Ankit Panda - The Diplomat
Dịch giả: Trần Văn Minh
Posted by adminbasam on
29/06/2016
Tại
sao Trung Quốc gửi Dương Khiết Trì sang Việt Nam hôm thứ Hai?
Hôm thứ Hai, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương
Khiết Trì tới Việt Nam để tham dự một cuộc họp đã được sắp xếp trước, với một
chương trình nghị sự rộng lớn. Ông Dương có chức vụ cao hơn Bộ trưởng Ngoại
giao Trung Quốc, đã gặp các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, trong đó có Chủ tịch
nước Trần Đại Quang và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Chuyến viếng thăm của ông Dương thể hiện sự tiếp cận
cấp cao đặc biệt với Hà Nội trước khi Tòa Trọng tài Thường trực Hague đưa ra
phán quyết có thể đoán trước về tình trạng của các thực thể biển khác nhau ở Biển
Đông trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Tại Việt Nam, ông Dương được truyền thông nhà nước
Trung Quốc trích dẫn, đã gợi ý rằng Việt Nam và Trung Quốc nên “xử lý một cách
thích đáng các tranh chấp và vấn đề liên quan”. Bộ Ngoại giao Việt Nam ghi nhận,
ông Dương đã thảo luận về vấn đề “kiểm soát xung đột, thúc đẩy cơ chế đàm phán…
và tìm kiếm những giải pháp cơ bản và lâu dài mà cả hai bên có thể chấp nhận
thông qua trao đổi và đàm phán hòa bình”, theo Reuters.
Trung Quốc đã thực hiện một loạt các chuyến ngoại
giao quốc tế trước phán quyết [của Tòa Trọng tài], bằng cách tìm đến các nước gần
xa để kiếm sự ủng hộ của họ cho lập trường của mình trước phán quyết sắp tới. Bắc
Kinh đã từ chối tham gia tiến trình tố tụng của tòa án hoặc công nhận tính hợp
pháp của vụ kiện. Thay vào đó, Bắc Kinh nói rằng các tranh chấp ở Biển Đông nên
được giải quyết bằng ngoại giao giữa các bên liên quan, thông qua cơ chế song
phương.
Việt Nam và Trung Quốc đã từng có xung đột về các
tranh chấp ở Biển Đông, mà tập trung hầu hết xung quanh quần đảo Hoàng Sa do
Trung Quốc chiếm đóng. Đảo Phú Lâm, đã bị Trung Quốc chiếm giữ ở Biển Đông và bị
quân sự hóa nhiều nhất, nơi có hệ thống tên lửa đất-đối-không và máy bay chiến
đấu, ở quần đảo Hoàng Sa.
Mùa hè năm 2014, Trung Quốc và Việt Nam đã có xung đột
về ngoại giao khi Bắc Kinh đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp. Các
sự kiện hồi năm đó gồm, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra nhiều nơi ở
Việt Nam và các hoạt động hiếu chiến của cảnh sát biển và ngư dân Trung Quốc chống
lại các tàu cá dân sự Việt Nam.
Năm 2014, như The Diplomat đã bình luận vào thời điểm đó,
ông Dương Khiết Trì là một trong những đặc phái viên Trung Quốc đầu tiên đến Việt
Nam để thương thảo, làm giảm tình trạng căng thẳng trong cuộc khủng hoảng năm
2014. Vào thời điểm đó, ông Dương “khuyên Việt Nam không nên có hành động pháp
lý chống lại Trung Quốc vì lợi ích của việc hàn gắn mối quan hệ song phương”,
ông Carl Thayer đã viết như thế trên tờ The Diplomat.
Cho đến nay, công cuộc thúc đẩy ngoại giao của Trung
Quốc để lập trường của mình ở Biển Đông được công nhận đã không hoàn
toàn đi theo kế hoạch, chỉ
có 8 nước công khai hỗ trợ lập trường của Bắc Kinh. Chuyến đi Việt Nam của
ông Dương ít có khả năng thuyết phục Hà Nội – một bên tranh chấp và là một nước
có lịch sử gần đây đầy căng thẳng với Trung Quốc – thay đổi lập trường về Biển
Đông.
Thay vào đó, Trung Quốc muốn làm rõ rằng Việt Nam
không nên có bất kỳ ý nghĩ nào về việc đệ trình các thủ tục pháp lý của riêng
mình, theo sau phán quyết có khả năng thuận lợi cho Philippines của Tòa án Trọng
tài Thường trực. Ông Dương đã nhấn mạnh như thế hồi năm 2014 và chuyến đi mới
nhất này của ông ta có thể chỉ để lặp lại thông điệp đó.
No comments:
Post a Comment