May 25, 2019 08:22 am
Thông tin từ báo cáo minh bạch mới đây của Facebook
cho thấy trong nửa sau năm 2018 Việt Nam đã gửi hàng loạt yêu cầu Facebook kiểm
duyệt nội dung hoặc cung cấp thông tin dữ liệu về người dùng Facebook tại Việt
Nam.
Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Facebook hợp tác với
chính quyền Việt Nam nhưng mức độ hợp tác giới hạn vào việc ngăn chặn tiếp cận
nội dung, chứ chưa đến mức cung cấp thông tin người dùng.
Cùng trong giai đoạn đó, trong phiên điều trần trước
Quốc hội Mỹ ngày 5/9/2018, bà Sheryl Sandberg – Giám đốc hoạt động của Facebook
– đã cho
biết Facebook không có máy chủ ở Việt Nam và công ty này “không
bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, bao gồm cả thông tin về
chính trị”.
Chính phủ Việt Nam có thể yêu cầu gì từ Facebook?
Báo cáo minh bạch của Facebook cho thấy công ty này tự kiểm duyệt nội dung dựa trên
hai tiêu chí: Vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng (Community Standards); Vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ (Intellectual Property).
Facebook cũng chấp nhận yêu cầu kiểm duyệt hoặc yêu
cầu cung cấp thông tin từ bên ngoài thông qua hai cơ chế yêu cầu pháp lý (legal
requests).
Đó là: Yêu cầu thông tin người dùng từ chính phủ
(Government Requests for User), và Yêu cầu hạn chế/ngăn chặn tiếp cận nội dung
(Data Content Restrictions).
Loại yêu cầu pháp lý đầu tiên chỉ chính phủ các nước
mới được dùng. Loại yêu cầu thứ hai có thể được dùng bởi cả các chính phủ, cá
nhân và các doanh nghiệp lớn có quyền lợi bị ảnh hưởng.
Các yêu cầu thông tin người dùng từ chính phủ được
chia ra làm ba loại:
·
Yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến thủ tục
pháp lý (Legal Process);
·
Yêu cầu cung cấp thông tin trong tình huống khẩn cấp
(Emergency); và
·
Yêu cầu bảo toàn thông tin trong lúc chờ thực hiện
thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin (Preservation).
Trong loại yêu cầu thứ ba đó, Facebook chỉ lưu lại
các lưu chụp nhanh thông tin (snapshot) theo yêu cầu, nhưng họ không chuyển bất
kỳ lưu chụp hay thông tin nào cho bên yêu cầu, trừ phi Facebook chấp thuận một
yêu cầu cung cấp thông tin của bên đó.
Facebook áp dụng các yêu cầu hạn chế/ngăn chặn tiếp
cận với nội dung tùy vào luật địa phương mỗi nước. Cho nên nếu nội dung bị ngăn
chặn thì chỉ là với người dùng Facebook trong khu vực quốc gia nơi Facebook đã
nhận và chấp thuận yêu cầu, chứ không áp dụng với người dùng Facebook khắp nơi.
Bên cạnh hạn chế tiếp cận nội dung, Facebook cũng có
thể chấp nhân yêu cầu hạn chế tiếp cận một số tài khoản cá nhân (profile)
Facebook.
Các số liệu mới được đưa ra tuần trước cho thấy, từ
tháng 7 đến tháng 12/2018, Facebook nhận và xử lý tổng cộng 1563 yêu cầu các loại
đến từ Việt Nam (tức là yêu cầu đến từ cả chính phủ, cá nhân, và doanh nghiệp ở
Việt Nam).
Bà Sheryl Sandberg,
Giám đốc hoạt động của Facebook từng khẳng
định sẽ không cung cấp thông tin người dùng cho Chính phủ Việt
Nam. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images
Facebook đáp ứng yêu cầu thế nào?
Trong 1563 yêu cầu được xử lý đó, Facebook nhận từ
chính phủ Việt Nam 7 yêu cầu thông tin người dùng liên quan đến 12 tài khoản
Facebook cá nhân khác nhau (trong đó 5 yêu cầu vì lý do thủ tục pháp lý, 2 yêu
cầu vì lý do khẩn cấp).
