Dân khí ươn hèn
talawas blog
03/11/2009 9:34 chiều 1 phản hồi
http://www.talawas.org/?p=12623
Học giả Vũ Thế Khôi tổng kết 5 đặc điểm khác biệt giữa ta (người Việt) và người (Âu) trong Văn minh tân học sách – “tài liệu được coi là “cương lĩnh” của phong trào Duy tân – Nghĩa thục 1903 – 1908”, như sau:
a. Giới tư tưởng: “người” thì tự do sáng tạo, cạnh tranh; “ta” – bị cấm nghĩ, cấm bàn;
b. Giới giáo dục: “người” – giáo dục cơ bản chung (tức kiến thức phổ thông), tiếp đó mới đào tạo thực nghiệp, mỗi người được lựa chọn theo năng lực cá nhân; “ta” – một đường mòn luyện tập từ chương kinh viện cho tất cả;
c. Giới chính trị (tác giả dùng từ “kinh tế”, theo nghĩa kinh bang tế thế): “người” – dân chủ cộng hoà, bầu cử, nghị luận; “ta” – “hành chính cấm thay đổi”, “dùng người thì quý im lìm lặng lẽ”, “luật có ban bố đấy nhưng dân gian không được đọc”;
d. Giới “tính tình” (ở đây là nói về bản chất của hai loại người dân): “người” – là công dân, thống nhất với nước về lợi và quyền qua các thể chế nhà nước và dân sự; “ta” – là thần dân bị cai trị, áp chế, không được biết đến luật, chỉ được phục tùng;
e. Giới “phong tục” (ý nói về bản tính con người do hai thể chế trái ngược): “người” – cởi mở, giao lưu; “ta” – khép kín, trì trệ.
Hoạ sĩ/nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng nhận xét về tính cách của người Việt là “thích ngả ngốn”, “nhẫn nhục, phục tùng”, “nịnh hót”, “ưa nịnh nọt, thích quà biếu, thích khen thưởng, thích tâng bốc cũng đồng thời thích được nghe nói dối và o bế những kẻ tâng bốc mình và không bao giờ chấp nhận phê bình.”
Hai người đoạt giải năm 2009 của Mạng lưới Nhân quyền
Đàn Chim Việt
Đăng ngày 3-11-2009
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và mục sư Nguyễn Công Chính được bình chọn từ một danh sách 12 ứng viên do 12 tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đề cử.
Đọc thêm tại : http://danchimviet.com/articles/1638/1/Hai-ngi-ot-gii-nm-2009--ca-Mng-li-Nhan-quyn/Page1.html
Đổ lỗi cho công ty Securency
The Age
Tqvn2004 chuyển ngữ
Thứ Ba, 03/11/2009
Tính lưỡng đảng là điều đang thiếu vắng ở Canberra thời gian gần đây, khi mà chính quyền và phe đối lập đứng về một phía trong vụ scandal của Securency, một công ty con thuộc Ngân hàng Dự Trữ Úc Châu: Họ chẳng ai muốn biết về scandal này. Kể từ tháng Năm, tờ The Age đã đưa ra ánh sáng hàng loạt những cáo buộc về cách mà công ty này bán các tờ tiền polymer của mình tới các quốc gia khác, trong đó một vài quốc gia trong đó tham nhũng nặng nề. Công ty này có 50% vốn từ Ngân hàng Dự Trữ Úc Châu, và chủ tịch hội đồng quản trị là một phó thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Úc [ông Robert Rankin]. Nó bị cáo buộc là đã hối lộ nhiều triệu đô la trong vòng vài năm trước. Cảnh sát Liên Bang Úc đã tiến hành điều tra, và chính phủ cũng như Ngân hàng Dự Trữ Úc Châu đã sử dụng lý do này để hoàn toàn im lặng trước vấn đề này trong 5 tháng qua.
Đọc thêm tại : http://danluan.org/node/3151
Vấn đề Chợ Long Khánh — Hiến Pháp bảo vệ tài sản thương mãi của công dân
blog Phản Biện
Trần Đình Hoành
Thứ Ba, 03/11/2009
Chào các bạn,
Cám ơn bạn Dân long Khánh đã post bài Báo Đồng Nai (trên trang Web của chính quyền thị xã Long Khánh).
Theo bài báo này (và các bài báo các nơi khác mình đã đọc mấy ngày gần đây), thì UBND thị xã LK và chi cục thuế đã giải thích sai vấn đề: “Tuy nhiên, việc tiểu thương đóng thuế sử dụng đất (sạp trong chợ) hàng năm không có nghĩa phần đất đó của tiểu thương.”
Không ai nói là tiểu thương sở hữu phần đất trong chợ. Đây là vấn đề địa ốc (real estate).
Nhưng tiểu thương “sở hửu giá trị cơ sở làm ăn của họ trong chợ” hay gọi theo cách người bình dân là “sở hữu chỗ làm ăn.” Đây là vấn đề “tài sản lưu động” (personal property).
Hai chuyện này hoàn toàn khác nhau và chẳng liên hệ gì với nhau cả.
Đọc thêm tại : http://danluan.org/node/3149
Bauxite và… những điều lừa bịp khác
Lê Quốc Trinh
Kỹ sư khai khoáng Canada
Bauxitevietnam.info
Thứ Ba, 03/11/2009
Trước hết tôi xin mạn phép dùng tựa đề trên để tiếp tục tranh luận với ông Lã Thanh Tùng về bài viết “Bauxit… và những điều khác” đăng trên báo Văn nghệ ngày 31-10-2009.
Tôi vào Trang mạng bauxitevietnam này từ lúc mới thành lập, đến nay đã tròn sáu tháng, thời gian tuy ngắn, nhưng kết quả thành công rất mỹ mãn, với con số trên 3000 người ký tên vào bản Kiến nghị và hơn 13 triệu lượt người ra vào truy cập thông tin. Từ hơn một tháng nay, tôi tạm dừng viết để theo dõi những biến chuyển và bài vở trong Trang Nhà, và rất vui mừng khi thấy rất nhiều bài súc tích, lý luận sắc bén, cập nhật những vấn đề thời sự nóng bỏng, càng ngày càng xuất hiện nhiều khuôn mặt trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, chứng tỏ Trang Mạng đang hình thành một Diễn đàn đàng hoàng, mang tính Văn Hoá và Trí Thức cao, một dấu hiệu tốt đẹp cho tương lai dân tộc.
Tuy nhiên từ lúc sự kiện Viện Nghiên Cứu IDS tự giải thể, trước khi điều luật 97 “Cấm phản biện khoa học” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ra đời, tôi bắt đầu lo ngại. Bài viết của ông Lã Thanh Tùng mới đây trên báo Văn nghệ về vấn đề Bauxite Tây Nguyên một lần nữa thôi thúc tôi cầm bút trở lại.
Đọc thêm tại : http://danluan.org/node/3146
Xã Hội Dân Sự » Tương lai của Xã hội Dân sự
Benjamin Barber
Giáo sư Chính trị học phụ trách Chương trình Walt Whitman, thuộc Đại học Rutgers, New Jersey
Đây là bài nói chuyện của Giáo sư Barber trong buổi hội thảo về Xã hội Dân sự do Civnet tổ chức năm 1997. Bài này được đăng lại trong Tập san Xã hội Dân sự, bộ I, số 1, năm 1997. Những chỗ in nghiêng trong bản dịch là của người dịch để nhấn mạnh..
Tôi xin chân thành cám ơn Penn Kemble, Joseph Duffey và Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ đã mời tôi đến nói chuyện ngày hôm nay, dù biết tôi là một người hay "kiếm chuyện," một người mà hầu như chẳng khi nào dùng những mỹ từ sáo rỗng khi nói về dân chủ. Tôi thì lại nghĩ rằng họ khuyến khích tôi tới chỉ vì họ hiểu rằng, trên tất cả mọi thứ, dân chủ tức là "kiếm chuyện," là đặt vấn đề, là đương đầu với quyền lực, là thách thức các giáo điều, ngay cả đó chính là giáo điều dân chủ. Và bởi vì họ đánh giá đúng đắn rằng sau hơn 200 năm, người Mỹ cũng không nhất thiết đã tiến gần hơn tới việc thực thi được hoàn toàn dân chủ so với những nước chỉ mới có hai mươi hay chỉ hai năm kinh nghiệm về dân chủ. Những vấn đề về sắc tộc và giai cấp vẫn còn gây nhức nhối cho nước Mỹ. Penn Kemble, ngày hôm qua, đã yêu cầu những người trong hội trường này giơ tay lên nếu trong nước của họ vẫn còn có xung đột về sắc tộc. Tôi là một trong những người đó.
Chính vì bản chất của nó mà dân chủ là một tiến trình của một cuộc thử nghiệm đang diễn ra, chứ không phải là cứu cánh hay là một tập hợp các giáo điều cứng ngắc.
© Học Viện Công Dân 2009
Nguồn: http://civnet.org/civitas/barber.htm
Đọc thêm tại : http://icevn.org/vi/node/961
Bà có còn nhớ đứa trẻ mồ côi này không, thưa tu sĩ?
Hpervnd dịch lại bài viết trên báo Bild của Đức về bộ trường y tế gốc Việt Philipp Rösler
http://www.bild.de
Chủ Nhật, 01/11/2009
Con đường trở về quá khứ của Philipp Rösler trải đầy khó khăn, mệt nhọc. Tôi hít thở thứ không khí bụi bặm, tai điếc đặc bởi tiếng còi xe, mồ hôi bao bọc lấy cơ thể bởi không khí thật nóng ẩm ngột ngạt.
Bảy tiếng trên taxi từ Saigon, thành phố ngày nay có tên Hồ Chí Minh, trồi lên trụt xuống trên những con đường ổ gà mấp mô, qua những ngôi nhà và mái bếp cũ lợp từ mái cọ. Và lúc này, khoảng 11 giờ sáng, tôi và thông dịch viên tên Bình (nguyên văn: Binh) đã đến Sóc Trăng, thành phố lớn bên bờ sông Mekong. Chính tại đây, nơi đã từng được gọi là Khánh Hùng đến trước khi Vietcong tràn vào năm 1975, 36 năm trước, tức năm 1973 bộ trưởng y tế mới của chúng ta đã ra đời. Một đứa trẻ, khi đó chưa mang tên Philipp như bây giờ, đã được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi.
Đọc thêm tại : http://danluan.org/node/3121
Bài đọc thêm : Về Sóc Trăng tìm nơi sinh của Bộ trưởng y tế Đức (tuoi tre)
Thân Thế Sự Nghiệp của Cố TT. Ngô Ðình Diệm
1/ Truất Phế Bảo Đại Và Khai Sinh Đệ Nhất Cọng Hoà - Ký Ức 50 Năm Sau
2/ Tiếc thương Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm - Ngô Minh Hằng Nỗi Lòng - Chí sĩ Ngô Đình Diệm
3/Tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
4/ Bí ẩn mộ ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu
5/ 50 NĂM NHÌN LẠI: Ngô Đình Diệm hay Hồ Chí Minh: Ai Đã Vi Phạm Hiệp Định Geneva 1954?
6/ Những bí mật được tiết lộ sau bốn mươi năm
7/ Cuốn tự truyện chạy tội "Nghĩa biển tình sông" của Tôn thất Ðính.
8/ 43 năm ngày đảo chính chế độ Ngô Đình Diệm - 1-11-1963 : Cái nhìn từ Hà Nội
Xem thêm tại : Thân Thế Sự Nghiệp của Cố TT. Ngô Ðình Diệm
No comments:
Post a Comment