Được đăng ngày Thứ sáu, 24
Tháng 6 2016 04:01
‘Tàu vũ trang Trung Quốc hộ tống tàu cá ở
Biển Đông’
(VOA, 23/06/2016)
Các nhà nghiên cứu nói tàu cá
là 'công cụ tuyệt vời' của Trung Quốc trong chính sách bành trướng ở Biển Đông.
Một nhà ngoại giao cấp cao của
Mỹ hôm qua cho biết rằng Trung Quốc đang sử dụng đội tàu cá với sự yểm trợ của
tàu hộ tống vũ trang, ra khơi đánh bắt ở những vùng lãnh hải tranh chấp nhằm khẳng
định chủ quyền.
Hãng tin AFP dẫn lời một quan
chức Mỹ không muốn nêu danh tính nói rằng đây là một xu hướng "đáng ngại".
Nhà ngoại giao này nói rằng việc
các tàu tuần duyên hộ tống tàu cá cho thấy "sự vươn rộng của các lực lượng
quân sự và bán quân sự" Trung Quốc, và điều đó có thể "gây hấn"
và "gây bất ổn".
Trước bước đi của Trung Quốc,
ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội nghề Cá, nói với VOA Việt Ngữ rằng đó là việc
Việt Nam "tất yếu phải làm". Ông nói thêm :
"Mình không bảo vệ ngư dân
thì làm sao người dân ra được. Tàu bè của Trung Quốc nói đi đâu là có hải quân
Trung Quốc đi kèm. Việc đó rất khoát mình phải làm. Chỉ có nước nghèo, không có
tiền, mới không làm thôi, chứ còn các nước phải làm rồi. Lực lượng hải quân, kiểm
ngư phải thường xuyên có mặt chứ".
Quan chức Mỹ trên cho biết rằng
Washington hy vọng phán quyết của Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc vào ngày 7/7 về
vụ kiện của Philippines về "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở biển Đông
sẽ "buộc các quốc gia tuyên bố chủ quyền phải đàm phán" để tìm giải
pháp.
Nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ
nói : "Vì quyền lợi của mình, Bắc Kinh không nên có bất kỳ hành động gây hấn,
trái với phán quyết".
Trong một diễn biến khác liên
quan tới biển Đông, Tổng thống đắc cử của Philippines, ông Rodrigo Duterte, hôm
21/6 cho biết rằng mới đây ông đã hỏi Đại sứ Mỹ tại nước ông rằng liệu
Washington có hỗ trợ Philippines nếu xảy ra một cuộc đối đầu với Trung Quốc ở
biển Đông hay không. Và ông Philip Goldberg đã trả lời rằng "chỉ khi nào
các ngài bị tấn công".
Sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 22/6 nói rằng bằng việc giải quyết hợp lý các
vấn đề liên quan, Bắc Kinh và Minila "có thể đưa quan hệ song phương phát
triển tốt đẹp trở lại".
Philippines đâm đơn kiện tuyên
bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Trung Quốc tại tòa trọng tài Liên Hiệp
Quốc năm 2013.
*
*
Hoa Kỳ : Trung Quốc sử dụng tàu đánh cá để
gia tăng đòi hỏi chủ quyền
(RFA, 22/06/2016)
Tàu cá Trung Quốc trên đường đi
đánh cá, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO
Một
quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giấu tên hôm nay nói với báo giới rằng Trung Quốc
đang sử dụng các đội tàu đánh cá được hộ tống để gia tăng đòi hỏi chủ quyền của
nước này ở những khu vực đang tranh chấp trên biển Đông.
Giới
chức này nói rằng các tàu cá Trung Quốc được hộ tống bởi các tàu hải giám là một
xu hướng rất đáng lo ngại, điều này cho thấy sự hiện diện gia tăng của Trung Quốc
cả về mặt quân sự và bán quân sự theo cách gây hấn.
Trả
lời phỏng vấn qua điện thoại với các phóng viên ở khu vực Đông Nam Á, giới chức
Ngoại giao Mỹ cũng kêu gọi các bên có tranh chấp trong khu vực nên kiềm chế,
nhưng cho rằng phán quyết của tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện Trung Quốc của
Philippines liên quan đến những đòi hỏi chủ quyền ở biển Đông sẽ làm rõ hơn rất
nhiều những tranh chấp trong khu vực, giúp các nước có liên quan thu xếp để
tránh đối đầu.