Theo báo cáo minh bạch, lựa chọn xử lý của Facebook
với các yêu cầu thông tin này là không chuyển giao bất kỳ thông tin gì.
Tuy nhiên báo cáo không cho biết lý do tại sao
Facebook từ chối các yêu cầu thông tin từ chính phủ đó.
Liên quan đến các yêu cầu ngăn chặn tiếp cận nội
dung, Facebook chấp thuận:
·
1553 yêu cầu ngăn chặn tiếp cận nội dung;
·
3 yêu cầu yêu cầu ngăn chặn tiếp cận tài khoản cá
nhân.
Tức là có 1553 ‘bài’ hay ‘tút’ (post) trên Facebook
đã bị (hoặc là chính phủ, hoặc là cá nhân, hoặc là doanh nghiệp tại Việt Nam)
yêu cầu Facebook ‘che đi’, và Facebook làm theo.
Facebook cũng giới hạn tiếp cận 3 tài khoản cá nhân
Facebook do yêu cầu từ Việt Nam.
Theo giải thích của Facebook trong báo cáo, họ chấp
thuận các yêu cầu giới hạn tiếp cận nội dung này chủ yếu với hai lý do.
Đầu tiên là để tuân thủ Điều 5 – Nghị
định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin trên mạng.
Nghị định này cấm hành vi lợi dụng việc cung cấp, sử
dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm một số mục đích nhất định.
Trong đó bao gồm:
“Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối
đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn
giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo…”
“Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy
tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân…”
Các cơ quan nhà nước Việt Nam chuyên gửi yêu cầu hạn
chế tiếp cận nội dung là Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (thuộc
Bộ Thông tin và Truyền thông); và Bộ Công an.
Các cơ quan này chủ yếu đòi ‘che’ các nội dung chống
phá nhà nước, xuyên tạc về quan chức, và phát tán thông tin giả.
Theo Facebook, họ cũng chấp thuận yêu cầu hạn chế tiếp
cận nội dung từ các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam bao gồm Heineken, Nestlé, và
Suntory PepsiCo Vietnam. Các doanh nghiệp này yêu cầu ‘che’ các thông tin về sản
phẩm bị cáo buộc là xuyên tạc (defamation).
Báo cáo minh bạch của Facebook không làm rõ trong
1556 yêu cầu hạn chế tiếp cận nội dung nói trên có bao nhiêu là từ chính phủ Việt
Nam và bao nhiêu là từ các doanh nghiệp hay cá nhân.
Tuy nhiên, báo chí trong nước có đưa tin mới đây là
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đã gây
sức ép thành công để cả Facebook và Google “gỡ bỏ” “6811
video clip xấu độc, 3000 đường link có vi phạm, 193 tài khoản giả mạo, 159 tài
khoản nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và 18
kênh”.
Việt Nam đòi che Facebook nhiều nhất Đông Nam Á
Báo cáo minh bạch của Facebook cũng cho thấy trong
nhóm các nước Đông Nam Á khác, Việt Nam là nước đòi hỏi Facebook hạn chế tiếp cận
nội dung nhiều nhất trong nửa sau năm 2018.
Số 1556 yêu cầu của Việt Nam cao gấp 2.5 lần so với
số yêu cầu của Thái Lan, gấp 70 lần so với Indonesa, gấp 59 lần so với
Malaysia, gấp 259 lần so với Singapore, và gấp 389 lần so với Philippines.
Trên trường quốc tế, Việt Nam vượt Nga (1537), chỉ
thua có Pakistan (4174), Brazil (4026), và Ấn Độ (17713).
--------------------------------
XEM THÊM
Hòa
Ái, RFA | 2019-05-24
.
RFA
| 2019-05-24
BBC |
24-5-2019
.
James
Pearson - Reuters
Báo
Tiếng Dân | 24/05/2019
No comments:
Post a Comment