Tuesday, December 1, 2009

XUNG ĐỘT TRÊN BIỂN ĐÔNG KHÔNG CÒN LÀ NGUY CƠ TIỀM ẨN

Xung đột trên Biển Đông không còn là nguy cơ tiềm ẩn - 25/11/09
Nhóm Chủ Biên Bauvinal
25/11/2009
http://bauvinal.info.free.fr/

Kính thưa Quý Độc giả,

VN tổ chức
Hội nghị quốc tế về Biển Đông 2009 với chủ đề “Biển Đông: tăng cường hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27-11 tại Hà Nội, do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức.

Đây là danh mục những tham luận của các học giả và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã được sưu tập để gửi tới Hội nghị dưới tựa đề
XUNG ĐỘT TRÊN BIỂN ĐÔNG KHÔNG CÒN LÀ NGUY CƠ TIỀM ẨN.

Toàn bộ 41bài+8 Phụ lục đã được chúng tôi lưu vào một file PDF dưới dạng ZIP cho nhẹ hơn, vì "trọng lượng" của quyển e-book 758 trang dưới dạng DOC cộng với hình ảnh đã lên tới trên 39 Mo .

Nếu quý vị không có chương trình unzip, thì có thể tải
quyển e-book này dưới dạng PDF
Xin mời quý vị bấm để đọc Lời dẫn, Lời bạtMục lục

Nhóm Chủ Biên Bauvinal kính mời


XUNG ĐỘT TRÊN BIỂN ĐÔNG KHÔNG CÒN LÀ NGUY CƠ "TIỀM ẨN"
(Tài liệu chọn lọc)
Biên tập & Hiệu đính : Hồng Lê Thọ
Chọn tư liệu và chuyển ngữ : bauvinal.info.free.fr & thân hữu
11/2009

Lời dẫn
Tiên hành kỳ ngôn, nhi hậu tòng chi
(Luận Ngữ)
Theo nguồn tin của TTXVN, ngày 20/10/2009 vừa qua, Bộ Ngoại giao nước ta đã trao công hàm cho Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam phản đối việc nhân viên vũ trang Trung Quốc có những hành động vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam vào tránh bão tại đảo Phú Lâm (ngư dân Việt Nam thường gọi là đảo Trụ Cẩu), thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị phía Trung Quốc chiếm giữ. Trong công hàm, Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những nhân viên vũ trang có hành động đối xử thô bạo với ngư dân Việt Nam, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam, đồng thời có các biện pháp ngăn chặn không để những hành vi tương tự tái diễn.
Hành động bắt bớ ngư dân, giam giữ, đánh đập, cướp dụng cụ đánh cá, xăng dầu và phạt tiền những ngư dân các tỉnh miền trung trong vùng biển thuộc lãnh hải Việt nam không còn là sự kiện ngẫu nhiên, cá biệt mà đã trở thành một sách lược có dụng ý rõ rệt trong việc xác định chủ quyền của TQ trên biển Đông trước công luận quốc tế. Từ tháng 6/2009, các lực lượng hải quân, cảnh sát biển, tuần tra ngư nghiệp đã huy động tàu chiến, tàu tuần ngư cao tốc và các loại tàu giả dạng đánh cá có vũ trang liên tục quần thảo trên biển Đông từ khi TQ có chủ trương sớm “thu hồi” những hòn đảo còn lại thuộc quần đảo Trường Sa bất chấp Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) và những gì TQ đã cam kết về cách ứng xử trên biển Đông (DOC) năm 1992 kể cả việc cứu hộ cứu nạn trong nghề đi biển và đánh cá quốc tế.
Trớ trêu thay, cũng trong quãng thời gian nầy vào ngày 17/10/2009 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp và hội đàm với Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Trong cuộc gặp nầy Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định “Việt Nam là láng giềng hữu nghị và là đối tác quan trọng của Trung Quốc. Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam”.
Đáp lại, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết ”Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ làm hết sức mình để cùng với Trung Quốc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ và tinh thần 4 tốt”. Trên tinh thần nầy “hai thủ tướng bày tỏ tin tưởng vấn đề trên biển sẽ từng bước được giải quyết phù hợp với quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về Luật biển 1982 và tinh thần DOC; đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực” theo lời tường thuật của TTXVN.
Qua đây có thể thấy rằng hành động và lời nói của phía TQ không đi đôi với nhau, nếu không nói là trái ngược đến phũ phàng. Phải chăng đây là liệu pháp “vừa xoa vừa đánh” mà TQ đang triển khai một cách khôn khéo và có hệ thống để từng bước lấn chiếm và xác lập chủ quyền trên biển Đông bằng cách tạo ra những sự việc “đã rồi” như nhiều nhà phân tích trong tập tư liệu này đã đề cập qua nhiều góc nhìn của tình hình thiếu hụt năng lượng, phát triển kinh tế, quân sự trong chiến lược bành trướng của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán trong thế kỷ 21. Liệu VN phải đối phó ra sao trước một kẻ vừa tự xưng là bạn lại vừa triển khai những hành vi thù địch, ở ngay bên hông nước ta? Nếu những phát biểu vừa qua của hai Thủ tướng được phía TQ tôn trọng và thực hiện nghiêm túc thì may mắn cho người dân nước Việt biết bao ! Không còn gì để chê trách mà ngược lại chúng ta sẽ vô cùng biết ơn người bạn lớn hào hiệp và nghĩa khí mà người láng giềng đã chứng tỏ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược.
Nếu chẳng may không là như vậy, tương tự sự kiện đang xảy ra với ngư dân trên biển Đông thì con đường thương lượng ngoại giao song phương có đủ đảm bảo an ninh và chủ quyền của đất nước ? Nói khác đi, VN đang cần một sự phối hợp và hỗ trợ quốc tế để đối phó hiệu quả trong vấn đề chủ quyền trên biển Đông qua việc chủ động nhận lãnh vai trò điều phối quyền lợi của các bên và góp phần củng cố an ninh của tuyến đường hàng hải thông thương trên biển Đông với tư cách là người trong cuộc. Với vị thế thuận lợi ở các diễn đàn trên thế giới, làm chủ tịch Hội Đồng Bảo An LHQ (lần 2), và sẽ giữ chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2010, cũng như quan hệ ngày càng gắn bó với các nước trong khu vực và trên thế giới, liệu VN có nên lợi dụng thời cơ nầy để tranh thủ đưa cuộc đàm phán về chủ quyền trên biển Đông ra nghị trường quốc tế ?
Việc nghiên cứu những động thái của Trung Quốc cũng như các nước đang tranh giành chủ quyền ở vùng quần đảo Trường Sa là một việc làm vô cùng cần thiết, hi vọng tập tư liệu nầy sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin và dự báo của các chuyên gia trong và ngoài nước.
Tuy chưa khai thác đầy đủ nguồn tư liệu phong phú hiện có về vấn đề biển Đông nhưng hi vọng tập tư liệu nhỏ bé nầy sẽ là khởi đầu “tạo hứng” để những ai quan tâm tiếp tục tìm hiểu, tạo ra một ý thức mạnh mẽ hơn nữa trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền cũng như ở biển đảo của dân tộc ta
Tháng 11/2009
Nhóm chủ biên Bauvinal

Lời bạt
Bauvinal là một diễn đàn của một số thân hữu ở trong và ngoài nước, cùng nhau trao đổi thông tin, đóng góp bài viết mang tính học thuật chung quanh chủ đề Tài Nguyên khoáng sản(Bauxite), Biển Đông, Môi trường và Phát triển bền vững cũng như tư liệu liên quan của các nhà nghiên cứu quốc tế với nhiều góc độ và tầm nhìn khác nhau.
Những bài viết, tư liệu đang tải trên trang Web
http://bauvinal.info.free.fr sẽ lần lượt được tập hợp lại thành dạng “E-book” để quí độc giả nghiên cứu, theo dõi có hệ thống về một chủ đề thuộc các lĩnh vực nói trên.
Tất cả đóng góp bài viết, tư liệu hay công việc liên quan của Bauvinal là không vụ lợi, không đóng khung trong một quan điểm hay định kiến chính trị hoặc bài bác mang tính đả phá. Để trang Web Bauvinal ngày càng phong phú, nhóm chủ biên mong đợi ý kiến, bài viết hay tư liệu từ quí bạn đọc để chúng ta có một nguồn thông tin đa chiều, cùng nhau chia sẻ nhiều ý tưởng xây dựng .
Đó cũng là lý do để tập Biển Đông-TQ nầy đến tay bạn đọc thân mến. Nhân dịp nầy chúng tôi trân trọng cảm ơn Ông N.T.Q đã góp nhiều công sức và trí tuệ trong việc chuyển ngữ từ khi Bauvinal còn trong thời kì phôi thai. Trân trọng cảm tạ quí thân hữu gần xa đã góp một phần sức không nhỏ trong việc hình thành tập tư liệu đầu tay nầy.
Trong một điều kiện thuận lợi ở tương lai gần, chúng tôi hi vọng sẽ có điều kiện in thành sách để phổ biến. Trước mắt, trong khi chờ đợi, kính mời quí bạn theo dõi qua mạng tập tư liệu nầy và chuyển đến những ai quan tâm đến vấn đề trên.
Trân trọng,
Thay mặt nhóm Bauvinal
Hồng Lê Thọ
20/11/2009
hongletho@gmail.com

Bài vở, góp ý xin gửi về:
bauvinal.info@gmail.com

Mọi trích dẫn, sao chụp xin ghi rõ
http://bauvinal.info.free.fr

731 trang/18.11.2009
*Những hình ảnh trong tập tư liệu nầy chỉ có tính minh họa sưu tập từ nhiều nguồn
**Một số tác giá, dịch giả chúng tôi không có điều kiện liên lạc kịp thời, xin miễn thứ

--Tài liệu không bán--



Mục Lục
1/ Các tranh chấp lãnh hải và tác động đối với chiến lược biển: Một góc nhìn lịch sử* Maritime territorial disputes and their impact on maritime strategy: A historical perspective” (trang 13-34) Bruce A. Elleman
2/ Trung quốc và các tranh chấp vùng biển Nam Trung Hoa China and the South China Sea Disputes (trang 35-115) Mark J. Valencia
3/ Sức mạnh và ý chí của TQ: Sức mạnh quân sự và chiến lược vĩ đại của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa * China’s Power and Will: The PRC’s Military Strength and Grand Strategy (trang 116-133) June Teufel Dreyer
4/ Trung Quốc và An ninh Năng lượng dài hạn ở châu Á: Phân tích về chính trị, kinh tế và các yếu tố kỹ thuật hình thành nên các thị trường năng lượng châu Á. China and Long-range Asia Energy Security: An Analysis of the Political, Economic and Technological Factors Shaping Asian Energy Markets (trang 134-158) Evan A. Feigenbaum
5/ Tranh chấp hàng hải và hợp tác năng lượng tại biển Nam Trung Hoa - Maritime Claims and Energy Cooperation in the South China Sea(trang 159-188 LESZEK BUSZYNSKI và ISKANDAR SAZLAN
6/ Trung Quốc đẩy mạnh xuống phía Nam trong chính sách Ngoại giao Năng lượng trên biển Nam Trung Hoa- A Southward Thrust for China’s Energy Diplomacy in the South China Sea* (trang 189-197) Michael Richardson
7/ Tranh chấp trên biển Đông: Trung Quốc mưu đồ càng nham hiểm -Part 1
Tranh chấp trên biển Đông: Trung Quốc mưu đồ càng nham hiểm -Part 2 South China Sea Competition: China Contemplates More Mischief (trang 198-211) ) Richard Fisher, Jr.
8/ Các xung đột trên biển và tranh chấp chủ quyền tại châu Á - Opening Remarks of Senator Jim Webb at the Senate Foreign Relations Committee Hearing on Maritime & Sovereignty Disputes in Asia (trang 212-214) Jim Webb
-
9/ Vấn đề bảo đảm tuyến đường trên biển và tranh nhau nguồn tài nguyên chiến lược ở Châu Á - アジア戦略資源争奪とシーレーン確保問題 『南シナ海の資源』 (trang 215-234 ) Ishimaru Yasuhide(NB)
10/ Điều trần của Peter Dutton, Phó Giáo sư, Viện Nghiên cứu Hàng Hải Trung Hoa, Trường Đại học Hải Quân Hoa Kỳ - (trang 235-245) Peter Dutton
11/ Chiến lược Hải quân của Trung Quốc - La stratégie navale chinoise (trang 246-256) Elisabeth Fouquoire-Brillet
12/ Chiến lược hải quân của Trung Quốc và hàm ý của nó đối với khu vực Biển Đông (trang 257-264) Ngô Vĩnh Long
13/ Vạn lý trường thành vươn ra biển Trung quốc đổi mới lực lượng hải quân dấy lên nhiều quan ngại cho thế giới - The Great Wall goes to sea - China’s naval renewal raises critical questions for the world (trang 265-271) Peter Brookes
14/ "Trung Quốc tiến công trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông): Chiến lược và mục tiêu" - "China's Advances in the South China Sea: Strategies and Objectives" (trang 272-283) Shigeo Hiramatsu (NB)
15/ Kịch bản giải quyết vấn đề Trường Sa của Trung Quốc - Lê Hoàng
16/
Sức mạnh “mềm” của Trung Quốc ở Đông Nam Á - China’s “soft power” in Southeast Asia (trang 290-314)
17/ Trung quốc xâm thực vào Lào bằng ngoại giao ”viện trợ” * 中国、援助外交でラオス侵食 (trang 315-318) Sakurai Yoshiko(NB)
18/ Trung Quốc có thể cứu Campuchia từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu ? Can China Save Cambodia from the Global Economic Crisis? (trang 319-325) Heike Baumüller
19/ Chuỗi ngọc trai: Đối mặt với khiêu khích của thế lực TQ trỗi dậy suốt vùng duyên hải châu Á * String of Pearls: meeting the challenge of China’s rising Power - Phần 01 –
Chuỗi ngọc trai: Đối mặt với khiêu khích của thế lực TQ trỗi dậy suốt vùng duyên hải châu Á * String of Pearls: meeting the challenge of China’s rising Power - Phần 02 - (trang 326-363) Christopher J. Pehrson
20/ Các căn cứ hải quân: “Chuỗi ngọc trai Trung Quốc” - Bases navales: Le « collier de perles chinois » - (trang 364-367) Jean Guisnel
21/ Hải quân Trung Quốc lướt qua ụ cảng Ấn Độ - China's navy sails past India's dock - trang 368-374 Peter J Brown
22/ Tranh Chấp Lãnh Hải và Các Vấn Đề Về Chủ Quyền ở Châu Á - Điều Trần Trước Tiểu Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ Khu Vực Đông Á Thái Bình Dương - Maritime Territorial Disputes and Sovereignty Issues in Asia -Testimony before the Senate Subcommittee on East Asia and Pacific Affairs - (trang 375-382) Richard P. Cronin
23/ Những động thái mới của Trung Quốc về vấn đề biển nam Trung Hoa * 南シナ海問題における中国の新動向 - (trang 383-407) IIda Masafumi
24/ "Rừng vàng biển bạc "dưới nanh vuốt khủng bố"của những đoàn "tàu lạ" - 20/07/09 ( trang 408-430) Hồng Lê Thọ
25/ Lý lẽ và âm mưu bành trướng của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán - (trang 431-447) Hồng Lê Thọ
26/ Tài liệu Lịch sử chứng minh các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa chưa bao giờ là lãnh thổ của Trung quốc Historical documents prove the islands in the southern coast of China have never been the territories of China(trang 448-459) Phạm Hân
27/ Điều trần của Phó phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Robert Scher trước Tiểu ban đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Quốc hội Hoa Kỳ - (trang 460-464) Robert Sher
28/ Các mối liên hệ về năng lượng Trung-Nhật: Triển vọng cạnh tranh chiến lược sâu sắc - Sino-Japanese energy relations: Prospects for deepening strategic competition - (trang 465-470) Kent E. Calder
29/ Đối đầu quân sự ở châu Á- Trung Quốc khẳng định tham vọng hải quân của mình - Rivalités militaires en Asie - La Chine affirme ses ambitions navales - (trang 471-488) Olivier Zajec
30/ Nghịch lý Trung Quốc - Thủ đoạn đe dọa của Bắc Kinh là lời cảnh báo cho mọi quốc gia trên thế giới - The China Paradox - Beijing's intimidation tactics are a warning to countries everywhere - (trang 489-500) Andrew Shearer
31/ Các nước ASEAN ngày càng nghi ngờ TQ - trang 501-504 VNTTX
32/ Quan hệ Trung-Nhật và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (trang 505-508) Đinh Kim Phúc
33/ Trung Quốc vi phạm công ước quốc tế (trang 509-513) Đinh Kim Phúc
34/ Tam giác Trung Quốc-Đài Loan-Philippines trong vấn đề Biển Đông - ( (trang 514-527) Đinh Kim Phúc
35/ Mục Lân, An Lân, Phú Lân? (trang 528-536) Ðinh Kim Phúc
36/ Nhật Bản bại trận và Hòa ước San Fransisco - 日本の敗戦とサンフランシスコ平和条約 -(trang 537-553) 浦野起央著—Urano Tatsuo
37/ Đường chữ U (đứt khúc) của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa: Các điểm, đường và khu vực - The Chinese (Broken) U-shaped Line in the South China Sea: Points, Lines and Zones trang 554-581 Peter Kien-Hong Yu
38/ Xung quanh yêu sách “Đường lưỡi bò” phi lý trên Biển Đông - Kỳ I: Những lập luận mâu thuẫn của Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa 06/09/09
Xung quanh yêu sách “Đường lưỡi bò” phi lý trên Biển Đông - Kỳ II:Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức rõ ràng 07/09/09 (trang 582-595) Phỏng vấn Đinh Kim Phúc, Nguyễn Nhã và Trần Công Trực
39/ Mỹ tăng cường thế bao vây Trung Quốc và biện pháp ứng phó của Bắc Kinh trang 596-600 VNTTX
40/ Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: nguyên nhân và giải pháp (trang 601-630) Nguyễn Nhã
41/ "Hợp tác chiến lược toàn diện" và chủ quyền lãnh hải trên biển Đông - (trang 631-637) Lê Hoàng