*
*
Tổng thống
Indonesia thăm đảo Natuna bằng tàu chiến
(RFA, 23/06/2016)
Tổng thống Indonesia Joko
Widodo thăm quần đảo Natuna hôm 23/6/2016. AFP photo
Hôm
nay Tổng thống Joko Widodo của Indonesia dùng chiến hạm để đi thăm quần đảo
Natuna, nơi binh sĩ hải quân nước này mới nổ súng để đuổi tầu cá Trung Quốc ra
khỏi hải phận.
Bản
tin do chính phủ Jakarta phổ biến nói rằng chiến hạm chở Tổng thống ra thăm quần
đảo chính là chiếc chiến hạm hôm thứ Sáu tuần trước đã nổ súng đuổi tầu cá của
Trung Quốc.
Hai ngày
trước đây, Tư Lệnh Hạm Đội Tây Indonesia gọi việc Bắc Kinh đưa tầu đánh cá xâm
nhập hải phận Indonesia là một thủ đoạn, được Trung Quốc thực hiện với mục đích
dần dà sẽ tự nhận chủ quyền ở quần đảo Natuna.
Trước
đây Trung Quốc nói rằng họ công nhận chủ quyền lãnh hải của Indonesia tại
Natuna, nhưng sau khi vụ nổ súng xảy ra, Bộ Ngoại Giao Hoa Lục lại nói rằng có
những khu vực chủ quyền chồng lấn lên nhau, ý muốn nói không chỉ Indonesia mà
Trung Quốc cũng có một phần chủ quyền ở quần đảo Natuna, nằm cách bờ biển Hoa Lục
tới khoảng 3,000 cây số.
*
*
Vì sao Indonesia
phải họp nội các trên tàu chiến ?
(VOA, 23/06/2016)
Tổng thống Indonesia Joko
Widodo trên tàu Hải quân Indonesia KRI Imam Bonjol trong chuyến thăm tới các
vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna, ngày 23/6/2016.
Tổng
thống Indonesia hôm nay, 23/6, đã họp nội các trên một chiến hạm ở ngoài khơi
quần đảo Natuna, nằm ở phía nam biển Đông, sau khi xảy ra đối đầu với tàu Trung
Quốc.
Nhằm
khẳng định chủ quyền quốc gia, ông Joko Widodo đã tới thị sát quần đảo hẻo lánh
cùng với bộ trưởng an ninh, ngoại trưởng, và bộ trưởng quốc phòng. Đây được coi
là thông điệp mạnh mẽ nhất chuyển tới Bắc Kinh.
Trong
cuộc họp, ông Widodo kêu gọi lực lượng quân sự nước này tăng cường tuần tra,
sau khi xảy ra một loạt các va chạm trên biển giữa tàu Indonesia và Trung Quốc.
Thông
cáo từ phủ Tổng thống Indonesia dẫn lời ông Widodo nói : "Khả năng quân sự
nhằm bảo vệ các vùng biển cần phải được cải thiện, dù đó là về mặt công nghệ
hay tư thế sẵn sàng".
Các
quan chức cho biết nội các Indonesia cũng thảo luận các vấn đề liên quan tới chủ
quyền và phát triển. Indonesia thiết lập vùng đặc quyền kinh tế ở vùng biển
giàu khí đốt quanh quần đảo Natuna, cách đảo Borneo hơn 340 km.
Bộ
trưởng An ninh Luhut Pandjaitan được báo chí trong nước dẫn lời nói rằng chưa
khi nào Indonesia lại thể hiện sự cứng rắn với Trung Quốc như hiện nay, và chuyến
thăm Natuna cho thấy Tổng thống Widodo không xem nhẹ vấn đề chủ quyền.
Bắc
Kinh hôm nay lặp lại quan điểm rằng dù Trung Quốc không tranh chấp với
Indonesia về quần đảo Natuna, nhưng "một số vùng lãnh hải ở biển
Đông" hiện nằm trong vòng tranh chấp "chủ quyền chồng lấn nhau".
Theo Reuters, Jakarta Post
*
*
Trung Quốc tiếp
tục khẳng định chủ quyền tại Biển Đông
(RFA, 23/06/2016)
Trung
Quốc cho hay số quốc gia ủng hộ lập trường, quan điểm của Bắc Kinh ngày một nhiều.
Trong
cuộc họp báo sáng nay ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại
Giao Trung Quốc cho hay con số được công bố là 47 nước ủng hộ, nhưng bảo thêm rằng
mỗi ngày một nhiều hơn, không có con số chính xác để thông báo.
Bà
Hoa Xuân Oánh còn bảo rằng số nước ủng hộ không quan trọng cho bằng việc Trung Quốc
có bằng chứng lịch sử để xác định chủ quyền tại Biển Đông, và chẳng có phán quyết,
quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào có thể sửa đổi những bằng chứng đó, hay có thể
thay đổi quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Trung Quốc.
*
*
Tổng thống
Indonesia thăm quần đảo Natuna nhằm khẳng định chủ quyền
(RFA, 22/06/2016)
Tổng thống Joko Widodo của
Indonesia (bên trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị thượng đỉnh G7
vào ngày 27 Tháng Năm năm 2016. AFP PHOTO
Tổng
thống Indonesia Joko Widodo sẽ ra thăm quần đảo Natuna vào thứ năm tuần này nhằm
khẳng định chủ quyền của Indonesia với quần đảo trên biển Đông.
Bộ
trưởng nội các Pramono Agung nói với báo giới ngày hôm qua, 22 tháng 6, rằng
Natuna là lãnh thổ của Indonesia, và với tư cách là người đứng đầu nhà nước,
chính phủ, Tổng thống Indonesia muốn đảm bảo Natuna là một phần của Indonesia.
Hôm
thứ tư vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia cũng lên tiếng bác bỏ lập trường
của Trung Quốc cho rằng nước này có chủ quyền chồng lấn với Indonesia ở biển
Đông.
*
*
Mỹ có đứng về
phía Philippines trong tranh chấp Biển Đông ?
(VOA, 22/06/2016)
Tổng thống Philippines Rodrigo
Duterte
Ông
Rodrigo Duterte, tổng thống vừa đắc cử của Philippines, hôm 21/6 cho biết mới
đây ông đã hỏi đại sứ Mỹ liệu Washington có ủng hộ Philippines hay không trong
trường hợp có thể xảy ra đối đầu với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.
Phát
biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp ở thành phố Davao ở miền nam, ông Duterte
cho rằng Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951 giữa Philippines và Mỹ không đương
nhiên buộc Mỹ phải giúp đỡ ngay lập tức nếu Philippines rơi vào một cuộc đối đầu
với Trung Quốc do tranh chấp lãnh thổ.
Ông
Duterte nói ông đã hỏi Đại sứ Mỹ Philip Goldberg trong một cuộc họp gần đây :
"Các ngài đứng cùng chúng tôi hay không", và nói thêm rằng ông
Goldberg đã trả lời : "Chỉ khi nào các ngài bị tấn công".
Tại
Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ nói họ sẽ không bình luận về các chi tiết của các
cuộc đàm thoại ngoại giao hay về khả năng Mỹ đến bảo vệ Philippines ở Biển
Đông. Song bộ nói liên minh Mỹ-Philippines vững như thép và Mỹ sẽ làm đúng các
cam kết trong hiệp ước.
Bà
Anna Richey-Allen, nữ phát ngôn viên của Vụ Đông Á-Thái Bình Dương của bộ, nói
: "Tổng thống Obama đã nêu rõ chúng ta sẽ làm đúng các cam kết đối với
Philippines, cũng như chúng ta vẫn làm với bất cứ hiệp ước phòng thủ chung nào.
Tính đáng tin cậy và trông cậy được của chúng ta với tư cách là một đồng minh
đã được xác lập trong nhiều thập niên. Ngoài điều đó ra, chúng tôi không bình
luận về các giả thiết".
Hải quân Mỹ, Philippines tập trận
đổ bộ lên bãi cạn Scarborough
Hiệp
ước giữa Philippines và Mỹ viết mỗi nước sẽ "hành động để giải quyết những
mối nguy hiểm chung" nếu như một trong hai nước bị tấn công.
Đại
sứ Goldberg chưa đưa ra bình luận về cuộc gặp của ông với ông Duterte.
Mỹ
không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Hiện các bên tranh chấp gồm
có Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Hồi
đầu tháng này, ông Duterte nói ông sẽ đưa ra chính sách đối ngoại độc lập
"và không lệ thuộc vào Mỹ", đồng minh lâu năm của Philippines.
Theo Japantimes,
Dailymail.co.uk
No comments:
Post a Comment