Friday, August 28, 2009
BLOGGER NGUOIBUONGIO ĐÃ BỊ BẮT ?
Tin chưa được kiểm chứng: Blogger Người Buôn Gió bị bắt!!!
Thứ Sáu, 28/08/2009
http://danluan.org/node/2448
Dân Luận nhận được thông báo về việc blogger Người Buôn Gió đã bị bắt buổi tối hôm qua (27/08/2009). Vì nguồn tin chưa được kiểm chứng, xin đăng tải để độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết. Entry cuối cùng trên blog Người Buôn Gió là bài "Ru con nước Vệ", có nhắc tới khả năng anh bị bắt...
Sáng ngày 27/08/2009, cơ quan an ninh điều tra đã triệu tập blogger Người Buôn Gió đến làm việc về những vấn đề an ninh quốc gia.
20h cùng ngày, cơ quan điều tra đã dẫn giải NBG về nhà và đọc lệnh khám xét nhà riêng. Điều cần bàn là khi khám xét nơi ở của NBG, chỉ có mặt vợ anh chứng kiến.
Cơ quan an ninh đã niêm phong, tịch thu hai máy tính của NBG và một số giấy tờ theo họ là có liên quan.
Lý do mà cơ quan an ninh đưa ra là NBG có liên quan đến việc in ấn áo, và viết các bài viết về tình hình tại Thái Hà và Tam Toà.
Hiện tại gia đình không được biết Người Buôn Gíó đang ở đâu?
Vài dòng thông báo khẩn gửi đến mọi người.
Hà Nội
RU CON NƯỚC VỆ
NguoiBuonGio
Aug 25, '09 9:19 PM
http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/358
Có thể lắm chứ!... Kẻ sĩ có người từng cay đắng nói rằng. Ở xã hội này mỗi công dân là một người tù dự khuyết.
Có thể lắm chứ!... Vào một ngày nào đó, ở nước Vệ xa xăm mãi ngoài giáp biển kia, tên Lái Gió sẽ bị công sai triều đình đến đóng gông xiềng, dẫn giải về lao chịu tội. Tội gì thì nước Vệ có nhiều lắm !....
Con trai của Lái Gió lủi thủi bám tay mẹ đi thăm bố. Như cách đây 35 năm Lái Gió bám tay mẹ mình đi thăm bố trong nhà lao. Lúc ấy hình như Lái Gió cũng bằng con trai của hắn bây giờ…. Định mệnh có thể lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác….
Trong nhà lao nước Vệ, Lái Gió không có tiền để mua quà cho con, có thể hắn chỉ còn cách viết thơ về cho con. Như nhiều năm xa xưa hắn đã từng viết thơ cho mẹ già vậy. Lời thơ cho con có thể rằng:
À ơi ! cái cò mày ngủ cho ngoan
Bố còn gánh nợ trần gian chưa về… à ơi!...
Trần gian cay đắng trăm bề
Bởi chưng phận bọt… à ơi!...
Bởi chưng phận bọt…. mà ê chề nhớ con!...
À ơi !...
Con ơi ! sóng đánh mạn thuyền
Gió thì phiêu bạt tận miền xa xăm
À ơi !....
Đèo cao, núi thẳm, rừng ngàn
Bố đi lòng chất muôn vàn thương con
À ơi !....
TAM TÒA KÝ SỰ
Người Buôn Gió
Aug 25, '09 11:52 AM
http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/357
Tôi đến Đồng Hới đã giữa trưa, gọi xe ôm chở đi tìm nhà nghỉ. Lòng vòng cũng kiếm được cái nhà nghỉ ven biển, làm thủ tục thuê phòng, cất đồ đạc tôi rủ anh xe ôm đã ngoài 50 tuổi đi ăn cơm cùng. Trong bữa cơm tôi nghe anh kể về chiến tranh đi qua trên mảnh đất này, đất Đồng Hới nơi giáp tuyến đầu của hai miền Nam, Bắc đã chịu vô vàn bom đạn trút xuống đây. Cứ chiều chiều máy bay Mỹ từ ngoài biển bay vào trút bom dữ dội rồi bay mất. Có những nơi mà bom Mỹ đánh đi đánh lại đến vài lần. Đồng Hới tan nát trong bom đạn, ký ức ấy nhiều người dân Đồng Hới đã chứng kiến khó lòng mà quên được.
Người dân Đồng Hới ở sát biển, trên vùng cát trắng, họ hồn nhiên và thật thà như mảnh đất mà họ đang sống. Người Đồng Hới không biết nguyên nhân chiến tranh vì đâu, không biết vì sao Mỹ đánh bom. Họ chỉ biết máy bay của Mỹ mang bom trút xuống mảnh đất họ sống, vườn tược tan hoang, trâu bò tan xác, người thân lìa đời..chỉ chừng đó thôi quá đủ để người dân Đồng Hới sôi sục lòng căm hận khi nghe đến danh từ Tội Ác Đế Quốc Mỹ.
Tôi từng đi đến Lạng Sơn sau 30 năm cái ngày mà bọn Bành Trướng Bắc Kinh trút pháo như mưa vào thị xã Lạng Sơn. Liền sau đó là những người lính Trung Quốc mới hôm trước vừa nở nụ cười thân thiện thì hôm sau tràn vào Việt Nam lúc mờ sáng. Tay lăm lăm súng bắn bất cứ cái gì Việt Nam biết di động, dẫu là con gà, con chó hay đứa trẻ con. Tôi nghẹn ngào đứng nhìn pháo đài Đồng Đăng nơi hàng trăm sinh mạng nhân dân Lạng Sơn từ bà già đế trẻ con trú ẩn tránh pháo Trung Quốc. Bom và pháo thì không có mắt, nhưng những tên lính bộ binh Trung Quốc thì có mắt, chúng thả từng chùm lựu đạn vào trong. Máu và thịt người già trẻ em trộn nhào thành đống trong lòng pháo đài.
Nhưng..
Lạng Sơn khác Đồng Hới, Lạng Sơn không có chứng tích tội ác bành trướng, cho dù tội ác của kẻ thù nào cũng độc ác như nhau. Lạng Sơn chỉ có những tấm biển , băng rôn ngập đường ca ngợi tình hữu nghị Việt –Trung tốt đẹp. Người dân Lạng Sơn nhìn người dân Trung Quốc đầy thiện cảm như bạn hữu.
Lạng sơn hoang tàn sau cuộc chiến tranh với giặc tàu
http://inlinethumb58.webshots.com/43705/2467887060043093582S425x425Q85.jpg
Đồng Hới hôm tôi đến tràn ngập một bầu không khí căng thẳng, ngôi tháp Tam Tòa nằm chơ vơ sát con sông Nhật Lệ xanh trong. Nếu ngôi tháp biết nhìn, biết nghĩ hẳn sẽ rất buồn khi thấy những tốp người mặc thường phục quanh quẩn xung quanh luôn phóng ra những tìa nhìn nảy lửa vào du khách đi qua. Du khách nào giơ máy ảnh sẽ bị chặn lại hỏi cặn kẽ, nếu là tò mò thấy đẹp chụp thì bị nhắc nhở lạnh lùng , đi ra chỗ khác, nơi này không được chụp, nếu chụp là không tốt. Còn nếu là người Công Giáo mà chụp ảnh, nhìn thái độ của những người kia không dám chắc là có chuyện đánh đập hay không.
Cách đâu đó không xa tòa tháp Tam Tòa, chỉ mất mươi phút đi bộ những nơi treo biển là nhà văn hóa, khách sạn ..nhưng nơi nghe tên rất thanh bình lại chứa đầy những người mặc đồ cảnh sát cơ động, cảnh sát địa phương túc trực ngày đêm.
Còn người dân quanh khu vực Tam Tòa thì sao? Tôi gặp nhiều người dân từng tham gia vụ tấn công giáo dân Tam Tòa. Hầu hết họ đều cho hành động của họ là đúng, là bảo vệ cho đất nước trước những kẻ thù đang âm mưu chiếm đoạt đất nước. Họ nói rất hồn nhiên, chất phác với những luận điệu mà tôi không cho là họ nghĩ ra. Như bọn công giáo này bị bọn Mỹ xui vào đây để gây chiến tranh, không những phải trừng trị như lần trước. Mà bất kỳ sau này nếu người Công Giáo có ý định chiếm lại tòa tháp Tam Tòa nơi đang là Chứng Tích Tội Ác Đế Quốc Mỹ thì họ sẽ lại bảo vệ bằng mọi giá., kể cả đánh chết thôi.
Khí thế hừng hực của những người dân Đồng Hới khiến tôi giật mình hoảng sợ, tôi như có cảm giác sắp đứng trước một cuộc nội chiến tương tàn, sống mái, một mất một còn . Tôi bàng hoàng như đang ở trong cơn ác mộng nào đó .Khi mà độ nóng của cuộc chiến đang dâng lên sùng sục ở đôi bên. Người dân Đồng Hới với niềm căm thù tích tụ từ cuộc chiến năm xưa để lại đang ngút ngàn dâng cao khi được ai đó khơi lại, hẳn không biết cách xa họ 200km, hàng trăm nghìn giáo dân địa phận Vinh cũng đang vô cùng phẫn uất khi đồng đạo, tín hữu của họ đã bị đánh đập thê thảm. Không dưới hàng trăm thanh niên giáo phận Vinh lăn xả vào tòa giám mục xin một phen quyết tử nhưng không được các vị chức sắc ở đây chấp nhận.
Giáo dân hiệp thông cầu nguyện cho Tam Tòa
http://inlinethumb06.webshots.com/22405/2040783900043093582S425x425Q85.jpg
Nếu có cuộc va chạm dẫu nhỏ nữa xảy ra giữa giáo dân và người dân Đồng Hới. Hậu quả diễn tiến theo thế nào, tôi nghĩ chính quyền Quảng Bình và các vị linh mục ở Tòa Giám Mục Vinh khó lòng mà ngăn cản được. Cho dù có dẹp được đến đâu đi nữa, thì vết khắc sâu giữa những người con dân Việt này không thể phôi phai ngày một ngày hai.
Tôi đi tìm những người giáo dân ở Đồng Hới. Họ đang rất buồn vì giờ đây, những người dân xung quanh nhìn họ bằng con mắt thù ghét, khinh thị. Cho dù họ muốn giải thích họ chỉ muốn có nhà thờ dự lễ chứ không hề có ý định xấu xa nào. Nhưng để họ giải thích ngọn nguồn được có lẽ còn lâu lắm. Phía công an Quảng Bình có theo dõi sát sao hành động của những giáo dân bản xứ, nhưng họ không hề cản trở hay gây khó khăn gì cho giáo dân. Có thể một phần công an Quảng Bình đi theo giáo dân với ý tốt là bảo vệ giáo dân, ngăn chặn xung đột xảy ra giữa giáo dân và dân Đồng Hới. Việc đi theo quan sát giáo dân trong thời điểm căng thẳng này của công an Quảng Bình với ý ngăn chặn những va chạm do các bên đang bức xúc, việc đó là rất cần thiết. Nhưng không thể vì thế mà không nhắc tới công an Quảng Bình đã không giữ gìn được trật tự khi để xảy ra vụ việc đánh đập giáo dân ngày 20-7 vừa qua.
Một số báo chí trong nước liên tục đưa những luận điệu cho rằng các thế lực thù địch đứng đằng sau âm mưu, kích động cho giáo dân gây rối nhằm phá an ninh trật tự đất nước. Luận điểm này làm người dân Đồng Hới vững tin là họ có chính nghĩa khi hành xử kiên quyết như đã làm, còn người giáo dân thì cảm thấy bị xúc phạm, quy chụp đến nhức nhối tâm can. Cùng một lúc ra rả kêu gọi yêu mến hòa bình, ca ngợi ổn định. Thì những luận điệu của một số báo chí này dường như đi ngược lại những điều tốt đẹp họ đang rao ầm ĩ. Nếu thật sự muốn ổn định thì cần hiểu rõ tâm tư của các bên, chứ không phải dùng mọi cách đè bẹp một bên xuống bằng mọi cách, người cai trị sáng suốt không bao giờ chọn vũ lực để giải quyết xung đột, mà lắng nghe ngóc ngách, nguyên nhân sâu xa của đôi bên để lấy lẽ phải làm căn cứ giải quyết. Nhất là những xung đột trong lòng dân tộc mình càng cần phải lắng nghe thấu đáo.
Hơn lúc nào hết, các báo chí hải ngoại có dịp để thổi bùng lên những hiềm khích. Nhiều thành phần từng chống Cộng điên cuồng đến mức mù quáng nay hồ hởi cho rằng Tam Tòa sẽ là diễn biến lớn nhất có khả năng thay đổi tình hình chính trị tại Việt Nam. Những buổi cầu nguyện, hiệp thông có tính chất chia sẻ, thông cảm đáng trân trọng không nói. Nhưng những kiểu kêu gọi đứng lên, vùng dậy, lật đổ thì thật khôi hài và quá đáng. Không biết những lời kêu gọi này là thật lòng hay chỉ muốn chứng minh cho báo trong nước nói đúng Tam Tòa bị thế lực thù địch kích động. Không những người bên ngoài thấy lố bịch mà ngay cả những người dân Công Giáo cũng không chấp nhận những lời kêu gọi hay đánh giá kiểu đó.