Phụ lục

42/ Phụ lục 1: Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi, giặc Trung quốc xâm lược nhất định thất bại (trang 638-653) Võ Nguyên Giáp
43/ Phụ lục 2: Nỗi niềm Biển Đông (trang 654-657) Nguyên Ngọc
44/ Phụ lục 3: Những phát triển kỹ thuật quân sự của hải quân TQ (trang 658-694)
45/ Phụ lục 4: Quan niệm về biển cả của người Trung Hoa dưới hai triều Minh – Thanh (trang 695-714) Nguyễn Duy Chính
46/ Phụ lục 5: Bảng biểu và sơ đồ về biển Nam Trung Hoa (trang 715-723)Tranh chấp lãnh hải và trữ lượng dầu khí ở khu vực biển Đông
47/ Phụ lục 6: (trang 724-745)
Chính sách về tài nguyên thiên nhiên của Trung quốc 1 - China's Policy on Mineral Resources - 04/08/06 - 09/07/09
Chính sách về tài nguyên thiên nhiên của Trung quốc 2 - China's Policy on Mineral Resources - 16/07/09
48/ Phụ lục 7: Chia sẻ tài nguyên ở biển Nam Trung Hoa (Sharing the Resources of the South China Sea) (116,80 MB) (trang 746-749) Mark.J. Valencia – John M. VanDyke và Noel A. Ludwig(1997)
49/ Phụ lục 8: Địa-lý Biển Đông với Hoàng-Sa và Trường-Sa - (trang 750-758)Tuyến đường biển chiến lược từ Vịnh Péc-xích qua Ấn độ dương đến biển Đông

HẾT




No comments: