Friday, August 28, 2009
THẾ ĐANG LÊN của TRUNG QUỐC ?
Thế đang lên của Trung Quốc?
Thanh Quang, phóng viên RFA
2009-08-27
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/about-the-expansion-of-China-global-clout-TQuang-08272009125033.html
Trong thời gian gần đây, xem chừng như ngày càng có nhiều ý kiến đề cập tới sự trỗi dậy của Trung Quốc trên bình diện quốc tế, thậm chí ngay trong giai đọan khó khăn kinh tế hiện nay.
Hoa Lục chuyển mình
Từ lâu, nhiều chuyên gia đã dự đóan vị thế dần dần nổi bật của Bắc Kinh trên thế giới để, một ngày nào đó, Trung Quốc thậm chí có thể qua mặt cả Hoa Kỳ.
Riêng trong lãnh vực kinh tế, đà phục hồi đang manh nha ở Hoa Lục gợi cho thấy rằng biến chuyển khả quan ở xứ đông dân nhất hành tinh này có thể xuất hiện sớm sủa hơn người ta dự đóan.
Bài báo do tờ New York Times phổ biến hôm thứ Hai vừa rồi tựa đề tạm hiểu là “Đà phục hồi của Á Châu cho thấy ưu thế của Trung Quốc”, có đọan mở đầu lưu ý rằng trong quá khứ, khi tòan cầu lâm vào tình trạng suy thóai kinh tế, Hoa Kỳ luôn dẫn đầu giúp vượt thoát khỏi cuộc khủng hỏang, tiếp theo là Âu Châu và rồi những nước khác trên thế giới.
Nhưng, vẫn theo bài báo, trong cuộc khủng hỏang kinh tế trầm trọng lần này, tác nhân chủ chốt đem đến đổi thay lại phát xuất từ Hoa Lục và những xứ Á Châu, nơi những nền kinh tế đang trên đà hồi sinh trợ giúp Phương Tây vẫn còn chao đảo thoát khỏi tình trạng suy thóai trầm trọng nhất kể từ Thế Chiến thứ 2.
Bài báo nhắc lại rằng sau đợt suy thóai kinh tế thế giới năm 2001-2002 và khi tòan cầu giảm tốc độ sản xuất hồi thập niên 90, nền kinh tế Mỹ đã đóng vai trò đầu tàu, giữa lúc Trung Quốc và những nước Á Châu khác thiếu hẳn quỹ dự trữ để có thể thoát khỏi cuộc suy thóai.
Nhưng, bài báo lưu ý, trong một thập niên nay, Bắc Kinh đã đạt được mức thặng dư mậu dịch khổng lồ trong quan hệ buôn bán với Phương Tây – với nguồn dự trữ ngọai tệ lên hơn 2 ngàn tỷ đôla – đã giúp củng cố vị thế phát triển kinh tế nhanh chóng của Hoa Lục.
Vị thế của Mỹ?
Một bài báo trong Tạp chí Kinh tế Viễn Đông số ra hồi tháng Tư cũng không quên nhắc tới đà trổi dậy của Trung Quốc, nhận định rằng nếu Trung Quốc có thể duy trì được mức tăng trưởng kinh tế vừa phải trong giai đọan khủng hỏang hiện nay, thì tác động đó sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu chiến lược trong khu vực và có thể cả thế giới.
Vẫn theo bài báo thì Trung Quốc hiện được xem như là niềm hy vọng chủ chốt cho việc phục hồi kinh tế thế giới, và đang ở vị thế đầu tàu kinh tế. Và theo thời gian, Bắc Kinh sẽ thay thế 2 cường quốc nổi bật lâu nay tại vùng Đông Nam Á là Hoa Kỳ và Nhật Bản để trở thành nước bạn hàng, nước đầu tư và cấp viện quan trọng trong vùng.
Cách nay hơn một tuần, tờ Washington Post phổ biến bài nhận định của cựu Ngọai trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger tựa đề tạm dịch là “Cân nhắc lại mối quan hệ với Trung Quốc”, lưu ý rằng trong nhiều thập niên qua, hệ thống kinh tế tòan cầu luôn nhìn nhận thế vượt trội của Hoa Kỳ.
Nhưng, theo ông Kissinger, cuộc khủng hỏang kinh tế hiện giờ đã làm chao đảo sự tin tưởng ấy, khi, với tư cách là nước chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ, Trung Quốc tạo được ảnh hưởng kinh tế ở mức độ mà Hoa Kỳ chưa từng gặp phải.
Vẫn theo cựu Ngọai trưởng Henry Kissinger, vào khi nguồn xuất cảng của Trung Quốc sang Hoa Kỳ giảm sút và Hoa Lục quay sang chú trọng tới thị trường tiêu thụ nội địa cùng lúc gia tăng phát triển cơ sở hạ tầng, thì một trật tự kinh tế khác trước sẽ xuất hiện. Trung Quốc sẽ ít lệ thuộc vào thị trường Mỹ hơn, trong khi những xứ láng giềng của Bắc Kinh ngày càng lệ thuộc vào thị trường Hoa Lục, khiến ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc gia tăng.
Qua bài tựa đề “Bắc Kinh học đòi làm siêu cường”, được Tạp chí Kinh tế Viễn đông phổ biến hồi đầu tháng 5, chuyên gia về Trung Quốc và sử học, giáo sư Willy Lam giảng dạy tại Đại học Quốc tế Akita tại Nhật Bản và Đại học Hồng Kông nhận xét rằng năm 2009 sẽ là bước ngọăc lịch sử cho thấy sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trên tòan cầu, phát xuất không những từ sự gia tăng nhanh chóng về thế mạnh kinh tế và quân sự của Bắc Kinh, mà còn từ sự giảm sút ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên bình diện quốc tế sau khi Washington bị vướng vào cuộc chiến Iraq và rồi lâm vào cuộc khủng hỏang kinh tế, tài chánh trầm trọng như hiện nay.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
Mỹ: Trung Quốc không đủ sức đe dọa ai hết!
Thứ sáu, 28/08/2009, 08:46(GMT+7)
http://vitinfo.com.vn/Muctin/Kinhte/LA65293/default.htm
VIT - Gần đây, các chuyên gia Mỹ liên tục đặt ra câu hỏi, liệu đến hiện tại sức mạnh của Trung Quốc có đủ để đe dọa thế giới hay không?
Trung Quốc từng hùng hồn tuyên bố rằng, ở Phương Đông Trung Quốc là một nước với sức mạnh quân sự cực kỳ lớn. Trung Quốc hoàn toàn có thể làm thay đổi cục diện Châu Á và không lâu nữa Trung Quốc sẽ hạ gục vị trí đứng đầu thế giới của đối thủ ở bên kia Đại Tây Dương (?) .
Nhưng thực chất suy nghĩ này của Bắc Kinh có quá ấu trĩ hay không khi mà nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng chính sự đổi mới và liên minh của Mỹ với các nước Châu Âu lại là mối đe dọa hàng đầu của Trung Quốc hiện nay.
Giới quan sát Phương Tây đã từng coi nhẹ sức mạnh quân sự của Trung Quốc, bởi sau khi thời kỳ Chiến Tranh Lạnh kết thúc, Trung Quốc vẫn là một quốc gia với vũ khí lạc hậu. Giới phân tích ngoại quốc đã từng đánh giá sức mạnh quân đội của Trung Quốc còn lạc hậu rất nhiều so với của Mỹ. Vào những năm 90 của thế kỷ trước khi sự thoái trào của Hải quân Xô – viết và những vũ khí quân sự đã trở thành “đống sắt vụn”, Thái Bình Dương “nghiễm nhiên” trở thành “nội triều” của Mỹ. Quân đội Mỹ đã tiến hành những hành động trinh sát ngay trên lãnh hải và không phận Trung Quốc mà không hề e ngại.
Theo nhận định của các chuyên gia Mỹ, bất luận là ngày mai, ngày kia hay một ngày nào đó trong tương lai Trung Quốc vẫn không thể là chìa khóa để dẫn đến sự đe dọa với an ninh Mỹ.
Trong những đánh giá về nhân tố quan trọng trong sức mạnh của Trung Quốc, hoàn toàn có thể nhận định sức mạnh của Trung Quốc không thể đe dọa được Mỹ, chưa kể khi các nước duyên hải ở Đông Nam Á muốn cùng liên minh với Mỹ. Vì vậy, mặc dù thời gian gần đây sức mạnh quân sự của Trung Quốc có phần được cải thiện nhưng không thể đe dọa được vị trí đứng đầu của Mỹ.
Mỹ với những sức mạnh quân sự tại Thái Bình Dương hoàn toàn có khả năng bảo vệ cho những đồng minh của mình. Khả năng uy hiếp và đứng đầu của Mỹ là những nhân tố quyết định làm mạnh thêm các mối quan hệ hợp tác chiến lược của nước này. Những mối quan hệ này có thể là yếu tố quan trọng và có lợi cho Washington duy trì vị trí đứng đầu thế giới của mình. Gần đây các mối quan hệ đồng minh của Mỹ và Nhật cũng khiến cho nhân tố an ninh của Nhật trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các nước như Malaysia, Indonesia và Philippines đều có mối quan hệ hợp tác về hải quân với Mỹ, khiến cho những sức mạnh trên biển của Trung Quốc ngày một lo ngại.
Ngọc Sơn (Lược theo CE)
Nguồn tin
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment