Bàn về câu nói thứ nhất của ông Thủ tướng
đương nhiệm. Rõ ràng là những
người dân mơ hồ nhất cũng sẽ phải hiểu một thực tế khi nhìn vào là bản thân đã
phải gánh nợ và là con nợ đích thực của những món nợ công do Chính phủ tạo ra.
Người dân thì không thể tiêu pha hay có thể đụng chạm tới được một đồng của
ngân sách, nên những món nợ của nhà nước là do chính họ là nguồn cơn tạo nên bởi
tham nhũng, chi tiêu vượt mức, đầu tư thua lỗ. Nhưng chính những người dân, dù ở
dưới đáy xã hội, vẫn phải gánh chịu trách nhiệm từ những hành vi này của chính
quyền. Chính quyền sử dụng tiền của dân và tạo ra nợ, nhưng người dân lại là
người gánh vác chúng. Do vậy, chính phủ có thể sung sướng, nhưng các sự đau khổ
thì người dân luôn hưởng đầu tiên.
Câu nói chắc như đinh đóng cột của vị Bộ
trưởng Công thương đương chức cũng
lại cho tháy thêm một bộ mặt khác của xã hội loạn lạc và vô pháp. Đến mức mà
các thành viên cao nhất của những Bộ thuộc Chính phủ mà còn gặp phải vô vàn những
đe doạ, sự mua chuộc. Những người có quyền lực đầy đủ mà còn gặp phải những trấn
áp và cạm bẫy trực diện từ nhiều phía như vậy thì chứng tỏ nhà nước đã quá yếu
kém trong quản lý và cũng bị lấn át bởi những lực lượng đen với sức mạnh còn lớn
hơn cả quyền lực chính trị chính thống. Hơn nữa là, nếu không thể đe doạ hoặc
song song với việc dùng đe doạ làm công cụ hữu hiệu thì cũng có thể là bằng
cách mua chuộc quan chức. Vậy đó là những ai và những kẻ nào mà có thể làm được
những việc đó mà những người bị đe doạ hay mua chuộc không thể trừng trị những
đám người đó? Quyền lực ở cấp cao nhất còn bị biến thành những đối tượng của những
trò lưu manh của một xã hội loạn lạc.
Thứ
ba là câu nói của tệ quan liêu và cũng là cách để khiến
cho những kẻ hết thời lại tiếp tục bòn rút ngân sách dựa vào tính có liên quan
đến chính quyền của vị Chủ tịch quốc hội đương thời. Khi đương chức không biết
bọn họ có thể làm gì ngoài tiêu tiền thuế của dân ra hay không, khi mà thôi chức
vụ và không còn làm cán bộ, họ vẫn còn tư tưởng ăn bám vào nhân dân với những
chiêu trò, mánh lới đủ kiểu như vậy? Tư tư tưởng bám rễ vào chính quyền để sống
tầm gửi đã hầu hết trở thành căn bệnh trong xã hội. Có lẽ chính quyền là nơi tạo
ra quá nhiều những lợi ích và quyền thế cho những người đứng vào trong nó, nên
mới có tình trạng từ bé đã được giáo dục phải vào nhà nước mới có thể tiến thân
hay là có vị thế so với phần còn lại. Và như vậy mới có nạn chạy chức, chạy quyền,
ở cấp thấp hơn hoặc các đơn vị công lập thì chạy chọt biên chế, công chức và
viên chức, để sống an nhàn, ổn định cũng như tìm kiếm cơ hội để trục lợi. Không
ai mà làm xe ôm, buôn chổi đót, lá chít hay làm thối móng tay trong chính quyền
lại có thể có những khối tài sản khổng lồ và cuộc sống xa hoa đến vậy trong khi
dân chúng đa phần là sống ở mức nghèo khổ, lạc hậu, đồng thời là tệ quan liêu
và tham nhũng ở cấp độ khủng khiếp nhất hoành hành và tàn phá đất nước, con người
và xã hội.
Ba câu phát ngôn ấy,
nói lên rằng, chính quyền chính là vấn đề, mà dân chúng chỉ là những nạn nhân
không có lựa chọn nào khác.
No comments:
Post a Comment