Thỉnh
thoảng có một quan điểm cho rằng Việt Nam không cần dân chủ ít nhất trong vài
chục năm nữa mà chỉ cần một lãnh đạo yêu nước, sáng suốt, cứng rắn có khả năng
đáp ứng với nhu cầu đất nước và biến động quốc tế để tạo sự ổn định và phát triển.
Thoạt
nghe, đó là một quan điểm tốt vì ổn định là cần thiết mà ổn định để phát triển
đất nước lại càng cần thiết hơn. Việt Nam thật may mắn nếu có một lãnh đạo như
thế để đưa đất nước tiến lên trên con đường phát triển và hiện đại hóa.
Tuy
nhiên, điều kiện chính trị hiện nay cho thấy không có và không thể có một người
như vậy. Việt Nam đang bị cai trị bởi một đảng độc tài toàn trị, không có một kẽ
hở nào dành cho sự đóng góp đi ngược với đường lối đảng.
Tập
Cận Bình cũng lý luận và chủ trương như vậy nhưng cùng lúc với phát triển kinh
tế, tức cho người dân món ăn vật chất, họ Tập xóa bỏ hẳn các khao khát tinh thần
mà sáu tỉ người khác ngoài lục địa Trung Quốc đang được hưởng. Con người khác
con vật ở chỗ bản năng và lý trí, do đó, chủ trương của họ Tập chỉ có hiệu quả
tạm thời. Biến cố Thiên An Môn bùng nổ sau mười năm Trung Cộng phát triển kinh
tế vượt bực.
Trong
lịch sử nhân loại có một số nhà lãnh đạo cứng rắn với mục đích tạo sự ổn định của
đất nước họ trong giai đoạn rất tế nhị và chuyển tiếp như từ đế quốc sang độc lập,
từ phong kiến sang cộng hòa.
Những
người đó có khi trả giá rất cao cho các chính sách của họ. Nhiều người bị giết
qua các cuộc đảo chính lật đổ hay ám sát như trường hợp Phác Chính Hy của Nam
Hàn, Anwar Sadat của Ai Cập nhưng cũng có một số ít thành công như Sir Seretse
Khama của Botswana, Lý Quang Diệu của Singapore hay Mustafa Kemal Atatürk của
Thổ Nhĩ Kỳ.
Điểm
khác căn bản đầu tiên là mục đích. Các cá nhân độc tài thường chỉ dựa vào một số
chính sách ngắn hạn có tính cách mở đường thôi chứ không dựa vào một hệ thống để
thực hiện mục đích muôn năm cai trị bất chấp đà phát triển của văn minh nhân loại.
Mục
đích của TT Phác Chính Hy là “phát triển trước, thống nhất sau”, mục đích của
TT Mustafa Kemal Atatürk là “ổn định để hội nhập vào trào lưu dân chủ.” Rõ
ràng, mục đích của hai vị này vẫn là hướng tới dân chủ tam quyền phân lập nhưng
cần một thời gian và không gian để chuẩn bị hành trang sánh vai cùng nhân loại.
Các
đảng độc tài toàn trị như đảng CS với các hạn chế do cơ cấu tạo ra không có và
cũng không thể có một người trong đảng xứng đáng đứng ngang hàng với những nhà
cải cách của Nam Hàn hay Thổ về cả lý thuyết lẫn thực tế.
Sau
1990, Trần Xuân Bách thấy được hướng đi của thế giới nhưng tiếng nói lẻ loi của
ông bị cuồng phong CS cuốn đi và bản thân ông bị bộ máy nghiền nát nhanh chóng.
Boris Yeltsin chỉ tự do hoạt động khi ông ta rời khỏi đảng CS.
Đảng
độc tài CSVN không phải là cá nhân mà là bộ máy, tức cơ chế chính trị. Cơ chế
chính trị CSVN với mục tiêu muôn năm cai trị đã được xác định đi và khẳng định
lại nhiều lần từ 1930 cho tới nay.
Mỗi
khi điều kiện chính trị thế giới thay đổi và tạo nên áp lực, bộ máy chạy khác
nhịp, chậm lại một chút nhưng không bao giờ ngưng chạy.
Cơ
chế chính trị CS giống như một động cơ có đủ các bộ phận và chức năng để bảo đảm
sự hoạt động của bộ máy. Cứ thế, chỉ cần đủ xăng, đủ dầu, đủ nhớt là bộ máy chạy.
Bộ máy sẽ chạy cho tới khi có một lực cản buộc nó ngừng chạy vì gây ra quá nhiều
tai nạn, hay chạy cho tới khi hết xăng dầu. Trường hợp hết xăng dầu rất ít vì
lúc nào cũng có một bộ phận nô dịch tình nguyện làm xăng dầu, làm phên dậu.
Các
thế hệ CS cai trị giống như những người được thừa hưởng đất hương hỏa của ông
bà để lại, ngoại trừ làm hề và làm biếng, họ không làm gì cả, chỉ sống và thu
hoạch hoa màu.
Một
trong những bộ phận chính giúp bộ máy chạy từ đời này qua đời nọ là hệ thống lý
luận và tuyên truyền. Đây là thanh gươm giết người không gớm tay và là bộ phận
nguy hiểm nhất.
Sau
1990, ở Châu Âu, nhân loại đã bừng tỉnh, các nhà sử học, các nhà thống kê có cơ
hội đánh giá những thiệt hại của nền văn minh con người do ý thức hệ Cộng Sản
gây ra. Các sử gia cũng chứng minh rằng chuyện giết người không gớm tay của các
lãnh tụ Cộng Sản chẳng phải là tình cờ hay ngẫu nhiên, cũng chẳng phải phát xuất
từ bản chất hung ác riêng của họ mà là một đặc điểm mang tính triết học trong hệ
tư tưởng Cộng Sản và thực tế chính trị tại các quốc gia Cộng Sản. Lý luận CS
giúp cho họ ăn ngon và ngủ yên mà không bị cảm thấy lương tâm cắn rứt sau khi
làm công việc giết người tập thể.
Trong
thời gian qua, có người kêu gọi đảng CSVN đổi lại danh xưng cũ là đảng Lao động
Việt Nam hay đặt một tên nào khác cho dễ nghe. Dù biết đó chỉ là bình mới rượu
cũ nhưng đảng cũng không chấp nhận.
“Cộng
sản” không chỉ là danh từ mà còn là động từ và tĩnh từ. Nó hàm chứa các đặc điểm
của một cơ chế tàn bạo về hình thức lẫn nội dung, về lý luận lẫn thực tế. Giới
cai trị biết rằng chỉ hai chữ “Cộng sản” thôi đủ làm người dân Việt Nam mất ăn
mất ngủ.
Bản
thân của hai chữ “Cộng sản” là một vũ khí kinh người, một mối lo sợ ám ảnh thường
trực trong tâm trí người dân Việt. Do đó, việc duy trì tên đảng CSVN là cách để
cảnh cáo nhân dân Việt Nam rằng nhà tù vẫn còn đó, súng đạn cũng còn đó, các biện
pháp trừng phạt không thương xót, những cách trả thù ghê rợn vẫn còn đó.
Mặc
dù các lãnh đạo Cộng Sản thuộc thế hệ 1954 còn đang cầm quyền, con cái và tay
chân thân tín, trung kiên đã được đào tạo và cắt cử vào các chức vụ quan trọng
trong bộ máy cai trị.
Đặc
tính kế thừa trong chế độ Cộng Sản là một tiến trình chọn lọc hết sức tinh vi
và cẩn trọng. Họ có thể tranh chấp nhau, phê bình nhau, hạ bệ và thậm chí thanh
trừng nhau nhưng giữa họ vẫn có một mẫu số chung căn bản đã đồng thuận từ khi
đưa tay tuyên thệ và một quyền lực phải được bảo vệ bằng mọi giá, đó là vai trò
lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Vai
trò của đảng ngày nay không chỉ đại diện cho ý thức hệ, cho quan điểm chính trị
nhưng cụ thể hơn, đại diện sự giàu sang phú quý mà họ đang hưởng thụ, cho nhà
cao cửa rộng mà họ đang sở hữu.
Phân
tích như vậy để cùng thấy rằng, đất nước đến nay vẫn chưa có một hướng đi đích
thực, hướng đi có thể dẫn đến một Việt Nam như cường quốc kinh tế nổi bật vùng Đông
Nam Á, một xã hội tôn trọng các quyền tự do căn bản của con người và một nền
văn hóa tươi đẹp nhờ vào các giá trị đặc thù của dân tộc đồng thời phát triển
hài hòa vào dòng văn minh nhân loại.
Nói
một cách khác, ngày nào cơ chế chính trị độc đảng, độc tài, độc quyền như hiện
nay tại Việt Nam chưa được thay đổi ngày đó sẽ không có một hướng đi đích thực
nào dành cho dân tộc Việt Nam.
Việt
Nam sẽ không bao giờ trở thành hưng thịnh như Nam Hàn, Đài Loan, Mã Lai hay
tương đối ổn định như Thái Lan, Philippine nếu nhân dân Việt Nam không đập vỡ
được chiếc vỏ sắt đang siết chặt họ.
Đừng
ngồi chờ hay hy vọng đảng CS sẽ tự thay đổi. Trong lịch sử phong trào CS quốc tế,
chưa có một đảng CS nào tự chuyển hóa từ độc tài toàn trị sang tam quyền phân lập
để phục vụ cho quyền lợi của nhân dân.
Nhìn
lại tám nước CS Đông Âu, mười lăm nước “cộng hòa xã hội chủ nghĩa” thuộc Liên
Sô, trong đó có ba nước vùng Baltic, CS Ethiopia ở Phi Châu, CS Mông Cổ ở Á
Châu, tất cả đều sụp đổ do cách mạng dân chủ. Cách mạng có thể ôn hòa như tại
Hungary, Tiệp Khắc hay đẫm máu như tại Romania, tùy thuộc vào áp lực của nhân
dân hay mức độ ngoan cố của giới cầm quyền, nhưng đều là cách mạng.
