Judy
Dempsey, Carnegie
Europe
Đặng
Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Cuối cùng, người Anh đã bỏ phiếu chọn rời khỏi khối
Liên minh châu Âu (European Union) mà Anh Quốc đã tham gia vào năm 1973. Sau một
đêm dài và đếm phiếu căng thẳng, ‘Ra đi’ cuối cùng đã chiếm 51,9% trong cuộc
trưng cầu dân ý mang tính lịch sử ngày 23 tháng Sáu. Thủ tướng David Cameron
sau đó không lâu đã chính thức tuyên bố từ chức. Ông hy vọng sẽ tiếp tục ‘giữ vững
con tàu’ trong thời gian 4 tháng sắp tới trước khi ra đi vào tháng Mười năm
2016.
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Anh Quốc về việc
"Ra đi" hay "Ở lại" trong Liê minh châu Âu. Ảnh/Nguồn:
Telegraph
Kết quả vừa qua đã gây nhiều thất vọng không chỉ cho
nước Anh mà còn đối với cả khối châu Âu. Uy tín của châu Âu cũng như Anh Quốc
trên trường quốc tế đã bị suy yếu nghiêm trọng.
Liên minh châu Âu được xây dựng trên đống tro tàn của
Chiến tranh Thế giới thứ II. Đó là niềm tin lớn và hy vọng sẽ dẫn đầu châu lục
này đến hòa bình, thịnh vượng và đoàn kết. Nhiều người tin rằng nó sẽ trở thành
một điểm lớn thu hút các nước khác tìm kiếm dân chủ. Đó là mô hình chưa từng có
trên thế giới. Qua sự kiện Brexit, Anh Quốc đã không những không chia sẻ những
giá trị này mà còn thách thức chúng một cách nguy hiểm. Thủ tướng Đức Angela
Merkel cho biết trong một tuyên bố vào ngày 24, "ngày hôm nay là một bước
ngoặt đối với châu Âu."
Hậu quả trước mắt của cuộc bỏ phiếu ở Anh Quốc gặp bốn
trở ngại sau đây.
Đầu tiên, các nhóm theo chủ nghĩa ngoài nghi về Liên
minh châu Âu sẽ vui mừng bởi kết quả của Anh và sẽ khai thác nó một cách triệt
để. Marine Le Pen, lãnh đạo cực hữu thuộc Mặt trận Quốc gia Pháp, người đang
lên kế hoạch chạy đua vào ghế tổng thống Pháp, cho biết bà sẽ tổ chức một cuộc
trưng cầu dân ý về tương lai nước Pháp trong Liên minh châu Âu nếu được bầu vào
năm 2017.
Bà không phải là người riêng lẻ. Tại Áo, Đan Mạch,
Hungary, Hà Lan, và Ba Lan, các nhóm hoài nghi về liên minh, chủ nghĩa dân túy
và các bên chống người nhập cư cũng đang gia tăng với kế hoạch tương tự. Kết quả
ở Anh Quốc sẽ khuyến khích các nước này kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân
ý về tương lai nước họ trong trong Liên minh châu Âu. Các nhóm theo chủ nghĩa
hoài nghi về liên minh ngày càng nhiều trên khắp lãnh thổ này. Một mặt nó có khả
năng làm tê liệt hệ thống, mặt khác thì gây chia rẻ trầm trọng tại châu Âu. Uy
tín của châu Âu đang đứng trước vực thẳm.
Cho đến nay, các lãnh đạo châu Âu ở Đức, Pháp và các
nước khác đã thất bại trong việc đối phó với sự đột biến này. Họ cũng bất lực
trước sự trỗi dậy của các xu hướng tương tự đang ngày càng mang lại nhiều thách
thức đối với sự tồn tại của Liên minh.
Hậu quả thứ hai, tương đối gần gũi hơn với nước Anh,
là Scotland. Hầu hết người dân Scotland đã bỏ phiếu ‘Ở lại’ trong Liên minh,
nhưng tình thế hiện nay thì gần như chắc chắn họ sẽ xem xét lại việc trưng cầu
dân ý một lần nữa để tách ra khỏi nước Anh. Người dân Scotland đã bỏ phiếu ở lại
trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland khi họ tổ chức cuộc trưng cầu diễn
ra vào năm 2014. Điều đó bây giờ đã thay đổi với số phiếu quyết định Anh rút khỏi
Liên minh châu Âu. Nếu một cuộc trưng cầu dân ý ở Scotland đã được tổ chức lại
thì khả năng tách ra khỏi nước Anh rất cao. Đó sẽ là điểm khởi đầu dẫn đến sự
tan rã của Vương quốc Anh. Brexit là nguồn gốc của sự tan rã này.
Thứ ba, an ninh, ổn định và nền kinh tế Ireland đã bị
giáng một đòn nặng nề sau cuộc trưng cầu Brexit của Anh. Chỉ có trời mới biết
được điều gì sẽ xảy ra với các phong trào tự do đi lại của người dân tại đây
cũng như hàng hóa và vốn đầu tư giữa các nước Cộng hòa Ireland, Bắc Ireland và
phần còn lại của nước Anh. Việc này chưa đề cập đến ý nghĩ tái lập vùng biên giới
giữa Bắc Ireland và Ireland.
Sinn Fein, lãnh đạo Đảng Dân tộc Ireland và cánh
chính trị thuộc Quân đội Cộng hòa Ireland, cho biết sẽ kêu gọi trưng cầu dân ý
để đoàn kết các đảo Ireland lại với nhau. Chắc chắn những người dân ở Bắc
Ireland, những người muốn tiếp tục là một phần của Vương quốc Anh, sẽ phản ứng
rất mạnh mẽ.
Thứ tư là vai trò của Đức và Pháp [trong Liên minh
châu Âu]. Merkel đã hiếm khi nói về hướng tương lai của Liên minh châu Âu và Tổng
thống Pháp François Hollande cũng chưa từng nói nhiều về điều đó.
Bây giờ là lúc để phá vỡ sự im lặng đó. Điều đầu
tiên Berlin và Paris nên làm là lên tiếng công khai họ sẽ bảo vệ đồng euro như
thế nào. Trong thực tế, tất cả các nước khu vực đồng euro phải đoàn kết. Trong
cuộc khủng hoảng đồng euro, bà Merkel cho biết đồng euro sẽ được bảo vệ bằng mọi
giá. Và nó sẽ cần được bảo vệ tối đa trong những ngày tới đây. Và nó sẽ đòi hỏi
các nước trong khu vực đồng euro thực hiện những bước nhảy vọt về phía liên
minh tài chính. Berlin và Paris đã không còn lựa chọn nào khác.
Tất nhiên, với thực trạng Đức và Hà Lan phải đối mặt
với các cuộc bầu cử quốc hội và bầu cử tổng thống ở Pháp vào năm 2017, việc đưa
ra những quyết định sẽ rất khó khăn. Nhưng đó sẽ là một sai lầm lớn. Dư luận
trên toàn Liên minh châu Âu cần phải biết các lãnh đạo làm thế nào để đối phó với
Brexit, với khoảng cách lớn giữa các nước thành viên và các tổ chức tại
Brussels, và làm thế nào để xoa dịu những thách thức to lớn mà cả khối đang đối
mặt ở phía trước.
Guy Verhofstadt, cựu Thủ tướng Bỉ và hiện là lãnh đạo
của nhóm Tự do tại Quốc hội châu Âu, đề xuất kêu gọi một hội nghị để viết một bản
hiến pháp cho Liên minh châu Âu. Điều đó đã được nêu ra hồi đầu những năm 2000
nhưng đã bị Anh bác bỏ. Liệu đây có phải là cơ hội thứ hai và lần này không có
Anh Quốc tham gia?
Nhiều người nói rằng đây không phải là thời điểm
thích hợp để tiến hành hội nghi và rằng cơ hội hiện nay chỉ thiên về các nhóm
theo chủ nghĩa hoài nghi về Liên minh. Những người khác phản đối rằng bằng nhiều
cách Liên minh châu Âu phải làm điều gì đó để khẳng định hướng đi của cả khối.
Và một số sẽ nói rõ ràng rằng: Châu Âu cần tăng trưởng và việc làm, đặc biệt là
đối với thế hệ trẻ. Dù quan điểm thế nào thì quyết định khó khăn này phải được
thực hiện. Brexit là sự sống còn của châu Âu. Bây giờ là thời điểm để các nhà
lãnh đạo Liên minh châu Âu cứu vãn tình hình.
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHIÁ TRƯỚC – www.phiatruoc.info
-----------------------------
(VOA 27/6/2016)
(RFI
26/6/2016)
(BBC
26/6/2016)
(BBC
26/6/2016)
(BBC
26/6/2016)
No comments:
Post a Comment