16/10/2020
https://baotiengdan.com/2020/10/16/cau-hoi-va-nghi-ngo/
.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/BT.jpg
Người thân đứng tại
cổng tư dinh của tướng Man hóng tin. Ảnh: internet
Nghi ngờ từ hôm nghe tin,
định không nói ra vì ngại gạch đá và bị đánh giá là ác, mà không nói ra thì khó
chịu. Đó là chuyện thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 bị chết
khi đang đi cứu hộ ở thủy điện Rào Trăng 3.
Tại sao lại nghi ngờ? Bởi
nếu có kinh nghiệm xem tivi, đọc báo đảng và nhìn thực tế công tác phòng chống
lụt bão, cứu hộ, cứu nạn thì đều biết: Quan chức cấp huyện, tỉnh hay trung ương
và sĩ quan quân đội cấp tá chỉ đến nơi nào đó có nước mấp mé vùng lũ cho phóng
viên quay phim chụp ảnh này nọ. Xong là các cán bộ sĩ quan to của đảng lên xe
hơi về trụ sở hoặc về các điểm ăn uống mở tiệc.
Công tác phòng chống và cứu
hộ, cứu nạn chỉ do cấp dưới, lính lác thực hiện. Đó là thực tế mấy chục năm gần
đây. Nhưng đoàn của tướng Nguyễn Văn Man nhóm bị mất tích bao gồm toàn lãnh đạo:
Có 7 người sĩ quan thuộc Quân Khu 4, 1 người thuộc Bộ Tổng Tham mưu, 3 người
thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên- Huế, 1 là chủ tịch UBND
huyện Phong Điền, 1 phóng viên cổng thông tin của tỉnh. Trong số 8 người thoát
được có cả Phó Chủ tịch tỉnh.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/DS.jpg
Danh sách đoàn cán
bộ cấp cao tử nạn. Ảnh: internet
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao đoàn cán bộ này lại hấp tấp đi vào vùng rừng
núi đang lũ và sạt lở như vậy?
Theo lẽ thường, các cán bộ đảng – nhà nước và các sĩ quan cấp tá trở lên đã rất
sợ chết, không dám để tay chân dính mưa hay bùn đất, nói gì đến chuyện cả đàn
kéo nhau đi vào rừng mưa đang sạt lở.
Vậy nghi ngờ
điều gì? Tôi nghi ngờ và dám đoán mò khẳng định: 99% các dự án thủy điện đó có
tài sản, lợi ích của các cán bộ trong đoàn “cứu hộ”.
Dự án thủy điện Rào Trăng
3 và 4 là được tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp phép để xây giữa rừng nguyên sinh và rừng
phòng hộ. Theo suy đoán của cá nhân: Các nhà máy đó có cổ phần của nhiều quan
chức và sĩ quan quân đội cấp cỡ tướng Man.
Một điều ít người để ý:
Các dự án thủy điện ngoài bán điện còn có thể bán rừng, bán gỗ và đặc biệt là
bán khoáng sản như vàng và các kim loại quý. Khi xây dựng, nạo vét các con
sông, lượng vàng kiếm được nhiều hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Và khu vực thủy
điện Rào Trăng 3 là vùng có vàng và nhiều kim loại quý, xin hãy xem và tìm hiểu
về các vùng khoáng sản, “mạch vàng” của Việt Nam sẽ rõ.
Làm sao thủy điện được cấp
phép dễ dàng giữa rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ như vậy nếu
nhà máy đó không phải của các sĩ quan và cán bộ – đảng viên?
Làm sao các quan chức đầu
huyện, đầu tỉnh, sĩ quan to nhất tỉnh, đứng đầu quân khu lại cấp tập băng rừng
“cứu hộ” như vậy? Lính và sĩ quan cấp cả đống, họ khỏe hơn, nhanh hơn và sẽ vượt
địa hình, bão lũ dễ hơn các quan chức và tướng tá nhiều. Tại sao cả đoàn toàn
cán bộ, sĩ quan cấp bự?
No comments:
Post a Comment