Monday, July 6, 2009
LIÊN MINH HÀN QUỐC - MÔNG CỔ CHỐNG TRUNG QUỐC
Dự án liên minh Hàn Quốc-Mông Cổ chống thế lực Trung Quốc trong khu vực
Tú Anh
Bài đăng ngày 05/07/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 05/07/2009 15:57 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/115/article_4101.asp
Sáng kiến thành lập liên minh được đưa ra lần đầu trong buổi tiệc chiêu đãi giới nghiên cứu đại học hai nước vào tháng 3 năm 1990, ngay sau khi Seoul và Oulan-Bator thiết lập bang giao. Hai bên hiện có cùng một mối lo chung : Trung Quốc và « đề án Đông Bắc » của Bắc Kinh.
Dãy núi Altai từ Trung Á đến Đông Á đang làm chảy nhiều mực tại Hàn Quốc và Mông Cổ. Dự án thành lập một liên minh cấp vùng đang hình thành tại Seoul. Cao vọng của mưu đồ địa lý kinh tế chính trị này là nhằm đối phố với sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Mông Cổ rộng hơn 1 triệu 500 ngàn cây số vuông lớn gấp 15 lần Hàn Quốc nhưng dân số chỉ có 2,6 triệu chỉ bằng 1 phần 20.
Hồi giữa tháng 5, tổng thống Hàn Quốc đi thăm Trung Á. Thông tin này ít người để ý hoặc có quan tâm thì cũng chỉ biết là do hợp tác công nghệ và dầu hỏa. Nhưng tuần báo Pháp Le Courrier International phát hành tuần này đăng lại bài báo Hàn Quốc Joongang Ilbo với tựa « liên minh lạ thường với Mông Cổ » làm sáng tỏ thêm lý do.
Dự án « Liên Hiệp Altai » nếu được thành hình sẽ gồm hai nước Nam Bắc Hàn và Mông Cổ. Người nêu lên, đúng hơn là nhắc lại dự án này, vì nó không phải mới, là nhà thơ Hwang Sok-yong, tháp tùng Tổng thống Lee Myung-bak trong chuyến đi Kazakhstan và Ouzbekistan.
Ông nói : « Để có thể thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay cũng như để vượt qua khỏi những giới hạn chính trị và kinh tế mà bán đảo Triều Tiên phải đối đầu, và để thăm dò những phương án mới, đất nước này cần phải thay đổi phương pháp quản lý một cách triệt để và phải chứng tỏ có óc tưởng tượng phong phú ».
Nhà thơ và cũng là nhà ly khai thời chế độ quân sự, nay đang bảo vệ một dự án chiến lược táo bạo của tổng thống Lee Myung-bak.
Sáng kiến thành lập liên minh được đưa ra lần đầu trong buổi tiệc chiêu đãi giới nghiên cứu đại học hai nước vào tháng 3 năm 1990, ngay sau khi Seoul và Oulan-Bator thiết lập bang giao.
Theo lời giáo sư Choe ki-ho, lúc đó ông nói đùa với các nhà trí thức Mông Cổ : « Vì Hàn Quốc đất chật người đông không như Mông Cổ đất rộng người thưa, hai nước chúng ta sẽ có lợi nếu liên kết lãnh thổ với nhau ».
« Ngăn chận mối đe dọa của Trung Quốc »
Nhật báo Joongang cho biết hai bên hiện có cùng một mối lo chung. Đó là Trung Quốc và « đề án Đông Bắc » của Bắc Kinh, phát động từ năm 2002 về lý thuyết là để thiết lập lịch sử quan hệ giữa Trung Quốc với Triều Tiên và các sắc dân tại bán đảo. Điều này làm người Hàn Quốc nghi ngờ Bắc Kinh có ý đồ dòm ngó lãnh thổ của mình.
Hiên nay, Hàn Quốc đã lên án Trung Quốc muốn xem lịch sử của một số triều đại trị vì tại bán đảo Cao Ly như Koguryo từ năm 37 trước thiên chúa giáng sinh đến năm 668 là thuộc Trung Quốc.
Còn Mông Cổ thì rất phẫn nộ khi thấy sách sử Trung Quốc chiếm đoạt thời kỳ Thành Cát Tư Hãn và đế quốc Mông Cổ là sử của Trung Quốc.
Đến tháng 3 năm 2007, thì những cuộc thảo luận về Liên Minh Cao Ly-Mông Cổ được chính thức tổ chức tại thủ đô Seoul.
Trong số các cộng sự viên của Tổng thống Lee Myung-bak có nhiều người chủ trương phải tăng cường quan hệ với Mông Cổ. Bước đầu là tạo điều kiện nhân hòa với các tác nhân chính trị và kinh tế. Một hiệp ước thương mại tự do và bỏ visa là bước đầu để kéo hai nước lại gần với nhau.
Tổ chức mang tên Diễn đàn Cao Ly-Mông Cổ được thành lập hồi tháng hai năm nay còn chủ trương kéo Mông Cổ vào quan hệ liên Triều vì Oulan-Bator có quan hệ tốt với Bình Nhưỡng từ thời chiến tranh lạnh.
Trong lịch sử, dự án liên minh giữa hai nước đã từng được nghĩ đến nhiều lần. Đầu thế kỷ 15, Mông Cổ từng gởi sứ giả đến triều đình Sejong mời tham gia kế hoạch xâm chiếm Trung Hoa. Năm 1712, một vị đại thần đề nghị liên kết với Mông Cổ để đánh triều đình Mãn Thanh trả thù vụ quân Thanh xâm chiếm và đô hộ năm 1636.
Những người thực tế chì cho rằng công việc đầu tiên cần phải làm là phải cho cộng đồng người Mông Cổ đang sống tại Hàn Quốc những quy chế thuận lợi trước đã như những người Hoa gốc Cao Ly. Chưa đến lác bàn đến chuyện liên kết hầu tránh làm tổn thương tự ái dân tộc người Mông Cổ .
Còn đối với những đối thủ của tổng thống Lee, thì dự án liên minh này mang hơi hám quân phiệt và đế quốc.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment