Wednesday, July 22, 2009
TRANH CHẤP LÃNH HẢI và CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHỦ QUYỀN Ở CHÂU Á
Tranh Chấp Lãnh Hải và Các Vấn Đề Về Chủ Quyền ở Á Châu
Điều Trần của Richard P. Cronin, Giám đốc Chương Trình Đông Nam Á - Trung Tâm Stimson
trước
Tiểu Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ Khu Vực Đông Á Thái Bình Dương
Vietlish, X-Cafe chuyển ngữ
http://www.x-cafevn.org/node/1997
Ngày 15 tháng 7 năm 2009
Richard P. Cronin,
Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Stimson, Washington, DC
Kính thưa Thượng Nghị sĩ Webb và các thành viên của Tiểu Ban Đối Ngoại Thượng Viện Khu Vực Đông Á Thái Bình Dương. Tôi xin cám ơn quí ngài đã tạo cơ hội cho tôi trình bày trước Tiểu Ban Thượng Viện về các vấn đề ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương, nơi có tầm quan trọng đối với nền hòa bình, ổn định, và phát triển cân xứng của thế giới, và có ảnh hưởng lớn đến Hoa Kỳ. Về những lý do mà ngài đã đề cập trong thư mời tham gia buổi tường trình, đơn phương tuyên bố về chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc đi ngược lại các nguyên tắc của Luật Biển, và việc Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực và đe dọa để đạt được mục tiêu của mình, đã trở thành những vấn đề đáng quan tâm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Cách hành xử của Trung Quốc đã đe dọa đến lợi ích của các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ, kể cà quyền tự do lưu thông, khả năng khai thác nguồn dầu thô và khí đốt dồi dào dưới lòng biển, vấn đề hợp tác và phát triển bền vững trong việc khai thác các nguồn tài nguyên khác ở thềm lục địa, đánh bắt hải sản, và khai thác cửa biển. Hậu quả của cách hành xử của Trung Quốc ở vùng biền Nam Trung Hoa bao gồm đe dọa đến hòa bình và ổn định của khu vực, đến sự phát triển kinh tế, đến sự sinh kế, và an ninh lương thực.
Cách hành xử của Trung Quốc ở biền Nam Trung Hoa giống như là cách họ áp dụng trong tranh chấp với Nhật Bản và trong các cuộc tranh chấp, hiện nay đang bế tắc, với Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên và Hàn Quốc; và liên quan đến việc khai thác tiềm năng thủy điện trên sông Mê Kông, Trung Quốc đã không màng đến quyền lợi của hơn 60 triệu người ở năm quốc gia khu vực hạ lưu, nơi mà sông Mê Kông chính là mạch máu, là nguồn lợi chính của các nước về an ninh lương thực. Tôi rất vui lòng đề cập đến những vấn đề này nếu quý ngài yêu cầu, nhưng bây giờ tôi sẽ tập trung vào vấn đề biển Nam Trung Hoa.
Đầu tiên tôi muốn nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ không phải là nước có tham gia vào bất kỳ một cuộc tranh chấp chủ quyền nào ở châu Á, nhưng các nước đồng minh và một số quốc gia quan trọng có giao hảo với Hoa Kỳ đang tham gia vào các cuộc tranh chấp chủ quyền, và những vấn đề tranh chấp có liên quan đến lợi ích của chúng ta. Những lợi ích này bao gồm những lợi ích cơ bản nhất như hòa bình và ổn định của khu vực, quyến lưu thông của tàu chiến Hoa Kỳ, những lợi ích quan trọng về thương mại trong khu vực, và vấn đề đầu tư. Việc không công nhận những luật lệ quốc tế của Trung Quốc mở rộng sang cả vùng trời và góp phần vào vụ máy bay thám thính Hoa Kỳ và chiến đấu cơ của Trung Quốc đâm vào nhau hối năm 2001, khiến cho máy bay thám thính phải đáp xuống đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Ở cấp độ toàn cầu, chúng ta có những quan tâm to lớn ở khu vực biển Nam Trung Hoa, liên quan đến việc biến đổi của khí hậu và hiện tượng trái đất nóng dần lên, việc hợp tác khai thác thủy hải sản bền vững và việc bảo vệ các rặng san hô. Về việc tranh chấp lãnh hải, tôi sẽ chủ yếu đề cập đến vấn đề "Những lợi ích an ninh không chính thống" (NTS) như: ảnh hưởng của tranh chấp đối sự phát triển kinh tế, an ninh lương thực, sinh kế, và lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ ở khu vực biển Nam Trung Hoa và khu vực các nước Đông Nam Á lân cận.
Ảnh Hưởng của Công Ước Quốc Tế về Luật Biển năm 1994
Tầm quan trọng và sự căng thẳng của những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đã gia tăng không ngừng kể từ khi áp dụng Công Ước Quốc Tế về Luật Biển 1994 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Luật Biển cung cấp 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZs) tính từ bờ biển của một quốc gia. Công Ước cũng thông qua đặc quyền khai thác thềm lục địa của một quốc gia ven biển, giới hạn trong khoảng 350 hải lý tính từ "đường cơ bản" (thường là mức trung bình của các số đo mặt nước khi thủy triều xuống thấp) và độ sâu 2500 mét của đáy biển.
Hoa Kỳ đóng vai trò hàng đầu trong việc soan thảo Luật Biển và đã ký thỏa ước tất cả các điều luật, ngoại trừ điều XI, có liên quan đến các nguồn tài nguyên ở tầng biển sâu và một vài tranh chấp khác. Nhìn chung, Hoa Kỳ đồng tình với các điều khoản quan trọng của Hiệp định về Luật Biển, nhưng chưa phê chuẩn do điều XI.
Những căng thẳng ngày càng tăng do các xung đột về quyền lãnh thổ bắt nguồn từ những giả định về các nguồn tài nguyên dầu và khí đốt dưới lòng biển, và nguồn lợi thủy hải sản. Các nguồn tài nguyên năng lượng đang dần trở nên có giá trị và dễ khai thác hơn nhờ vào những tiến bộ kỹ thuật về khoan dò và các hoạt động có liên quan. Việc nguồn cung ứng hải sản tự nhiên bị cạn kiệt cộng với việc tăng giá của hải sản trên thị trường đã đe dọa đến an ninh lương thực thực phẩm của vài quốc gia và khiến ngành đánh bắt thủy hải sản trở thành lý do của những xung đột.
Hầu hết những tranh chấp về lãnh thổ đang nóng lên trong thời điểm hiện nay là do UNCLOS yêu cầu các quốc gia nộp kiến thư chính thức về chủ quyền biển vào ngày 13-05-2009. Một vài nước đã chính thức lên tiếng khiếu nại các nước khác về việc tuyên bố chủ quyền biển chồng lấn lẫn nhau, đáng chú ý nhất là Trung Quốc.
Trung Quốc là cội nguồn của những tranh chấp ở khu vực biển Nam Trung Hoa và vùng châu thổ sông Mê Kông
Bắc Kinh luôn lặp đi lặp lại tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ khu vực biển Nam Trung Hoa và đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ. Vào năm 1974, Trung Quốc lợi dụng sự sụp đổ của chính quyền Nam Việt Nam đã tấn công hải quân Nam Việt Nam và chiếm đóng các hòn đảo ở Quần Đảo Hoàng Sa. Chính phủ Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục duy trì các tuyên bố chủ quyền của chính quyền Sài Gòn cũ. Năm 1988, hơn 70 lính hải quân Việt Nam đã tử trận do đụng độ với tàu Trung Quốc gần rặng đá ngầm Johnson thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Năm 1995, Trung Quốc chiếm giữ thêm các dãy san hô nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa, cách Palawan của Philippines 130 hải lý, hoàn toàn nằm trong khu vực đặt quyền kinh tế của Philippines theo Công Ước 1994, trong khi nằm cách Trung Quốc đến 620 hải lý.
Sự kiện năm 1995 ở dãy đá ngầm Mischief đã kích hoạt đồng loạt những phản ứng của các nước Asean khiến cho Trung Quốc phải ngạc nhiên. Kết quả là Trung Quốc đã phải hứa hẹn hợp tác khai thác chung nguồn tài nguyên dưới biến cho đến khi các bất đồng được giải quyết. Tuy nhiên, Trung Quốc thật ra vẫn đang từ chối đàm phán đa phương với các nước có liên quan và đơn phương dùng sức mạnh vượt trội để tranh giành chủ quyền.
Những hoạt động vượt quá giới hạn của Trung Quốc là việc nhiều lần khoan thăm dò dầu và khí đốt ở vịnh Bắc Bộ và các khu vực lân cận ở biển Nam Trung Hoa, nơi xét theo những điều luật của UNCLOS về hoàn cảnh cư trú lịch sử, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc cũng ngăn cấm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam và các nước láng giềng hoạt động trong vùng lãnh hải do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Hiện nay, Trung Quốc đang trực tiếp thách thức Hải quân Hoa Kỳ. Vào tháng 3-2009, 5 tàu nhỏ của Trung Quốc đã can thiệp vào các hoạt động của tàu thăm dò Impeccable Hoa Kỳ, ở vị trí cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 75 hải lý. Trung Quốc cho rằng tàu Impeccable đã vi phạm những điều luật về vùng đặc quyền kinh tế của UNCLOS qua việc tiến hành các hoạt động khảo sát dưới đáy biển. Ngay cả khi tàu của Hoa Kỳ dùng các vòi cứu hỏa xịt nước sang boong tàu của Trung Quốc, họ vẫn tiếp tục ngăn cản bằng cách chắn ngang đường tiến của tàu Impeccable. Trung Quốc cũng đã đe dọa đưa tàu vũ trang đến để bảo vệ các tàu nhỏ đang quấy rối hoạt động của tàu Hoa Kỳ và tăng cường quyền quản lý khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các Tranh Chấp Khác ở Biến Nam Trung Hoa
Một số các tranh chấp chưa được giải quyết bao gồm những tranh chấp giữa các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số các tranh chấp trong đó có liên quan đến cả chủ quyền biển và đất liền. Những tranh chấp nổi bật bao gồm:
- Thailand và Cambodia, gồm có tranh chấp quyền sở hữu đền Preah Vihear nằm trên dãy núi giắt ngang biên giới của hai nước, cũng như tranh chấp về đường lãnh hải. Việc giành quyền sở hữu đền Preah Vihear là vấn đề nóng hiện nay giữa hai nước do Cambodia dự định sẽ đơn phương yêu cầu Liên Hiệp Quốc công nhận ngôi đền và khu vực lận cân là Khu vực Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Của Thế Giới. Quân đội giữa hai nước đã có các cuộc giao tranh lẫn nhau. Tranh chấp lãnh hải bao gồm khu vực chồng lấn có nguồn tài nguyên dầu và khí đốt, đang được Chevron và ConocoPhillips cùng với các hãng khác tiến hành thăm dò và khai thác. Việc giải quyết vấn đề này của chính phủ tiền nhiệm Thailand đóng vai trò quan trọng đến tình trạng rối loạn chính trị đang diễn ra ở Thailand hiện nay.
- Thailand và Việt Nam cũng có những xung khắc lợi ích ở Vịnh Thanland, nơi rất giàu nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt. Rất khó để phân ranh Vịnh Thailand do khu vực này được bao quanh bởi Cambodia, Malaysia, Thailand, và Việt Nam. Sẽ không thể vẽ một đường ranh giới sao cho có thể đảm bảo mỗi nước có được 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Cambodia đã phản đối những dàn xếp riêng về lãnh hải giữa Thailand và Việt Nam.
- Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền một phần của biển Nam Trung Hoa, khu vực mà Thailand, Việt Nam, Philippines, và Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền. Một ký thư tuyên bố chủ quyền chung giữa Thailand và Malaysia gởi cho UNCLOS hồi đầu năm đã kích hoạt một phản ứng giận dữ của Trung Quốc và một quốc gia khác vốn không được hổ trợ bởi Luật Biển.
Ảnh Hưởng Cách Hành Xử Của Trung Quốc Đến Khả Năng Họat Động Của Các Công Ty Hoa Kỳ tại Các khu Vực Tranh Chấp
Cho đến nay, chỉ có các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ cách hành xử của Trung Quốc khi tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại các lô do Việt Nam và các nước khác mời thầu. Hoạt động thăm dò và khai thác này bao gồm các hoạt động trực tiếp hoặc liên doanh giữa các công ty đa quốc gia với các công ty ở các nước Đông Nam Á. Một số lượng lớn các báo cáo cho biết Trung Quốc đã nhắc nhở các công ty của Hoa Kỳ và các công ty đa quốc gia khác rằng nếu họ muốn làm ăn ở Trung Quốc, họ không được tiến hành các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở các khu vực thuộc vùng vịnh Bắc bộ do Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.
Năng suất dầu khí của Việt Nam đang suy giãm và sẽ không thể tăng thêm nếu các công ty đa quốc gia không vào khai thác. Trừ phi Việt Nam và Trung Quốc đạt được vài thỏa hiệp, Việt Nam có ít cơ hội để phát hiện thêm các mỏ dầu khí ngoài khơi. Bắc Kinh đang ở "chiếu trên" và đã đang áp lực các công ty đa quốc gia ngừng khảo sát và khoan thăm dò ở các lô có giá trị thương mại do Việt Nam mời chào.
Thật dễ hiểu tại sao các công ty năng lượng đa quốc gia của Hoa Kỳ ngần ngại công khai các rắc rối do Trung Quốc gây ra, nhưng các báo cáo về việc hăm dọa của Trung Quốc đối với các công ty Hoa Kỳ đang gia tăng. Vào năm 2007 và 2008, Trung Quốc buộc ExxonMobil cũng như BP ngừng thăm dò tại các khu vực do Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Những quốc gia nào không đủ lực để tuần tra ngư nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế của mình sẽ bị thiệt thòi trong tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc và trở thành nạn nhân của các tàu bắt trộm cá nước ngoài. Giống như trường hợp của Somali, ngành công nghiệp đánh bắt thủy hải sản của quốc gia này bị hủy hoại bởi các tàu đánh bắt và chế biến cá cỡ lớn có thể góp phần vào nạn cướp biển ở khu vực Nam Trung Hoa và eo biển Malacca. Trong những năm gần đây, toàn bộ tàu chở hàng bị mất tích và lại xuất hiện với những cái tên khác và cờ đăng ký khác, và cướp biển tấn công tàu, giữ con tin và đòi tiền chuộc ở eo biển Malacca. Kể từ khi có thỏa thuận giữa Indonesia, Malaysia và Singapore, và sự hỗ trợ của hải quân Hoa Kỳ trong việc giám sát đường vận tải biển, tình trạng cướp biển đã giảm dần trong những năm qua.
Tuy nhiên, do tính lịch sử lâu đời, nạn cướp biển xảy ra ở các quần đảo của Indonesia, Philippines, và một phần bờ biển của Malaysia thuộc vùng Borneo vẫn tồn tại. Khi tiềm năng đánh cá cạn kiệt, khi rừng nhiệt đới bị mất dần làm giảm đi các chuyến hàng vận chuyển gỗ xẻ, các nhóm tham gia băng cướp trước đây có thể sẽ quay trở lại với nghề cướp biển.
Những Ảnh Hưởng Đến Môi Trường, Kinh Tế Xã Hội, và An Toàn cho Con Người
Một trong số những hậu quả tiêu cực của các tranh chấp chủ quyền là rào cản đối với sự hợp tác và quản trị bền vững nguồn tài nguyên ở vùng biển Nam Trung Hoa. Nhiều nỗ lực hợp tác trong việc quản lý nghề cá, bảo vệ các rặng san hô, và kiểm soát những ảnh hưởng tiêu cực của nạn phá rừng, khai thác mỏ, và chất thải cho đến nay không có lối thoát.
Việc khai thác nguồn hải sản quá mức ở biển Nam Trung Hoa và các vùng lân cận của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đang đe dọa đến sự tuyệt chủng của những loài cá quan trọng trong công nghiệp thực phẩm. Các quốc gia ven biển có thể không kiểm soát được những gì đang diễn ra vùng biển thượng nguồn, nhưng nếu những tranh chấp có thể được giải quyết ổn thỏa, ít nhất những quốc gia này có được quyền, nếu không phải là sức mạnh, quản lý vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Số lượng các tranh chấp lãnh hải trực tiếp gây cản trở sự phát triển kinh tế và ít nhất là gây khó khăn đến sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Những tranh chấp giữa Thailand và Cambodia và giữa Trung Quốc và Việt Nam làm tổn hại đến lợi ích phát triển của quốc gia tranh chấp yếu hơn. Hơn nữa, ví dụ như nếu Cambodia phát hiện ra các mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi và trên đất liền, chính phủ Cambodia có thể không cảm thấy cần thiết triển khai các dự án thủy điện tại các khu rừng bảo tồn trên núi Cardamom hay trên dòng Mê Kông. Khi đó, chi phí điện năng cao của Cambodia sẽ là một trong những cản trở trở chính cho sự phát triển.
Vai Trò Tiềm Năng Của Hoa Kỳ Trong Việc Hỗ Trợ Hòa Bình và Ổn Định
Mặc dù không phải là quốc gia trực tiếp tham gia vào các tranh chấp chủ quyền, có một vài cách Hoa Kỳ có thể thu được lợi ích cho mình và đóng góp cho các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt thông qua ngoại giao, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, và khả năng ứng phó với những tàn phá do bão tố và sự thay đổi của khí hậu. Các phương cách để đạt được những mục tiêu trên bao gồm:
- Tham gia nhiều hơn vào các hoạt động trong khu vực, đặc biệt là giúp đỡ các nước Asean. Tôi xin chia xẻ nỗi thất vọng của nhiều người rằng ngoài một vài ngoại lệ quan trọng, Hoa Kỳ rõ ràng đã vắng bóng trong các giai đoạn phát triển chính của Đông Nam Á trong vài thập kỷ qua. Nhờ vào những cố gắng tột bực của các viên chức chúng ta ở các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại các nước sở tại nhằm thu hút sự quan tâm của Washington, việc thiếu quan tâm vào khu vực này đã được cải thiện kể từ những năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Bush. Việc bổ nhiệm Scot Marciel, Phó Giám đốc Bộ phận Đông Á Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao làm Đại sứ của Hoa Kỳ ở Asean năm 2007 là một ví dụ của xu hướng tích cực về sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Nam Á.
- Hiện nay, chính quyền Obama, đặc biệt là Bộ Ngoại giao đang xúc tiến việc tham gia của Hoa Kỳ vào khu vực. Tất cả các lãnh đạo của các nước Đông Nam Á sẽ chăm chú lắng nghe Ngoại trưởng Clinton phát biểu khi bà ta tham dự Hội nghị Bộ Trưởng Cao Cấp Asean (PMC) giữa các nước Asean và các nước đối thoại và tham dự Diễn Đàn Khu Vực Asean (ARC) kéo dài trong vài ngày. Một vài mong đợi tại Hội nghị là Clinton sẽ mang đến những đóng góp ban đầu của Hoa Kỳ để giúp các nước Asean trong việc thích ứng với những thay đổi của khí hậu và các vấn đề hỗ trợ liên quan đến an toàn lương thực và con người.
- Hoa kỳ có thể giúp đỡ khu vực Đông Nam Á và chính mình qua việc đáp ứng yêu cầu hổ trợ khu tam giác Coral Triangle Initiative (CTI) của Asean. CTI bao phủ một khu vực tam giác biển rộng lớn giữa Indonesia, Malaysia, the Philippines, Papua New Guinea, Timor Leste, và the quần đảo Solomon. Với hàng ngàn loài cá sinh sống có giá trị khai thác nhiều tỉ đô là hàng năm, CTI đang ngày càng bị hủy hoại bởi phương pháp khai thác thương mại của các tàu đánh cá cỡ lớn của Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản, và bị hủy hoại bởi nạn phá rừng, nạn đổ chất thải ra biển. Nhiều dự án cải tạo khu tam giác của các nước Asean đã được đề xuất, nhưng tất cả chỉ là lời hứa hơn là hành động, và không một nước nào có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện lời hứa của mình. Có thể sẽ có một dự án thích hợp để cải tạo khu tam giác qua việc hợp tác với Úc Châu, nước có những mối quan tâm về vấn đề này và là nước có mối quan hệ đặc biệt với Papua New Guinea, Timor Leste, và Solomons.
- Hoa Kỳ sẽ giúp giải quyết các tranh chấp lãnh hải giữa các quốc gia có thiện chí qua việc hỗ trợ khảo sát cấu trúc đáy biển và các nguồn tài nguyên, và thu thập dữ liệu. Những trợ giúp bước đầu như thế sẽ có thể làm cho các nước Asean trở thành một điển hình tốt đối với Trung Quốc và ngay cả có thể giúp Trung Quốc chịu nhân nhượng trong tranh chấp mà không bị mất mặt.
- Trực tiếp khẳng định quyền hạn và lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực. Hơn hết, chính quyền Obama nên rút kinh nghiệm cách ứng xử thụ động của các chính phủ tiền nhiệm tính từ năm 1995 đối với những hành xử không tuân theo Luật Biển của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và các nơi khác. Ít nhất chính quyền Obama nên có hổ trợ về tinh thần đối các nước Đông Nam Á trước sự đe dọa của Trung Quốc, và nên cương quyết đòi hỏi quyền tự do lưu thông trước sự khiêu khích của Trung Quốc.
- Hoa Kỳ có thể thực hiện điều đó dựa trên khuôn khổ Cuộc Đối Thoại Kinh Tế và Chiến Lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.Cuộc họp sắp tới ở Washington từ 27 đến 28 tháng 7, tiếp theo sau Hội nghị Bộ Trưởng Cao Cấp Asean và Diễn Đàn Khu Vực Asean tại Phuket, Thailand từ 17 đến 23 tháng 7. Ngoại trưởng Clinton sẽ quay trở lại Hoa Kỳ sau các buổi gặp gỡ đó, sau khi có được những kiến thức sơ bộ về những mối lo lắng của các nước Asean đối với Trung Quốc.
- Điều không may là Trung Quốc đã tự đặt mình vào vị trí đối nghịch với luật lệ quốc tế và cách ứng xử thông thường trong các cuộc tranh chấp lãnh hải. Tuy nhiên để Hoa Kỳ và các nước tham gia tranh chấp có hướng giải quyết tích cực hơn, cần nhớ rằng Trung Quốc đã mất khá nhiều lãnh thổ trong quá khứ và đang cố gắng thu hồi lại những thứ đã mất. Những mất mát đó của Trung Quốc bắt đầu bằng các cuộc chiếm đóng của thực dân Châu Âu và Nhật Bản và họ đã ép Trung Quốc từ bỏ những lãnh thổ hợp pháp của mình, ngay cả Trung Quốc cũng mất lãnh thổ vào tay của các nước láng giềng ở biển Nam Trung Hoa trong thời kỳ Cách mạng văn hóa hổn loạn của Mao Trạch Đông, do khi ấy Trung Quốc chỉ tập trung vào nội vụ.
- Quốc hội Hoa Kỳ có thể đóng vai trò xây dựng và quan trọng bằng cách tổ chức các buổi điều trần tương tự buổi điều trần hôm nay để xem xét những vấn đề tranh chấp này, và bằng việc phê chuẩn và tài trợ, sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng, cho những chương trình trợ giúp ban đầu của Hoa Kỷ đối với các nước Đông Nam Á một cách thường xuyên hơn. Sự quan tâm của Hoa Kỳ không cần nhằm mục đích cô lập hay bêu xấu Trung Quốc. Đơn giản là cách đó không có tác dụng. Thay vào đó chúng ta phải thể hiện sự tôn trọng những khát vọng của Trung Quốc muốn trở thành quốc gia lãnh đạo và hùng mạnh, nhưng phải nằm trong khuôn khổ của luật lệ quốc tế và lề lối ứng xử thông thường, cũng như Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ các đồng minh của mình và các quốc gia bè bạn.
Xin cám ơn quý ngài rất nhiều về sự ưu tiên dành cho buổi điều trần này. Tôi sẽ rất vui khi trả lời các câu hỏi của quý ngài nếu có hoặc sẽ hồi đáp sau một cách rõ ràng hơn.
Nguồn :
Maritime Territorial Disputes and Sovereignty Issues in Asia
Testimony before the Senate Subcommittee on East Asia and Pacific Affairs
July 15, 2009
Richard P. Cronin
Director, Southeast Asia Program
The Stimson Center
Washington, DC
http://www.foreign.senate.gov/testimony/2009/CroninTestimony090715p.pdf
-------------------------------------------------------------------------------------------------
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ BIỂN và NHỮNG TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TẠI ĐÔNG Á
Nguồn :
Testimony of Deputy Assistant Secretary Scot Marciel
Bureau of East Asian & Pacific Affairs, U.S. Department of State
before the
Subcommittee on East Asian and Pacific Affairs, Committee on Foreign Relations
United States Senate
July 15, 2009
Maritime Issues and Sovereignty Disputes in East Asia
http://www.foreign.senate.gov/testimony/2009/MarcielTestimony090715p.pdf
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment