Lê Mạnh Hùng
February
28, 2018
Hậu
quả chính trị tại Mỹ sau mỗi lần giết người hàng loạt bằng súng trong những năm
gần đây hầu như đều đi theo cùng một kịch bản. Các vị tổng thống đưa ra những
tuyên bố nói lên sự xót thương và giận dữ của họ cùng cam kết sẽ làm sao để những
người thay thế họ sẽ không phải trông thấy cảnh tượng này nữa.
Nhưng
sau đó thì hầu như không có một thay đổi đáng kể nào xảy ra. Trong thời Tổng Thống
Barack Obama chẳng hạn người ta có thể thấy ông tổng thống đưa ra những lời thật
là hay ho, hùng biện để nói lên nỗi lòng đau đớn của một đất nước sau mỗi vụ
tàn sát, những sau đó lại bất lực trong việc đạt đến một thay đổi nào để ngăn
chặn chuyện đó tái diễn.
Một
lý do chính của sự thất bại tại Washington trong việc kiểm soát súng là Hiệp Hội
Súng Quốc Gia (National Rifle Association) gọi tắt là NRA. Tổ chức vận động cho
súng lớn nhất nước Mỹ này thành công trong việc ngăn chặn những cố gắng tại Quốc
Hội Mỹ nhằm giới hạn việc mua bán súng đủ loại qua sức mạnh tài chánh và chính
trị của nó.
Được
thành lập vào năm 1871 để khuyến khích việc bắn súng như là một trò tiêu khiển,
đến thập niên 1970, tổ chức đã thiết lập đuợc một ảnh hưởng chính trị và trở
thành người cổ vũ chính cho việc giải thích tu chính án thứ hai của Hiến Pháp
là quyền sở hữu và sử dụng súng vô giới hạn.
Tổ
chức hiện nay nhận là họ có 5 triệu hội viên, khiến cho nó có một ảnh hưởng
đáng sợ trong vấn đề kiểm soát súng. Ông Eugene Volokh, một chuyên gia về luật
kiểm soát súng của trường đại học California, cho biết: “Có rất nhiều cử tri (hội
viên NRA hoặc không) mà có những ý kiến rất mạnh về quyền sở hữu súng.”
Hậu
quả là các nhà chính trị, đặc biệt là từ những tiểu bang hoặc hạt bầu cử mà nhiều
người ủng hộ quyền súng đã ngần ngại trong việc đi ngược lại ý của NRA vì họ e
ngại rằng cử tri sẽ bỏ phiếu chống lại họ.
Thêm
vào đó, NRA là một trong những ủng hộ viên tài chánh lớn nhất cho các nhà chính
trị ủng họ quyền súng tại Mỹ. Qua lệ phí hội viên, đóng góp và quảng cáo, NRA
có một thu nhập lên đến $433 triệu năm 2016 và dùng một phần đáng kể thu nhập
này vào việc ủng hộ cho các nhà chính trị thân mình cũng như chống lại những
người chống lại mình.
Theo tổ chức Center for Responsive
Politics, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, NRA đã bỏ hàng chục triệu đô
la cho ban vận động của ông Donald Trump; đóng góp $11.4 triệu vào cho các ứng
cử viên Cộng Hòa khác và bỏ ra $34.5 triệu mua quảng cáo chống lại những người
Dân Chủ.
Hậu
quả là trong gần hai thập niên kể từ vụ thảm sát năm 1999 tại trường trung học
Columbine, hiện nay người ta còn có thể mua các loại súng bán tự động dễ dàng
hơn sau khi một đạo luật cấm bán các loại vũ khí này bị để cho hết hạn dưới thời
Tổng Thống George W. Bush.
Nhưng
bây giờ thì NRA phải đối phó với một đối thủ mà họ chưa từng phải đối phó trước
đó: các thanh thiếu niên sống sót trong vụ thảm sát tại trường trung học
Parkland.
Ngay
sau khi xảy ra vụ tàn sát tại truờng trung học Marjory Stoneman Douglas trong
đó 17 học sinh và thầy giáo thiệt mạng, các học sinh sống sót tại trường này đã
biến thành một sức mạnh đáng kể ủng hộ cho việc giới hạn sở hữu súng.
Qua
sự khéo léo khai thác các phương tiện truyền thông xã hội trên mạng, các học
sinh này đã giữ cho vấn đề kiểm soát súng tiếp tục ở trên đỉnh nghị trrình
chính trị trong suốt hai tuần sau đó, đồng thời mau chóng làm thay đổi các điều
kiện trong cuộc tranh cãi lâu dài về súng này.
Thế
hệ Snapchat
Chỉ
vài giờ sau vụ tàn sát tại Parkland, các đoạn video đau thương được quay ngay tại
hiện trường đã xuất hiện trên mạng Snapchat. Một đoạn cho thấy các học sinh co
rúm trong lớp học và la lớn kinh hoàng trong lúc những tiếng súng chát chúa nổi
lên.
Một
video khác cho thấy các xác người nằm trên hành lang trong lúc người quay phim
đang chạy tìm chốn an toàn.
Những
hình ảnh này đã diễn tả được sự khủng khiếp và kinh hoàng diễn ra tại hiện truờng.
Và đối với những thiếu niên tại Parkland, chia sẻ tấn thảm kịch của họ bằng
hình ảnh và video qua những mạng truyền thông như Snapchat là một phản ứng tự
nhiên.
Trong
những ngày sau đó, học sinh Florida dùng cái app này nhiều lần để tổ chức và
khuyến khích các cuộc bãi khóa và biểu tình kêu gọi kiểm soát súng.
Các
trường học tại Florida và nhiều trường khác đã bị ngưng hoạt động khi hàng ngàn
học sinh bỏ lớp để phất biểu ngữ, la khẩu hiệu và phản đối hàng chục năm bất động
chính trị trong vấn đề kiểm soát súng.
Một
cái app mà trước đó hai tuần chỉ là một phương tiện chia sẻ các câu chuyện và
hình ảnh riêng tư đã được biến cải thành công cụ tổ chức và tiếng nói chính trị.
Và làn sóng bất mãn của các thanh thiếu niên đang mau chóng biến thành môt
phong trào có tổ chức cầm đầu bởi một số lãnh tụ thiếu niên có khả năng đáng ngạc
nhiên.
Các
học sinh Emma Gonzales 18 tuổi và David Hogg 17 tuổi của trường Marjory
Stoneman Douglas High School đã xuất hiện như là những phát ngôn nhân chính của
phong trào và đã thành công trong việc giữ kiểm soát súng đứng hàng đầu trong
nghị trình chính trị và thông tin Hoa Kỳ qua việc sử dụng khéo léo mạng Twitter
và qua những cuộc phỏng vấn liên tục trên các tuyến truyền hình cable.
Tại
Twitter cặp này đã có được trên một triệu người theo dõi kể từ sau vụ thảm sát
và đã dùng mạng này để vận động cho việc kiểm soát súng qua hashtag
#NeverAgain. Các học sinh cũng dùng mạng truyền thông xã hội để động viện tổ chức
một cuộc biểu tình tại Washington vào tháng tới dưới hashtag #MarchForOurLives.
Trong
khi đó phản ứng của NRA và những người ủng hộ họ có vẻ bối rối. Tuy rằng tuyên
bố đổ trách nhiệm cho vụ tàn sát này là một tiến trình điều tra lý lịch khiếm
khuyết dẫn tới việc thủ phạm được phép mua súng, nhưng NRA vẫn cương quyết chống
lại mọi thay đổi trong luật lệ mua và bán súng.
Trước
sự chống đối đó của NRA các học sinh đã bắt đầu ngắm thẳng đến tổ chức này bằng
cách động viên tổ chức một cuộc tẩy chay các công ty tài trợ cho tổ chức.
Bắt
đầu tuần truớc, các học sinh đã tổ chức một chiến dịch trên Twitter sử dụng hashtag
#BoycottNRA kêu gọi các công ty quảng cáo với NRA hãy cắt quan hệ với tổ chức
này. Hậu quả là một số công ty đã công khai cắt quan hệ với NRA.
Và
họ cũng đã phản ứng một cách bình tĩnh trước những lời lên án của những người
chống lại họ mà những tố cáo đi từ việc chính trị hóa một vụ bắn người cho đến
có thái độ bất kính đối với tu chính án thứ hai của Hiến Pháp. Thay vì né tránh
hoặc giữ im lặng, các học sinh đã dùng các phương tiện truyền thông xã hội để
phản bác lại những người chỉ trích họ.
NRA
vẫn là một sức mạnh to lớn trong chính trị Hoa Kỳ.
Nhưng
các học sinh Parkland đã mang lại cho người ta những hy vọng mới vì khác với những
nạn nhân của các vụ tàn sát khác, các môi trường truyền thông xã hội trên mạng
đã cho họ một diễn đàn to lớn để trình bày quan điểm của họ cho toàn dân trong
nước. (Lê Mạnh Hùng)
No comments:
Post a Comment