Toàn cầu hoá và sức mạnh Mỹ
Tác giả: Joseph Nye
Phạm Văn Mỹ (dịch từ The Globalist)
Bài đã được xuất bản.: 1 giờ trước (31-12-2009)
http://www.sgtt.com.vn/Detail97.aspx?ColumnId=97&newsid=61280&fld=HTMG/2009/1229/61280
Nhiều người cho rằng quá trình toàn cầu hoá cũng tương đồng với Mỹ hoá, đây là quan niệm phổ biến nhưng lại bị đơn giản hóa một cách thái quá.
Là siêu cường duy nhất trên thế giới, Hoa Kỳ thường được xem là lực đẩy đằng sau quá trình toàn cầu hoá. Nhưng Joseph Nye - Hiệu trưởng Trường Hành chính Kenedy (thuộc Đại học Harvard) - lập luận trong cuốn sách của mình, “Nghịch lý sức mạnh Mỹ”, toàn cầu hoá không phải là một hiện tượng như người Mỹ và nhiều người nghĩ.
Tuần Việt Nam xin giới thiệu với độc giả bài viết này, đăng trên tờ The Globalist.
-------------------
Trước hết, nước Mỹ chính là sản phẩm của quá trình toàn cầu hoá thế kỷ 17-18, khi châu Âu tiến hành mở rộng thuộc địa trên các châu lục khác. Nhưng cũng không sai khi nói rằng nước Mỹ hiện đang là một người khổng lồ trong giai đoạn toàn cầu hoá đương đại.
Chủ quyền ẩm thực
Có thể hiểu được - và cũng có lẽ khó tránh khỏi - việc những người bất mãn với quyền lực và văn hoá thịnh hành của Mỹ - dùng chủ nghĩa dân tộc để chống lại nó. Hãy nhớ lại rằng, hồi những năm 40, các quan chức Pháp đã tìm cách ban hành lệnh cấm Coca-cola – và mãi đến tận năm 1953, thứ đồ uống này mới được phép bán tại Pháp.
Hoặc, xem lại trường hợp của José Bové - một nông dân chăn cừu ở Pháp (người từng trải qua thời thơ ấu tại Berkeley, California). Ông đã trở thành anh hùng của nước Pháp và được báo chí trên khắp toàn cầu nhắc đến trong năm 1990 bằng việc bảo vệ “chủ quyền ẩm thực” - thông qua việc phá huỷ một nhà hàng Mc Donald. Không một ai buộc công chúng Pháp bước vào cánh cửa vàng đó, nhưng sự thành công của Bové với giới truyền thông rõ ràng đã nói lên sự mâu thuẫn trong tư tưởng văn hoá đối với nhiều thứ có xuất xứ Mỹ.
Hoặc như Tổng thống của Iran, người đã từng phàn nàn trong năm 1990 rằng: “Trong trật tự thế giới mới và toàn cầu hoá mà các cường quốc đang cố tìm cách buộc chúng ta phải chấp nhận, nền văn hoá của toàn bộ thế giới bị bỏ qua, nó giống như một dạng chủ nghĩa thực dân mới".
Những nguồn gốc đa dạng của toàn cầu hoá
Trong khi những người chỉ trích cường điệu về những vụ việc của riêng mình một cách chưa thấu đáo, cũng phải thừa nhận rằng, một số phương diện nào đó của toàn cầu hóa ngày nay đang bị thống trị bởi các hoạt động tại Phố Wall, Thung lũng Silocon và cả Hollywood.
Mọi người nên nhớ rằng bản thân Hoa Kỳ cũng có những giới hạn rõ ràng của nó. Chỉ cần đưa ra một vài ví dụ, sự lan rộng của Cơ đốc giáo trên khắp các châu lục đi trước hàng thế kỷ so với khám phá của Hollywood về việc tiêu thụ các phim về kinh thánh. Và hiển nhiên là, sự lan rộng của Hồi giáo - vẫn còn tiếp tục cho đến tận ngày nay - không phải được “sản xuất tại Mỹ”.
Tiếng Anh - thứ ngôn ngữ mà khoảng 5 % dân số thế giới sử dụng - do người Anh phổ biến, chứ không phải Hoa Kỳ. Hoa Kỳ chẳng có mối liên hệ nào giữa Nhật Bản và cộng đồng người Do Thái ở Mỹ-Latinh . Mối quan hệ của Pháp, Tây Ban Nha, và các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha cũng vậy.
Nhưng toàn cầu hoá cũng hiện hữu trong sự lan tràn của đại dịch AIDS đang diễn ra ở châu Phi và châu Á hiện nay- và Mỹ cũng chẳng có gì liên quan. Ngay cả việc các ngân hàng châu Âu cho các thị trường mới nổi ở châu Á và Mỹ Latinh vay tiền cũng vậy. Các đội thể thao nổi tiếng nhất thế giới không phải là của người Mỹ; đó là đội bóng Manchester United với 200 câu lạc bộ hâm mộ tại 24 quốc gia trên thế giới.
Và quyền lực Mỹ trong nền công nghiệp âm nhạc toàn cầu là tất cả những gì bao quanh ? Thực ra, 3 trong số thương hiệu âm nhạc Mỹ hàng đầu đều có chủ nhân là những người Anh, người Đức, và người Nhật.
Một số trò chơi phổ biến nhất cũng đến từ Nhật Bản và Anh. Sự nổi lên của các lập trình “hiện thực” - đã làm sống động hoặc làm giảm tiêu chuẩn của các chương trình giải trí trên truyền hình trong những năm gần đây - bắt nguồn từ châu Âu rồi lan sang Hoa Kỳ, chứ không phải ngược lại.
Sự lan truyền xuyên quốc gia
Hơn thế nữa, văn hoá Mỹ không phải lúc nào cũng thâm nhập thành công vào các xã hội khác không bị thay đổi - và không phải lúc nào cũng có tác động về mặt chính trị. Những ý tưởng và thông tin thâm nhập vào các mạng lưới toàn cầu được “tải về” đặt trong bối cảnh của nền chính trị quốc gia và văn hoá sở tại - vốn hoạt động như những bộ lọc có chọn lựa và điều chỉnh đầu vào.
Chính vì lý do này mà thực đơn của Mc Donald có sự khác biệt tại các nhà hàng Trung Hoa và, phim ảnh của Mỹ chiếu tại Trung Quốc cũng được lồng bằng các giọng bản địa khác nhau để phản ánh những giá trị nhận thức của người Trung Quốc về thông điệp được truyền tải. Các thể chế chính trị thường có khả năng kháng cự tốt hơn hơn truớc sự lan truyền xuyên quốc gia hơn là thứ văn hoá phổ biến.
Mặc dù các sinh viên Trung Quốc đã dựng một bản sao của bức tượng Nữ thần Tự do ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc nhấn mạnh sẽ không chấp nhận các thể chế chính trị kiểu Mỹ.
Tái chế văn hoá thế giới
Tuy nhiên, Mỹ vẫn là tâm điểm của toàn cầu hóa hiện nay, bởi lẽ phần nhiều của cuộc cách mạng thông tin đều khởi nguồn từ nước Mỹ. Và hiện tại, một phần lớn nội dung của mạng lưới thông tin toàn cầu được khởi tạo từ Hoa Kỳ và củng cố "sức mạnh mềm" của Mỹ.
Bộ trưởng Văn hoá Pháp Jack Lang cảnh báo rằng sức mạnh mềm "di chuyển chủ yếu theo một chiều vì tư duy không muốn tiếp thu của người Mỹ, nếu không nói là hoàn toàn mù tịt về những nền văn hoá khác. Nhưng Ngài Lang đã quên mất tính cởi mở của xã hội Mỹ vốn luôn chấp nhận và tái chế lại văn hoá từ những phần còn lại của thế giới.
Ảnh hưởng có chọn lọc
Thêm nữa, có một số thực tiễn của Hoa Kỳ lại rất hấp dẫn đối với các quốc gia khác: quy định trung thực về thuốc men của Cơ quan Quản lý thực phẩm và thuốc Hoa kỳ (FDA); các quy định pháp luật và thực tiễn về minh bạch trong lĩnh vực chứng khoán nhằm hạn chế hành vi mua bán gian lận được giám sát một cách tích cực bởi Uỷ ban Chứng khoán Mỹ. Các tiêu chuẩn Mỹ đôi lúc cũng khó tránh khỏi vì chính các quy định điều chỉnh mạng internet.
Nhưng các thực tiễn và tiêu chuẩn khác của Mỹ - từ pound và feet (hơn là hệ đo lường mét) tới án tử hình và quyền sử dụng vũ khí - cũng đã rơi vào tình trạng khó xử, hay thậm chí cả sự thù địch công khai ngay tại các quốc gia khác.
Kết luận, quyền lực mềm là một thực tế, nhưng nó không "chảy về" nước Mỹ trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động - cũng không phải Hoa Kỳ là nước duy nhất sở hữu thứ quyền lực này. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, toàn cầu hoá rộng lớn hơn nhiều so với Mỹ hoá - và thế giới cũng như nước Mỹ đều hưởng lợi từ thực tế này.
No comments:
Post a Comment