Posted on May 26, 2015
Biển Đông là một trong những tuyến đường vận tải đường
biển bận rộn nhất thế giới và là con đường chiến lược giữa các nền kinh tế giàu
có của Đông Bắc Á với biển Ấn Độ Dương. Có tới 50% khối lượng dầu mỏ dược chuyển
qua đường này, và nơi đây cũng là nơi có nguồn tôm cá rất giàu có. Một trữ lượng
lớn dầu mỏ và khí đốt cũng được cho là đang nằm đâu đó ở khu vực này, nhưng các
cuộc thăm dò vẫn đang bị trì hoãn vì lý do tranh chấp. Sáu quốc gia – Trung Quốc,
Việt Nam, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Phillipines- đều tuyên bố chủ quyền
lãnh hải, các hòn đảo, rặng và đảo san hô, một phần hoặc toàn bộ, khiến cho khu
vực này trở thành điểm nóng hơn bao giờ hết.
1-Trung Quốc ngày các ngang ngược
China’sTuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc là
hùng hổ nhất với hình vẽ chữ U 9 đoạn trên bản đồ, còn được gọi với một cái tên
khác là đường lưỡi bò bởi hình dáng của nó – bao trùm gần như trọn bộ tất cả biển
Đông. Các chuyêng gia tin rằng tuyên bố này dựa trên một tấm bản độ được vẽ năm
1947 bởi chính phủ Cộng hoà Trung Hoa lúc bấy giờ, và có cơ sở từ Đài Loan. Sự
tăng cường mạnh mẽ lực lượng hải quân, bảo vệ bờ biển và những cơ quan hàng hải
khác đã giúp cho Bắc Kinh càng có thêm nhiều vũ khí để hành động ngang ngược
hơn những năm gần đây.
2-Thổ hoá
Nhiều rặng san hô, bãi đá bị tranh chấp chỉ hơi cao
hơn mặt nước có chút đỉnh. Điều này chính là một động lực khiến cho các nước
thi nhau xây dựng và tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Phillipines đã kéo xác một
con tàu hoen rỉ của Hải quân Mỹ vào một rặng san hô tại Quần đảo Trường Sa,
phía Nam của biển Đông. Cũng tại quần đảo này Trung Quốc chiếm 7 rặng san hô và
rải đá, và quá trình thổ hoá của Trung Quốc đã tăng một cách thần tốc. Diện
tích các đảo nhân tạo đã tăng hơn 1500 hécta so với năm ngoái.
3-Căng thẳng ở Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa, phía bắc biển Đông, cũng là một
điểm bị tranh chấp. Trung Quốc đã cướp quyền kiểm soát quần đảo này từ Việt Nam
trong năm 1974. Bắc Kinh đã gửi một giàn khoan thăm dầu tới vùng biển tranh chấp
gần đó vào năm ngoái, dẫn tới căng thẳng giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam và những
cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam đã dẫn tới 5 người bị thiệt mạng.
Căng thẳng chỉ kết thúc sau hai tháng khi Trung Quốc di dời dàn khoan đi chỗ
khác.
4-Hoa Kỳ xem khu vực này là vùng biển quốc tế
Trung Quốc thường xuyên ngăn chặn và phản đối các
hành động của tàu và máy bay Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động giám sát gần khu vực
đường ven biển của Trung Quốc tại biển Đông. Trong năm 2001, một phi công Trung
Quốc đã chết sau khi máy bay chiến đấu của anh ta đụng phải máy bay do thám của
Hoa Kỳ, và sau đó chiếc máy bay này đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống một sân bay
của Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã bắt giam toàn bộ phi hành đoàn Hoa Kỳ, gây
ra một tranh cãi ngoại giao. Hoa Kỳ cho biết họ có quyền thực hiện những hoạt động
như vậy trong và trên những vùng họ cho rằng đó là lãnh hải quốc tế.
5-Chia rẽ và Chiến thắng
Trung Quốc đã từ chối đàm phán về những tuyên bố chủ
quyền với tất cả các quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền biển Đông khác, và họ nói
rằng họ thích đàm phán với từng chính phủ một hơn. Trong năm 2013, Phillipines
đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên toà án Liên hợp quốc. Manila đã tuyên bố đường 9
đoạn của Trung Quốc không có một cơ sở nào cả. Bắc Kinh cho biết họ sẽ không
bao giờ chấp nhận cũng như tham gia vào toà án của Liên hợp quốc.
©
2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment