Tuesday, November 3, 2009

HAI BỘ MẶT CỦA CUBA

Hai bộ mặt của Cuba
BBC - Cập nhật: 09:29 GMT - thứ hai, 2 tháng 11, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/11/091030_cuba.shtml
Phóng viên Eduardo Medina cùng con trai Rodney, giáo viên và cũng là sinh viên ngành tâm lý, đại diện cho hai thế hệ người Cuba trước và sau ngày bức tường Berlin sụp đổ và sự tan rã của khối Liên Xô.
Với Eduardo, điều đó là dấu chấm hết của hàng chục năm vô cùng yên ổn về kinh tế và thịnh vượng dưới bóng dù Xô Viết, nhưng với Rodney thì thời gian đó là một lịch sử xa vời.
Cuba trước và sau bức tường Berlin gần như là hai thế giới hoàn toàn khác, hai quốc gia không có nhiều liên quan với nhau.
Cuba của Eduardo cho phép ông trở thành nhà giáo và sống bằng tiền lương, bảo đảm lương thực, đi xem kịch, nghỉ hè trên biển cùng quần áo và giầy dép với giá bao cấp. Ông là nước Cuba đã biến mất cùng với sự tan vỡ của chủ nghĩa xã hội.
Cuba đối với thế hệ thanh niên như Rodney, bức tường Berlin sụp đổ báo hiệu khó khăn về kinh tế. Điều đó có nghĩa là hết sữa nhập từ Đông Đức, và cũng không còn kẹo ngọt hay những chuyến đi chơi vào các khu công viên. Anh phải đi học xa nhà và thiếu thức ăn.
Thế hệ của anh đang phải gánh chịu sự thiếu vắng điều kiện phát triển kinh tế.

Cuộc nói chuyện giữa Eduardo và Rodney là một phần loạt chương trình gồm 8 cuộc phỏng vấn từ các nước Tiệp Khắc, Đức, Hungary, Nga, Rumania, Tajikistan và Cuba.

Eduardo Medina: Chỉ khi đó, vào năm 1989, ba mới biết được rằng bức tường đó do khối XHCN xây dựng. Nhiều năm liền tôi nghĩ tường đó là do phe tư bản dựng lên, và còn coi đó là điều xấu.
Rodney Medina: Con không nhớ bức tường nhưng con biết rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội đã ảnh hưởng mạnh lên Cuba. Thực tế thì sau?
Eduardo Medina: Với ba thì đó là sự sụp đổ của một huyền thoại. Bọn ba thường đi theo nó, như những người lái thuyền già trên biển nhìn sao để đi, nhưng một ngày nọ ngôi sao bỗng biến mất trên trời. Kể cả ở Cuba cũng có nhiều người từng tin rằng nếu Liên Xô biến mất thì Cuba cũng vậy, nhưng chuyện đó không xảy ra.
Rodney Medina: Nhưng cuộc sống thay đổi. Con đang sống trong một thời đại hoàn toàn khác với ba. Theo thế hệ già thì thức ăn ngày xưa ngon hơn, chi phí cuộc sống thấp hơn và không thiếu thốn.
Eduardo Medina: Ngày xưa có sổ tem phiếu, nhưng lò mổ có thịt và cửa hàng có bia. Hôm nay có nhiều thứ hơn nhưng ít người đủ sức mua hơn. Hồi xưa khác biệt xã hội ít hơn bây giờ. Nhìn từ quan điểm chung thì ngày xưa tốt hơn.
Rodney Media: Khác biệt xã hội tồn tại ở mọi nơi trên thế giới, nên đó là chuyện bình thường. Nhưng khác biệt ở Cuba thì ngược lại, vì công nhân lao động chân tay kiếm nhiều tiền hơn thầy giáo, đó là điều rất tệ.
Eduardo Medina: Đúng, nhưng đó là hai luồng suy nghĩ. Nếu khách du lịch thuê nhà thì sẽ kiếm trong một ngày nhưng sẽ không bao giờ có kỹ sư để làm việc cho đất nước.
Rodney Media: Con luôn tự hỏi ba đã bị ảnh hưởng như thế nào sau sụp đổ của chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là khi có con nhỏ. Khi đó ba nghĩ gì, ba cảm nhận như thế nào?
Eduardo Media: Ba cảm thấy sợ hãi, và vô cùng thiếu chắc chắn. Không phải vì Cuba bị bỏ rơi mà còn vì Hoa Kỳ gây áp lực kinh tế mạnh hơn. Lúc đó mọi lời nói của Fidel Castro rất quan trọng. Ông luôn nói chuyện với nhân dân và thuyết phục mọi người tin rằng có thể thành công. Đầu tiên người ta vui vẻ vì nhiều thứ bắt đầu xuất hiện: trái cây, mứt, cà phê, rượu rum. Và sau đó thì lại cúp điện, nửa ngày tối đen.
Rodney Medina: Con nhớ thời cúp điện. Hàng xóm chơi domino, trẻ con đi ngủ sớm, và gia đình mình ra đường chơi. Đó là những ký ức đầu tiên thời niên thiếu của con. Cho nên con chỉ biết một đất nước Cuba. Hồi thời của ba khác biệt xã hội có nhiều không?
Eduardo Medina: Ngày xưa người có tiền cũng không ăn mặc quá khác so với người không có tiền. Bây giờ người giàu có cửa hàng riêng. Trong vòng 50 năm quá khứ đó, chưa bao giờ có nhiều khác biệt dễ nhận ra như bây giờ và bọn ba có trách nhiệm làm giảm khác biệt. Bây giờ con nói với ba là có tồn tại những khác biệt và ngước lại, vậy tại sao phải đi học? Con có thể đi dọn bàn và kiếm nhiều tiền.
Rodney Medina: Đó là vấn đề với những kiến thức người ta đã dạy con. Họ dạy con phải đi học phải làm giáo viên và kiếm tiền sống. Con luôn nghĩ rằng đi học là con đường tốt nhất cho con người, để phát triển và để thành người tốt. Đó là những gì con đi t heo.
Eduardo Medina: Ba tin là ngay cả trong giữa những khó khăn về kinh tế, thì con phải đi học, để có kiến thức cơ sở. Ba muốn con có phương tiện để chọn con đường của mình, ngay cả khi con không bao giờ làm nghề bác sĩ tâm lý. Ba không tiếc những gì đã dạy con, nhưng có thể ngày mai con sẽ phải làm nghề hầu bàn.
Rodney Medina: Nhưng vấn đề là con muốn hành nghề tâm lý.

-------------------------------

Các bài liên quan :
Trở lại biệt giam vì nghệ thuật
Bên kia bức tường Berlin
Con đường Ba Lan
Thay đổi lớn lao ở Liên Xô cũ
Cách mạng Romania



No comments: