nguy hiểm cho người
tham dự.
Lý do dể hiểu là Đảng
không áp dụng tiêu chuẩn khách quan để phân biệt giữa thiện chí đóng góp và
thành phần phản động có ác ý nói xấu chế độ. Tiếp tục sử dụng bạo lực để trấn
áp người bất đồng chính kiến thì Đảng sẽ làm tình hình tệ hại hơn mà Liên Xô,
Đông Âu và khối Á Rập là bài học.
Hợp tác của dân chúng đòi
hỏi ý thức về giá trị sử dụng thẩm quyền lập hiến. Dân chúng phải kể đến đầu
tiên ở đây là cộng đồng do mạng lưới thông tin hiện đại nối kết, tuy là thiểu số
trong thế giới ảo nhưng họ là tác nhân quan trọng làm gia tăng kiến thức và tạo
nên một hệ thống thông tin trung thực và nhanh chóng hơn cho xã hội đang bị
bưng bít sự thật mà đa số thầm lặng và mất niềm tin đang cần đến.
Đa số thờ ơ có lý do
chính đáng: cơm áo là thực tế quan trọng nhất; quyền lực, thân tộc và tiền là
phương tiện tốt nhất để giải quyết tranh chấp; nếu tin tức và luật pháp không cần
thiết thì việc sử dụng thẩm quyền lập hiến không thể đặt ra.
Cảm nhận giá trị này đến
từ một nền hệ thống thông tin tự do và giáo dục trọng pháp, nó sẽ mang lại
kiến thức và trở thành ý thức. Ý thức giúp nâng cao khả năng phán đoán về thẩm
quyền lập hiến.
Bất hạnh cho chúng ta là
giáo dục ngày càng lạc lối và tác động tích cực thông tin cho mọi sự chuyển hoá
xã hội khó kiểm chứng, tình huống này không cho phép lạc quan về triển vọng
hợp tác của dân chúng.
Ngược lại, một thực tế
khác đang xảy ra khắp mọi nơi trên đất nước: các cuộc biểu tình của dân oan đòi
công lý, bảo vệ lãnh thổ, đòi làm sáng tỏ những cái chết do bạo lực công quyền
trở thành bức thiết hơn bao giờ hết.
Như vậy, ý thức về luật
pháp đến từ bức xúc trước các bất công trước mắt này. Đó là những tín hiệu khởi
đầu cho một sự bất ổn thường trực mà bạo lực chính quyền làm cho động loạn trầm
trọng hơn. Phản ứng trước bất công là cần nhưng chưa đủ để chuyển biến thành ý
thức của toàn xã hội về vai trò luật hiến pháp và thẩm quyền lập hiến.
Ước vọng của đa số thầm lặng
về một cuộc Đối Mới khác toàn diện và triệt để hơn đang dâng cao, nhưng cũng
khó xác định chiều hướng và tốc độ.
Huy động toàn dân tham
gia vào cuộc trưng cầu dân ý càng khó khăn hơn vì cần quá nhiều yếu tố khác. Những
chuyển biến gần đây cho thấy ý thức về vai trò luật Hiến pháp thay đổi nhiều so
với trước đây, mà kết quả góp ý và thỉnh nguyện là thí dụ.
Dĩ nhiên, khi dân chúng ý
thức rằng Đảng là vấn đề mà dân chúng là giải pháp thì trưng cầu dân ý là một
cơ hội lịch sử để toàn dân tham gia đem lại giải pháp này. Trong chiều hướng
này, chúng ta được phép hy vọng là mức độ tham gia sẽ cao hơn bao giờ hết.
Kết
luận
Việt Nam không còn năng động
cải cách, vì chính quyền và đa số dân chúng thờ ơ trước các biến chuyển sôi động
của thời cuộc: nền dân chủ của Hoa Kỳ đang lâm nguy, nền kinh tế của Trung Quốc
bị suy vi và cảnh quan địa chính trị thế giới bị tê liệt. Vì Việt Nam lãng phí
nhiều thời gian và năng lực nên mọi nổ lực bị trì trệ và đã đến lúc nên cảnh tỉnh
là cải cách toàn diện cho hệ thồng và con người Việt Nam càng bức thiết hơn bao
giờ hết.
Ngày nay, Việt Nam không
còn dựa trên căn bản hợp đồng giữa lòng người dân và ý chí cai trị của chính
quyền. Do đó, đất nước không thể toả sáng và đem đến ổn định trong hiện tại và
tương lai
Sau Đại Hội Đảng lần thứ
XIII, đất nước bước vào thời kỳ mới, một cuộc trưng cầu dân ý tìm ra sự đống
thuận theo ý nghĩa khế uớc nguyên thủy cần được lập ra. Sư đồng thuận về hình
thức cai trị phải dựa trên các khái niệm pháp luật, một cơ sở lập luận cần có của
người dân và chính quyền và cả hai cùng tuân thủ.
Đề xuất trưng cầu dân ý
không hoàn toàn mới lạ, mà thực ra đã có nhiều kêu gọi của các nhà đấu tranh
cho dân chủ. Họ chứng minh là dân Việt chưa bao giờ hành sử thẩm quyền lập hiến,
Đảng tước đoạt quyền dân tộc tự quyết và kêu gọi Đảng thức tỉnh về lý trí và đạo
đức.
Ở đây đề xuất dễ bị
phê phán là hoang tưởng, một là lý thuyết Luật Hiến Pháp hình thành trong
một điều kiện lịch sử và xã hội khác biệt, hai là Đảng muốn tiếp tục nắm quyền
mà không cần lý thuyết của ai và không muốn có sự đồng thuận của dân.
Nhưng nếu chúng ta chấp
nhận giá trị phổ quát của các nước trên thế giới, thì đề xuất này thực tế hơn
bao giờ hết, một phương cách hành động với tính thời sự và cẩm nang. Nhận chân
các giá trị này và nổ lực đòi lại thẩm quyền đã mất để thực thi là vấn đề chọn
lưạ hành động của toàn dân.
Cuối cùng, Việt Nam đang
thiếu một bối cảnh và ý chí chánh trị thích hợp cho việc cải cách luật pháp
theo mô hình các nước phương Tây. Trong tiến trình du nhập, mọi sự cóp nhặt thiếu
chọn lọc khôn ngoan sẽ phản tác dụng.
Dù nâng cao tầm quan trọng
của giải pháp trưng cần dân ý, tiểu luận này còn nhiều thiếu sót, vì không đưa
ra các mô hình cụ thể để thực thi. Đóng góp này chỉ là ý tưởng khiêm tốn ban đầu
để thảo luận mà dĩ nhiên lý thuyết chung không là tất cả cho thực tế Việt Nam.
No comments:
Post a Comment