Gia
Minh, PGĐ ban Việt Ngữ
2016-06-27
2016-06-27
.
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì
(trái) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chứng kiến việc ký kết các hiệp
định song phương tại Hà Nội vào ngày 27 tháng sáu năm 2016. AFP
photo
Quan chức ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc, ủy viên
Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, hiện đang có mặt tại Việt Nam trong bối cảnh căng
thẳng tại khu vực Biển Đông. Trong tình hình chiều hướng ở Biển Đông vẫn tiếp tục
xấu lên, liệu việc gặp như thế có giúp được gì?
Lý
do chuyến thăm
Truyền thông Việt Nam loan tin chuyến thăm từ ngày
26 đến 28 tháng 6 của ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì lần này tại
Việt Nam trước hết để cùng với phó thủ tướng, kiêm bộ trưởng ngoại giao Việt
Nam Phạm Bình Minh đồng chủ trì phiên họp lần thứ 9 Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song
phương Việt Nam- Trung Quốc.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết dịp
này hai nước cũng sẽ có ký kết văn kiện hợp tác.
Cuộc làm việc giữa giới chức ngoại giao hai nước Việt-
Trung diễn ra trong tình hình các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc
tại những đảo ở Trường Sa chiếm của Việt Nam vào năm 1988 vẫn tiếp diễn. Trong
khi đó tại đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa chiếm từ Việt Nam Cộng Hòa năm 1974,
Trung Quốc cho xúc tiến hoạt động du lịch dân sự…
Giới quan sát cho rằng tình hình giữa hai phía đang
trong tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, theo ông Dương Danh Dy, cựu tổng
lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu thì trong tình hình căng thẳng như thế mà hai
phía gặp nhau thì đó là dấu hiệu tốt đối với Việt Nam.
“Theo tôi trong tình hình hai bên căng thẳng như thế
này mà gặp nhau thì tốt rồi. Việc họ quyết định địa điểm ở Việt Nam thì họ phải
sang thôi.! Không có gì quan trọng cả!
Tất nhiên quan hệ Việt Nam- Trung Quốc hiện căng thẳng
nhất là về Biển Đông (mọi người đều biết rồi, tôi không nói nữa); nhưng hai bên
gặp nhau là tốt thôi vì sẽ ‘dịu’ đi, không khí bớt căng thẳng đi.
Đối với Trung Quốc là một nước lớn, mà Việt Nam là
nước nhỏ hơn vừa sát biển, vừa sát trên bộ nữa nên trong quan hệ hai nước, nói
chung Việt Nam phải ‘nhún nhịn’. Từ đời cha, đời ông cũng như thế rồi, nên tôi
thấy không phải bàn gì về chuyện này cả!”
Tham
vọng của Trung Quốc
Dù cho rằng việc gặp gỡ như thế là tốt; nhưng một
nhà ngoại giao kỳ cựu về vấn đề Trung Quốc như ông Dương Danh Dy lại cho rằng
tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là rõ ràng và Việt Nam phải chuẩn
bị đối phó trước mọi tình huống, và xấu nhất là chiến tranh. Ông Dương Danh
Dy phát biểu:
“Như tôi đã từng nói, nếu theo tham vọng, ý đồ của
Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ làm nhiều việc nữa ở Biển Đông mà trong đó có khả
năng họ sẽ đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa mà hiện nay Việt Nam đang đóng giữ.
Với ý đồ và sức mạnh của họ (Trung Quốc) thì họ có thể làm được việc đó.
Theo tôi Việt Nam không bao giờ muốn quan hệ giữa Việt
Nam và Trung Quốc xấu đi. Việt Nam bao giờ cũng muốn sống hòa thuận bên nước
láng giềng Trung Quốc; nhưng Trung Quốc không để cho mình yên thì mình phải đối
phó.
Việt Nam phải chuẩn bị đối phó với những khả năng xấu
nhất mà Trung Quốc có thể làm với Việt Nam; kể cả chuyện gây chiến tranh! Những
chuyện đó, Việt Nam không ảo tưởng gì cả!”
Cho nên theo tôi Việt
Nam phải sẵn sàng đối phó với mọi tình hình thôi.
Một nhà ngoại giao chuyên nghiên cứu Biển Đông, tiến
sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới chính phủ, từng nhắc lại
tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông:
“Tôi nghĩ rằng chuyện Trung Quốc đang tiến hành tìm
mọi cách, mọi hoạt động để đạt cho được, bằng được chính sách và chiến lược của
họ là khống chế và độc chiếm Biển Đông. Dùng Biển Đông để vươn lên trở thành
siêu cường quốc tế trong việc cạnh tranh với siêu cường Hoa Kỳ. Đó là điều
không bao giờ thay đồi. Và điều đó thể hiện qua những việc họ đã làm trong quá
trình thực tế. Cho đến nay ta thấy có được một số tiến bộ ngoại giao, họ nói với
thế giới là rất thiện chí, biết điều… Nhưng trong thực tế hoàn toàn ngược lại.
Đó là điều mà không ai mà không nhầm tưởng. Chính những động thái vừa rồi chứng
tỏ Trung Quốc quyết tâm rút ngắn khoảng cách để họ có thể bước lên làm chủ Biển
Đông theo chiến lược của họ.”
Ứng
phó của Việt Nam
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, trong một cuộc
trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do vào đầu tháng 6 vừa qua cho rằng việc xác định
‘bạn- thù’ là rất quan trọng trong việc đề ra quyết sách đối phó với Trùng Quốc
của chính quyền Hà Nội:
“Tôi nghĩ rằng chiến lược bảo vệ của Việt Nam hiện
nay là đi luồn lách giữa các siêu cường trên thế giới để giữ vững những phần đất
chưa mất và tìm cách đấu tranh pháp lý để đối phó với Trung Quốc; nhưng tôi
nghĩ đó chưa phải là biện pháp tối ưu.
Tôi mong muốn Nhà nước Việt Nam phải xác định được
Trung Quốc là ai: bạn hay thù? Nếu xác định được bạn hay thù thì mới có đối
sách hoàn toàn hữu hiệu đối với Trung Quốc; nhất là
trong thời gian gần khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận diện phòng không; thậm
chí dẫn đến vùng cấm bay, thậm chí đe dọa tất cả các tàu thuyền của Việt Nam di
chuyển trên Biển Đông và trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lúc đó,
bạn thù sẽ rõ và lúc đó sẽ dễ có phương pháp đối phó với Trung Quốc hơn.”
Còn đối với ông Dương Danh Dy thì không cần phải
nói ra nhưng lúc này ai là kẻ thù của Việt Nam điều đó đã rõ và ông đưa ra ý kiến
về những việc mà chính quyền Hà Nội cần phải làm:
“Trước hết tốt nhất là tự Việt Nam phải mạnh lên! Thứ
hai Việt Nam phải tranh thủ đoàn kết được với các nước lớn trên thế giới và các
nước lớn trong khu vực. Đặc biệt với Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật. Đây là những đối tượng
mà Việt Nam cần phải hết sức tranh thủ.
Trong tình hình hiện nay, cần phải khẳng định quan hệ
của Việt Nam với các nước khác- những nước lớn trên thế giới và trong khu vực.
Quan hệ với Việt Nam và các nước khác tốt thì rõ ràng ảnh hưởng đến vị thế của
Việt Nam trong khu vực. Theo tôi Trung Quốc đang ỷ thế của họ để ép mình ( Việt
Nam)!”
Bà Nguyễn Nguyên Bình, con gái thiếu tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, thì cho rằng chính sách ngoại giao của
Hà Nội hiện nay theo lời của bà là ‘chập chờn’; không dám nói thẳng ai là kẻ
thù của Việt Nam hiện nay nên khó có thể giải quyết được rốt ráo vấn đề.
Vào giữa năm 2014, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan
Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
khiến nhiều người dân xuống đường biểu tình phản đối và thậm chí xảy ra một số
vụ đốt phá nhà xưởng của các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan; ủy viên quốc vụ
viện Trung Quốc đã đến Việt Nam.
Mấy tháng sau, ông này lại sang Việt Nam để cùng chủ
trì phiên họp lần thứ 7 Ủy ban chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt Nam-
Trung Quốc. Phiên họp lần thứ 8 của ủy ban này diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 17
đến 19 tháng 6 năm ngoái.
------------------------
BBC | 27-6-2016
No comments:
Post a Comment