Nhưng nguyên nhân xung đột Tam Tòa, chắc chắn không phải do thế lực nào bên ngoài kích động. Các tiếng nói bên ngoài chỉ xuất hiện khi sự việc đã diễn ra căng thẳng và có đổ máu rồi mà thôi. Mọi luận điệu cho rằng có tác động bên ngoài ở nguyên nhân vụ Tam Tòa là suy diễn và quy chụp. Nếu chính xác thì nói có thể nói vụ Tam Tòa xảy ra khiến vài tiếng nói không khách quan bên ngoài với ý đồ đổ lửa thêm dầu tham dự còn nghe được
Nguyên nhân ở đâu trong vụ Tam Tòa?
Sau khi trưng thu nhà thờ làm chứng tích tội ác đế quốc Mỹ, có sự thỏa thuận với giáo hội Công Giáo Việt Nam. Một trong những thỏa thuận đó là GHCGVN đồng ý để nhà nước lấy Tam Tòa làm khu chứng tích, hai là nhà nước phải đền bù một vị trí tương xứng để giáo hội có đất đai để thực hiện hoạt động tôn giáo của mình.
Tam Tòa đã thành khu di tích hơn 30 năm nay, thời gian quá đủ để khắc sâu trong lòng những người dân Đồng Hới quan niệm đó là di tích lịch sử bất di , bất dịch, đó là một phần không thể thiếu để nhắc nhở lại quá khứ đau thương trên mảnh đất quê hương của họ. Bất cứ thay đổi nào làm khác tính chất của di tích này đều khiến họ cảm thấy bị tổn thương và xúc phạm.
Nhưng cũng hơn 30 năm đằng đẵng như thế qua rồi, khi mà chứng tích đã in sâu vào người khác. Thì 1000 danh xưng công giáo, 500 danh xưng thường xuyên đi dự lễ công giáo ở Đồng Hới không có nhà thờ. Họ tổ chức lễ ở một nhà nguyện do một nhà dân công giáo tự nguyện cho các tín hữu, linh mục dùng tạm để hành lễ, phục vụ tín ngưỡng hợp pháp của mình.
Chính quyền Quảng Bình đã phối hợp với TGM Vinh trong việc tìm đất cho thay thế cho nhà thờ Tam Tòa. Có 5 điểm đưa ra để TGM Vinh lựa chọn. Nhưng không điểm nào được TGM Vinh chấp nhận vì những lý do những địa điểm đó không tương ứng với giá trị của Tam Tòa, và quan trọng là vị trí miếng nằm ở những nơi bất lợi như trên cồn cát, trong ngõ nhỏ hoặc trên rú…không thể phù hợp với nhu cầu số lượng giáo dân hiện nay tại Đồng Hới, đừng nói đến phát triển tôn giáo sau này.
Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên và Người Buôn Gió
http://inlinethumb56.webshots.com/44599/2150928430043093582S425x425Q85.jpg
Vấn đề nằm ở đây là căn cứ trên luật pháp thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Chính quyền Quảng Bình căn cứ những gì pháp luật nhà nước Việt Nam ban hành thì họ cho việc làm của họ là có thiện chí và nhân nhượng . Còn những người Công Giáo chỉ mong muốn có miếng đất phù hợp để hành lễ và phát triển sau này. Khuôn viên mà nhà thờ Tam Tòa tọa lạc quá đẹp và lý tưởng cho mọi yêu cầu. Miếng đất như thế bị thu hồi để được miếng đất không giá trị không bằng 1 phần 5. Tâm lý con người ai mà chẳng lăn tăn.
Nói về lý thì chính quyền Quảng Bình cũng có, nhà nước đã quy định thế. Cho là tốt rồi, còn hơn là không có, lại đòi hỏi này nọ.
Nói về tình, bên Công Giáo cũng thừa. Đất của tôi tiện lợi bao nhiêu thế, giờ thí cho chúng tôi miếng đất heo hút, lòng nào cam tâm được. Nhà nước quy định ban hành luật như thế liệu có đúng không?
Vậy thì mâu thuẫn lại nằm trong luật ban hành ?. Chả lẽ để giải quyết vấn đề này lại bàn lại đến luật, bàn tiếp đến chính sách, đường lối , chủ trương của nhà nước khi tạo ra và ban hành luật. Nước xa không cứu được lửa gần. Huống chi việc sửa đổi luật là điều nhà nước Việt Nam với bản chất chuyên chế thì sửa luật là điều không tưởng.
Bế tắc ngay trong tinh thần xử lý đất đai công giáo, vì những mâu thuẫn cố hữu trong tư tưởng chủ đạo để giải quyết vấn đề. Hai bên không đi đến thống nhất, rút cục sau hàng chục năm không có đất để hoạt động tôn giáo. Bởi nhu cầu tinh thần hối thúc ,các giáo dân dựng rạp trên mảnh đất Tam Tòa cũ để hành lễ. Ý muốn chuyển thông điệp tới chính quyền Quảng Bình hãy nhanh chóng thực hiện việc đền bù, cấp đất như đã hứa.
Nhưng như đã nói, có sự mẫu thuẫn trong tư tưởng cố hữu tiềm ẩn từ trong lịch sử và bản chất tinh thần của hai bên còn để lại và còn tồn tại. Chính quyền cho rằng đây là hành vi phá rối, khiêu khích và thách đố. Bởi vậy đã có sự xung đột đổ máu ở Tam Tòa.
Bởi vậy Tam Tòa đã thành điểm nóng thu hút nhiều dư luận trong và ngoài nước.Trong hàng trăm ngàn luồng dư luận qua lại. Tam Tòa như rừng cây khô trong nắng cháy của miền Trung, của ngọn gió Lào hun kiệt. Hàng ngàn dân Quảng Bình sục sôi xả thân bảo vệ di tích, hàng trăm ngàn giáo dân ngút ngàn đau đớn khi tín hữu bị đánh đập. Cánh rừng khô cháy này là hiểm họa đưa dân tộc vào những xung đột sắc tộc dự đoán nếu xảy ra chắc hẳn vô cùng thảm khốc.
Đất đai tuy hiếm nhưng vẫn thừa rất nhiều, ngay cả báo chí Việt Nam từng phanh phui những dự án nhằm om đất, bỏ hoang phế hàng chục năm nay. Không có ý muốn thực hiện nhưng vì tham lam, nhiều công ty, tổ chức , tập đoàn cơ quan nhà nước cứ khư khư giữ lấy chờ cơ hội để trục lợi. Một vòng quan sát khắp Đồng Hới có thể cho thấy một vị trí để đền bù cho người Công Giáo thực hiện tín ngưỡng không là chuyện khó.
Đất có thể thiếu, có thể là không, thậm chí là thừa.
Có điều những bên liên quan, lên lắng nghe nhau cho thấu tình, thấu lý. Nếu ước muốn hòa hợp dân tộc, giữ hòa bình ổn định, cùng nhau phát triển thật sự là ước muốn cao nhất. Ước muốn tốt đẹp ấy sẽ đè bẹp những mưu toan, những đố kỵ, hiềm khích tồn tại trong những tư tưởng ấu trĩ của ý thức hệ một thời để lại.
Cánh rừng khô kiệt chờ lửa ở Tam Tòa, lắm kẻ mong muốn được thấy ngọn lửa bùng cháy lên. Những kẻ mà báo chí trong nước đã vạch mặt như những tên chống Cộng mù quáng, hay những thế lực mà báo chí trong nước không dám, không đủ can đảm để nói như Trung Quốc, Căm pu Chia, Mỹ….thậm chí là cả một số quan chức trong chính phủ thông qua đó muốn nhân cơ hội hỗn loạn để tiến thân…..vô vàn và vô vàn những con sói chờ đợi miếng mồi thơm chín phức khi ngọn lửa Tam Tòa bùng cháy.
Hãy nhớ rằng những miếng mồi thơm phức chín trong ánh lửa hận thù đó, là những người dân Việt máu đỏ da vàng cùng con Rồng , cháu Lạc. Xin hãy để những dòng máu đó đừng đổ xuống oan uổng. Hãy để dành để hy sinh cho cao cả, vinh quang là chủ quyền, là công cuộc xây dựng phồn vinh đất nước.
Vài văn kiện liên quan đế Tam Tòa
http://inlinethumb06.webshots.com/42245/2836607660043093582S425x425Q85.jpg
http://inlinethumb64.webshots.com/45695/2237322670043093582S425x425Q85.jpg
http://inlinethumb29.webshots.com/36636/2734625590043093582S425x425Q85.jpg
http://inlinethumb39.webshots.com/33574/2196022730043093582S425x425Q85.jpg
-------------------------------------------------------------
Đâu phải riêng gì Việt Nam, nươc´ Đưc´ cũng có nhiêù nhà thờ đã bị Mỹ ném bom trong Thê´chiên´ thư´ hai ( Second World War) , nhưng ngày nay, nêú giáo dân mong muôn´ thì ngươì ta đã cho tu sửa lại.
Nhà thờ Frauenkirche, thành phô´Dresden, sau chiên´tranh
http://bodmas.org/blog/images/dresden_bomb_damage.jpg
Nhà thờ Frauenkirche, thành phô´Dresden, ngày nay trong 2009
http://www.dresden.de/media/bilder/dwtpress/freie/336_tour_frauenkirche_2.jpg
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment