Người Việt
Friday, June 24, 2016 5:30:55 PM
Bài
liên quan
- Việt Nam sẽ ‘công bố nguyên nhân cá chết’ trong Tháng Sáu
- Mỹ đề nghị giúp điều tra vụ cá chết, Việt Nam từ chố
--------------------
WASHINGTON
(NV) - Tòa Bạch Ốc bày tỏ sự quan tâm sâu sắc cũng như thông cảm với người
dân tại Việt Nam và cho hay sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam đối phó với thảm họa cá
chết, môi trường.
Một người đàn ông đứng nhìn xác con cá voi chết dạt
vào bãi biển làng Diên Thịnh, tỉnh Nghệ An hôm 28 tháng 5, 2016 do nước biển bị
đầu độc. (Hình: Trinh Quoc Trung/AFP/Getty Images)
Hôm Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016, Tòa Bạch Ốc đã gửi
thư trả lời những người vận động chữ ký tập thể của người dân gốc Việt xin
chính phủ Hoa Kỳ tích cực giúp nước Việt nam đối phó với một thảm họa môi trường.
Một thảm họa đang ảnh hưởng tới đời sống của hàng triệu người dân cả bây giờ
cũng như những thế hệ sắp đến.
Ngày 26 tháng 4, 2016, một nhóm người Việt Nam phát
động chiến dịch gửi một bức thư với chữ ký dự trù của 100 ngàn người gửi Tổng
Thống Obama và chính phủ của ông tiếp sức giúp Việt Nam điều tra nguyên nhân
gây ra thảm họa cá chết trắng bờ dọc theo biển miền Trung Việt Nam từ Hà Tĩnh tới
Thừa Thiên-Huế.
Nguyên nhân gây ra thảm họa bị dư luận nghi ngờ là
do nhà máy gang thép Formosa ở cảng Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh đã xả chất thải độc hại
trực tiếp ra biển. Dư luận vô cùng phẫn nộ đòi nhà cầm quyền phải nhanh chóng
điều tra và công bố nguyên nhân của thảm họa nhưng đã gần 3 tháng qua, Hà Nội vẫn
giữ bí mật dù nói rằng đã biết nguyên nhân.
Người ta ngờ rằng Hà Nội đang nghĩ mưu tính kế để chạy
tội cho thủ phạm chính là cả hệ thống cầm quyền độc tài đảng trị để tham nhũng
của mình cũng như đồng phạm là công ty gang thép Formosa của Đài Loan.
Nhóm vận động chữ ký hy vọng đạt được số người ký
tên tối thiểu 100,000 nhưng đã có tới 142,753 người ký tên, bầy tỏ sự lo âu.
“Cảm ơn tất cả quý
vị đã ký tên trong bản kiến nghị thư về thảm họa cá chết ở miền Trung Việt
Nam.” Bức thư trả lời của Tòa Bạch Ốc viết. “Chúng tôi bầy tỏ sự thông cảm sâu xa đối với
người dân Việt Nam ở các tỉnh miền trung trong khi họ đang cố vượt qua sự thiệt
hại khi nguồn cá biển đã bị mất và sự ảnh hưởng đến đời sống của bao nhiêu người.”
Bức thư viết rằng chính phủ Mỹ “sẵn sàng giúp” cho
Việt Nam đối phó với thảm họa. Ngay khi vừa xảy ra, đại sứ Ted Osius đã thông
báo ngay cho nhà cầm quyền Hà Nội biết như vậy. Bức thư của Tòa Bạch Ốc viết tế
nhị rằng “hai chính phủ đang thảo luận những lãnh vực có khả năng hợp tác.”
Nhưng trong một lần đến dự cuộc hội luận về cuộc
thăm viếng Việt Nam của Tổng Thống Barack Obama tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chính
Sách và Quốc Tế (ISIS) ở Washington, ngày 8 tháng 6, 2016, Đại Sứ Osius cho hay
CSVN đã từ chối sự giúp đỡ của Mỹ. Người ta có cảm tưởng Hà Nội muốn che đậy sự
thật về nguyên nhân gây thảm họa mà nếu chính phủ Mỹ dính vào điều tra, sẽ
không giấu được.
Người dân tại Việt Nam biểu tình rất nhiều lần đòi hỏi
nhà cầm quyền CSVN phải công khai và minh bạch về nguyên nhân gây thảm họa cũng
như các biện pháp sẽ đối phó là gì. Rất nhiều người muốn tham gia các cuộc biểu
tình đã bị công an canh giữ tại nhà hoặc bị bắt đưa đi thẩm vấn, hay bị đánh đập.
Tòa Bạch Ốc cho rằng “Việc tham dự của quần chúng là yếu tố then chốt để giải quyết các thách
thức về môi trường. Tương tự như kinh nghiệm của chúng tôi tại Hoa Kỳ, chúng
tôi khuyến khích nhà cầm quyền Việt Nam gia tăng hợp tác với các tổ chức xã hội
dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, để có thể giúp các cộng đồng
bị thiệt hại vì thảm họa, bảo đảm được trách nhiệm và minh bạch trong nỗ lực dọn
sạch môi trường, cũng như giúp hoạch định các chính sách để ngăn ngừa các khó
khăn trong tương lai.”
Trong CSVN vẫn cố tình nín lặng dù đã gần ba tháng
qua, một số tổ chức xã hội dân sự, một số nhà lập pháp và người dân Đài Loan giữa
tháng 6, 2016, cũng đã yêu cầu chính quyền xứ này điều tra về tác động đầu độc
biển của công ty Formosa tại Hà Tĩnh. (TN)
No comments:
Post a Comment