Nam
Phương & Thiện Giao (Người Việt)
Monday,
October 27, 2014 11:50:51 AM
LTS
– Sáu ngày sau khi được đưa thẳng từ nhà tù ở Nghệ An lên máy bay sang thẳng
Hoa Kỳ và đặt chân xuống phi trường Los Angeles, ngày 27 tháng 10, blogger Điếu
Cày dành cho Người Việt cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ chỗ ở tạm của ông.
Trong cuộc phỏng vấn này, ông chia sẻ nhiều điều liên quan đến việc được thả
trước thời hạn và những trải nghiệm của ông ở trong tù. Cuộc phỏng vấn do Nam
Phương và Thiện Giao thực hiện.
***
Người
Việt:
Khi được thả ra khỏi nhà tù ở Thanh
Chương, Nghệ An, sao người ta không thả anh ở Việt Nam mà lại đi thẳng sang Hoa
Kỳ?
Điếu
Cày: Trước
hết, tôi xin nói rõ: Tôi không xin tha tù, và nhà cầm quyền Cộng Sản cũng không
tha tôi. Họ đưa tôi ra khỏi trại giam và áp giải tới sân bay. Bộ Ngoại Giao
Việt Nam tuyên bố, Việt Nam đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
Người
Việt: Vậy anh có biết trước việc ra đi? Hay anh có
biết là liệu có những cuộc nói chuyện giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Hoa
Kỳ?
Điếu
Cày: Hai
bên chính phủ làm việc với nhau thì chúng tôi hoàn toàn không biết. Chúng tôi ở
trong tù. Thông tin rất hạn hẹp.
Người
Việt: Có nghĩa là anh bị trục xuất?
Điếu
Cày: Cũng
không hẳn như vậy. Chính phủ Việt Nam yêu cầu tôi viết đơn xin tha tù và nhập
cảnh vào Mỹ để học tập về báo chí. Nhưng họ cũng không đưa ra điều kiện tôi
được ra tù và được ở lại Việt Nam. Còn khi tôi gặp đại diện Bộ Ngoại Giao Mỹ,
thì họ nói chính phủ Mỹ yêu cầu chính phủ Việt Nam phải thả tôi vô điều kiện dù
tôi ở lại Việt Nam hay sang Hoa Kỳ, thì hai bên mới đạt thỏa thuận tôi ra tù sẽ
sang Mỹ.
Người
Việt: Vào ngày anh lên đường sang Hoa Kỳ, phát
ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng anh tự quyết định xin sang Mỹ. Như thế
có đúng không ạ?
Điếu
Cày: Câu
hỏi của anh có phải là: Anh không có quyền lựa chọn ở lại Việt Nam và đi sang
Mỹ, hay đúng như Bộ Ngoại Giao Mỹ nói anh quyết định sang Mỹ để được thả sớm?
Người
Việt: Đúng vậy.
Điếu
Cày: Cả
hai điều trên đều đúng.
Người
Việt: Anh từng qua nhiều nhà tù khác nhau ở Việt
Nam. Nơi nào cai tù độc ác nhất với tù nhân? Cách khác, nhà tù Việt Nam có tôn
trọng khía cạnh con người của người bị giam cầm không?
Điếu
Cày: Tôi
đã đi qua 11 nhà tù của Việt Nam, từ Cà Mau ra tới Nghệ An. Trại nào cũng ác.
Nhưng trại giam Cái Tàu, Cà Mau, thì đúng là Trại Súc Vật. Năm 2009, nghị định
113 quy định chỗ nằm mỗi người là 2 mét vuông, nhưng thực tế mỗi người khi chia
gạch thì chỉ được rộng bằng (nghe không rõ). Cứ 2 người một cái mùng nhỏ, hai
đầu có lỗ thủng để xuyên cái võng qua, kẻ nằm trên, người nằm dưới. Các lối đi
trong phòng giam cũng kín người nằm, dù người ta đi lại ướt nhẹp và hôi thối.