Mikhail
Gorbachev được xem như là người đã mang tự do dân chủ đến cho các nước “cộng
hòa xã hội chủ nghĩa” thuộc Liên Sô, nhưng đừng quên ông đã áp dụng nhiều cách
vẫn không cứu được đảng. Chiều ngày 25 tháng 12, 1991, Mikhail Gorbachev từ chức
chủ tịch Liên Sô giữa sự thờ ơ của đa số dân Nga và các nước trong khối Liên
Sô. Bởi vì cách mạng dân chủ đã diễn ra khi Boris Yeltsin đứng trên xe tăng trước
Quốc Hội Nga ngày 19 tháng 8, 1991. Lịch sử Nga đã sang trang từ hôm đó chứ
không phải đợi tới ngày 25 tháng 12, 1991 khi Gorbachev từ chức.
Bắt
đầu từ đâu?
Trước
hết phải từ người đặt câu hỏi. Chỉ có những người yêu nước bằng một tình yêu
trong sáng, một quan điểm chính trị dứt khoát mới làm được công việc tháo gỡ cơ
chế CS và đưa đất nước đi lên.
Thời
đại nào và quốc gia nào cũng cần có một tập thể những người vượt qua được chính
mình và thấy được nhu cầu đích thực của đất nước. Quần chúng đông đảo sẽ tự động
đứng dậy đi theo.
Đừng
nói chi là Việt Nam, nước Đức sản sinh ra nhiều thiên tài khoa học và văn hóa,
nhưng đại đa số dân Đức thời đệ nhị thế chiến cũng đã bị bộ máy tuyên truyền Đức
Quốc Xã vận dụng tâm lý dễ dàng.
Sử
gia Richard Overy trong tác phẩm “The Dictators: Hitler’s Germany and Stalin’s
Russia” đối chiếu tâm lý người dân Đức thời Hitler và Liên Sô thời Stalin, cho
thấy Hilter được dân chúng Đức ủng hộ cao nhất khi Đức chiếm Paris và Stalin được
dân chúng Liên Sô ca ngợi nhiều nhất trong thời kỳ Khủng Bố Đỏ (Red Terror)
1936-1937. Cả hai hành động đều là tai họa của nhân loại nhưng không hẳn phản ảnh
đúng trong nhận thức của người dân thường, những người dễ bị lung lạc và vận dụng.
Tại
Việt Nam hôm nay, nếu ai đó lên các thôn làng vùng núi cao, xa xôi hẻo lánh mời
người dân địa phương một bữa cơm thịnh soạn với cao lương mỹ vị từ nhiều nơi
trên thế giới nhưng trong đó lại có một đĩa cá rô chiên dầm mắm tỏi ớt, chắc chắn
họ sẽ ăn hết con cá rô chiên “ổn định” ngay và không dám đụng tới cao lương mỹ
vị “dân chủ” xa lạ kia.
Gạt
thành phần phên dậu qua một bên, trách nhiệm của một người Việt ý thức có khả
năng hướng dẫn dư luận, do đó, là đừng để chính mình rơi vào chiếc bẫy “ổn định”
của đảng mà phải vạch ra cho người dân biết để họ từ bỏ thói quen vâng lời đảng,
vươn qua cánh cửa hẹp của cuộc đời họ để tiếp xúc với những cái hay, cái đẹp,
cái mới, vươn lên cùng nhân loại vì tương lai của họ và con cháu họ.
Con
đường đạt đến dân chủ cho Việt Nam không ai nói sẽ dễ dàng hay sẽ đến nay mai
mà có thể sẽ khó khăn và còn dài. Nhưng khó hay dài đều bắt đầu và tùy thuộc
vào nỗ lực của mỗi người Việt Nam. Phương pháp của một người đang hoạt động
trong vòng cơ chế sẽ khác với phương pháp của một người đấu tranh bên ngoài cơ
chế, nhưng nếu họ có cùng mơ ước về một Việt Nam tự do dân chủ rồi một ngày họ
sẽ gặp nhau. Hãy nỗ lực cho ngày đẹp trời đó.
Trần Trung Đạo
Bài
bình luận của chú rất đúng, rất sâu sắc. Không biết chú có đọc/xem phim
"The Giver" chưa? Guồng máy loại này cũng đại loại như CS. Có 1 số
người khi chưa ý thức được cái chủ nghĩa này thực sự như thế nào thì vẫn nghĩ
mình đang mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân (giống mấy người đi tập kết hoặc
vào chiến khu). Đến khi đã vào sâu và thấy rõ thì có hối hận cũng không kéo
chân ra được. Cả xã hội bị định hướng và ai cũng tuân thủ, không được có ý kiến.
Khi người nào thấy rõ được và muốn báo động cho người khác biết thì sẽ bị tiêu
diệt. Nếu ai còn chưa hiểu rõ CS, đặc biệt các thế hệ trẻ lớn lên sau 75 thì phải
đọc "Khu Rừng Lau" của Doãn Quốc Sỹ.
No comments:
Post a Comment