Nước tắm rất ít và yếu. Tù nhân phải ngậm miệng vào đường ống để hút nước ra,
hứng từng ca đổ vào thùng để sử dụng. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng đến gần
vòi nước được, nếu không muốn bị một cái ca vào đầu. Một phòng, họ nhốt hơn 100
người mà chỉ có 2 chỗ đi cầu. Lại không có nước dội. Hai đống phân như hai cái
thúng úp. Mùi nước tiểu và mùi phân nồng nặc, cộng với hơi người hầm hập. Và
muỗi thì nhiều vô kể. Những ngày triều cường lên cao, nước trong cống và hố
phân không thoát ra được, dâng lên, ngập đầy sân trại, thúi hoắc. Còn cơm với
canh thì suốt đời là canh rau muống, mà canh rau muống thì dài nửa mét. Những
người bị kỷ luật mới khổ.
Người Việt: Có sự khác biệt nào giữa chính sách đối xử của cai tù với tù chính trị và tù hình sự?
Điếu Cày: Tôi muốn nói về chuyện quản giáo đánh tù ngay giữa sân trại, có hàng ngàn tù nhân chứng kiến. Đó là vụ của đại úy tên là “Phú Ma” đánh tù nhân tên là “Minh Ngọng” người Cà Mau. Lúc đầu thì anh ta quất bằng mã trắc, sau đó bỏ mã trắc sang một bên, lấy gốc tràm đánh tiếp. Rồi lại thay bằng một chân niễng. Minh Ngọng chỉ lấy hai tay ôm lấy đầu, nằm quằn quại giữa sân. Đánh mỏi tay rồi Phú Ma bắt Minh Ngọng bò vào nhà tự quản, như một con vật. Phú Ma là người ở Vinh, quê Nghệ An. Còn rất nhiều vụ nữa mà tôi không tiện kể hết ra đây. Chính tôi đấu tranh hơn 2 tháng trời thì họ mới khoan thêm một cái giếng cho tù nhân ở trại giam Cái Tàu, Cà Mau.
Nếu
Viện Kiểm Sát mà muốn điều tra, cứ lấy tổng số tù nhân nam ở trại Cái Tàu, chia
cho diện tích số phòng giam vào thời điểm đó thì sẽ biết mỗi người nằm một đoạn
gạch là bao nhiêu. Tôi ở đội 28 nhưng mà 2 lần Viện Kiểm Sát vào trại kiểm tra
là 2 lần quản giáo đưa cả đội chúng tôi ra ngoài đồng ngồi cho đến khi Viện
Kiểm Sát đi về thì mới được cho vào trại. Sống như thế thì làm sao gọi được là
người?
Người
Việt: Anh đã từng tuyệt thực nhiều lần, trong đó
có 2 lần tuyệt thực dài, gần một tháng và hơn một tháng. Nếu lần sau cùng, khi
anh ở Thanh Chương, không có anh Nguyễn Xuân Nghĩa tiết lộ chuyện anh tuyệt
thực, anh có thể nguy đến tính mạng không?
Điếu
Cày: Lần
tuyệt thực 28 ngày, đến ngày thứ 28 họ phải đưa cấp cứu tại bệnh viện 30 tháng
Tư. Lần thứ hai tại trại giam số 6, tôi tuyệt thực 33 ngày. Tôi không ăn, chỉ
uống nước. Ở trại B34, tôi tuyệt thực nhưng không có ai đưa tin ra ngoài. Vì
vậy, khi tôi sắp chết họ mới đưa tôi đi cấp cứu. Ở trại giam số 6, nếu không có
anh Nguyễn Xuân Nghĩa thì tôi cũng phải đi tới cùng như lần trước thôi. Nhưng
lần này may có anh Nghĩa đi ra thăm gặp, anh đã dũng cảm báo cho chị Nga vợ anh
ấy vào ngày 17 tháng Bảy, 2013. Khi gia đình tôi biết tin, đi thăm tôi lần thứ
hai vào ngày 20 tháng Bảy, mặc dầu tin tôi tuyệt thực đã được cả thế giới biết
tới, từ ngày 17 tháng Bảy, đến 20 tháng Bảy, Viện Kiểm Sát mới vào làm việc.
Người
Việt: Trở lại việc gần đây. Thấy mấy bức hình liên
quan đến kỷ vật anh mang ra bên ngoài, trong đó có bức thư của anh Trương Duy
Nhất do anh mang ra. Khi anh đi ra, những bạn tù còn lại gồm những ai, họ ký
thác, kỳ vọng điều gì nơi anh? Anh có thể làm gì để giúp họ?
Điếu
Cày: Ngoài
anh Trương Duy Nhất, còn có anh Trần Anh Kim, anh Nguyễn Kim Nhàn và 3 anh Tây
Nguyên nữa. Khi chúng tôi thảo luận với nhau, anh em nhắn gởi và ủy thác cho
tôi thay mặt anh em đấu tranh cho quyền lợi của tất cả tù chính trị, vạch trần
những văn bản luật rừng. Anh em tin rằng tôi đủ trải nghiệm để thực hiện nghĩa
vụ này. Điều đó cũng tác động đến quyết định của cá nhân tôi. Các bạn có thể
thấy điều ấy ngay trên lá thư của anh Trương Duy Nhất. Tôi mong được mọi người
chung tay giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành những điều mà anh em đã tin tưởng ký
thác.
Người
Việt: Khi ở nhà tù số 6 Huyện Thanh Chương, anh bị
giam chung với tù làm gián điệp với Trung Quốc. Những người đó được sử dụng để
theo dõi các anh và báo cáo lại với cai tù? Những người đó có làm phiền các anh
nhiều không?
Điếu
Cày: Đúng
vậy. Trại Nam Hà, hễ có 2 đơn tố cáo là bị giam riêng, không cần biết đơn tố
cáo có phải là sự thật không. Trại giam chỉ sử dụng đơn tố cáo của mấy tên gián
điệp làm cái cớ để đàn áp anh em tù chính trị mà không cần điều tra, xác minh.
Cụ thể nhất là vụ của tôi. Khi họ ngang nhiên và quyết định giam riêng tôi, không
hề có một biên bản vi phạm nào, bất chấp tôi phản đối, họ xốc nách tôi, đưa
ngay vào trong buồng giam. Khi anh Nghĩa đưa được tin ra ngoài, vào ngày 23
tháng Bảy, trại giam đưa tôi ra, tuyên đọc đơn tố cáo của 2 thằng gián điệp,
lập “biên bản nguội” nhằm hợp thức hóa quyết định họ đã ra từ ngày 22 tháng
Sáu, 2013, tức là trước đó hơn 1 tháng. Tôi đã ngay lập tức vạch trần âm mưu đê
hèn này, và yêu cầu những người ký vào biên bản đó phải ghi đúng ngày tháng rồi
mới ký.
Người
Việt: Bây giờ đã sang Hoa Kỳ, chỉ mới là những
ngày đầu tiên. Con đường dự định đấu tranh sẽ tiếp tục ra sao? Dự định cuộc
sống riêng sẽ ra sao?
Điếu
Cày: Về
cuộc sống riêng, gia đình tôi và gia đình bên vợ hầu hết ở Vancouver và
Toronto, Canada. Hiện nay tôi cũng chưa muốn chia sẻ nhiều về cuộc sống riêng.
Về dự tính tranh đấu trong tương lai, tôi muốn nói như thế này: Các chế độ độc tài thường tạo ra một không gian khép kín và bưng bít thông tin. Chúng nắm tất cả mọi phương tiện truyền thông và dùng nó để chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho mục đích cầm quyền. Còn người dân trong những đất nước đó thì được nghe, được biết những gì nhà cầm quyền muốn. Người dân không có phương tiện cất lên tiếng nói, thể hiện ý nguyện của mình. Bọn độc tài thì sống phè phỡn trên những vùng tối u mê đó. Cho đến khi bức tường bưng bít thông tin bị phá vỡ bởi người dân đã có trong tay công cụ để chia sẻ để cất lên tiếng nói, để tự do biểu đạt ý nguyện của mình, lúc đó sự dối trá mới bị phơi bày. Người dân sẽ mất niềm tin, và đến một ngày, khi họ rút lại sự tuân phục, quyền lực khi đó chỉ còn là thứ cường quyền. Truyền thông không còn bất cân xứng, tự do nhiều chiều sẽ đem lại sự cảm thông và sự thấu hiểu giữa các dân tộc, giữa các quốc gia, và góp phần củng cố hòa bình. Chúng tôi đã bắt đầu bằng truyền thông, chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo con đường đã chọn. Nếu bạn đồng ý với tôi, hãy chung tay tạo ra càng nhiều kết nối để loan tải thông tin, để cân bằng và để phá vỡ bức tường bưng bít thông tin và định hướng.
Về dự tính tranh đấu trong tương lai, tôi muốn nói như thế này: Các chế độ độc tài thường tạo ra một không gian khép kín và bưng bít thông tin. Chúng nắm tất cả mọi phương tiện truyền thông và dùng nó để chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho mục đích cầm quyền. Còn người dân trong những đất nước đó thì được nghe, được biết những gì nhà cầm quyền muốn. Người dân không có phương tiện cất lên tiếng nói, thể hiện ý nguyện của mình. Bọn độc tài thì sống phè phỡn trên những vùng tối u mê đó. Cho đến khi bức tường bưng bít thông tin bị phá vỡ bởi người dân đã có trong tay công cụ để chia sẻ để cất lên tiếng nói, để tự do biểu đạt ý nguyện của mình, lúc đó sự dối trá mới bị phơi bày. Người dân sẽ mất niềm tin, và đến một ngày, khi họ rút lại sự tuân phục, quyền lực khi đó chỉ còn là thứ cường quyền. Truyền thông không còn bất cân xứng, tự do nhiều chiều sẽ đem lại sự cảm thông và sự thấu hiểu giữa các dân tộc, giữa các quốc gia, và góp phần củng cố hòa bình. Chúng tôi đã bắt đầu bằng truyền thông, chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo con đường đã chọn. Nếu bạn đồng ý với tôi, hãy chung tay tạo ra càng nhiều kết nối để loan tải thông tin, để cân bằng và để phá vỡ bức tường bưng bít thông tin và định hướng.
Người
Việt: Người cùng xử chung vụ với anh, là chị Tạ
Phong Tần và blogger Phan Thanh Hải. Anh và anh Hải đã ra tù, còn lại chị Tần.
Anh nghĩ gì về trường hợp chị Tạ Phong Tần.
Điếu
Cày: Chị
Tạ Phong Tần là người đấu tranh rất kiên cường, là một cây bút chủ lực. Trong
suốt nhiều năm qua, chúng tôi tuy bị chia cắt ra nhiều nơi, chúng tôi vẫn luôn
nhớ về nhau, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh này, Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đã
chịu mất mát rất lớn. Đặc biệt là trong việc mẹ cô Tần tự thiêu để phản đối chế
độ hà khắc này. Vì vậy, chúng tôi, dù đã được ra ngoài, vẫn sẽ tìm mọi cách, sẽ
đấu tranh bằng mọi giá để kéo Tần ra ngoài, bởi vì Tần không có tội gì cả.
Chúng tôi chỉ là những người dân biểu đạt quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận
một cách ôn hòa, mà đã bị chính quyền Cộng Sản này đàn áp một cách ghê rợn như
vậy.
Người
Việt: Xin
cám ơn thời gian anh dành cho độc giả của chúng tôi.
No comments:
Post a Comment