Khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái toàn cầu
Anh Vũ
Bài đăng ngày 17/10/2008 - Cập nhật lần cuối ngày 17/10/2008 17:54 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/106/article_1318.asp
Kinh tế thế giới vẫn còn đang trao đảo với cơn khủng hỏang tài chính. Sau hàng lọat các nỗ lực ra tay cứu vớt của các quốc gia giàu có, chưa có dấu hiệu nào cho thấy thị trường tài chính thế giới ổn định trở lại thậm chí nó còn báo hiệu cho trước tới đây nền kinh tế thế giới sẽ còn lâm vào cơn suy thóai kéo dài.
Đó là nội dung bài viết trên trang nhất của báo Le Monde ra ngày hôm nay, 17/10/2008.Mở đầu, bài báo đưa ra lời cảnh báo của Chủ tịch Quỹ tiền tệ Quốc tế Dauminique Strauss-Kahn rằng sẽ không có một nước nào tránh được suy thóai kinh tế trong tương lai gần đây, bởi vì tòan cầu hóa đã làm cho kinh tế thế giới trở lên lệ thuộc liên hòan với nhau. Chính trong viễn cảnh mù mịt đó mà thị trường chứng khóan New York vừa gượng dậy được một hôm thì ngày 15 và ngày 16 vừa qua lại tụt xuống tới mức 8% và ngay sau đó đã kéo theo thị trường Á châu chìm theo. Những diễn biến cho thấy dường như những nỗ lực của nhà nước Mỹ và các quốc gia châu Âu nhằm gia cố lại hệ thống tài chính là chưa đủ.
Le Monde đã đưa ra tấm bản đồ suy thóai kinh tế thế giới trong thời gian tới mà nhìn vào đó người ta thấy không chỉ có Bắc Mỹ châu Âu, những khu vực vừa bị cơn bão tài chính tấn công nặng nhất, sẽ bị rơi vào suy thóai mà các cường quốc mới trỗi dậy như Trung Quốc và Ấn độ cũng đang bắt đầu đang cảm nhận thấy những tổn thất từ những suy giảm họat động kinh tế từ Hoa Kỳ và giá nguyên vật liệu tưng cao.
Trong cuộc họp thượng đỉnh tại Bruxelles diễn ra trong hai ngày 15 và 16 vừa qua mối quan ngại chủ yếu của 27 nước Liên hiệp châu Âu vẫn là suy thóai kinh tế. Trong kinh tế của Le Figaro chạy tựa lớn : Châu Âu huy động đối phó với suy thóai kinh tế. Theo Le Figaro sau những cấp bách về tài chính tại hội nghị thượng đỉnh lần này, các nhà lãnh đạo của Liên hiệp châu Âu đang rất quan ngại về viễn cảnh suy thóai kinh tế mà kéo theo đó là thất nghiệp gia tăng và sức mua giảm sút. Tại Bruxelles tất cả đều cho rằng nền kinh tế thé giới đang trên bờ trượt dốc. Ủy ban châu thì khẳng định rằng bây giờ không nên tự hỏi liệu chúng ta đã bị suy thóai chưa mà phải hỏi suy thóai sẽ kéo dài bao lâu.
Kết thúc cuộc họp ngày hôm qua, Liên hiệp châu âu đã nhất trí tằng cường phối hợp trong chính sách kinh tế đê đối phó với cuộc khủng hỏang kinh tế. 27 nước châu Âu cam kết quyết tâm tìm ra những biện pháp cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và việc làm, từ nay đến cuối năm Ủy ban châ Âu sẽ phải đưa ra những đề nghị thích hợp để kích thích tăng trưởng kinh tế. Vì viễn cảnh suy thóai tòan cầu mà đến giời thị trừong tài chính vẫn còn lên xuống rất bấp bênh. Chỉ có điều chắc chắn đó sau khi tập trung vào chữa cháy thì giờ đây kinh tế thế giới đang lo giải quyết hậu qủa lâu dài do cuộc khủng hỏang tài chính kéo theo.
*
Vẫn trong chủ đề về kinh tế, Le Monde có bài viết đáng chú ý : Các quốc gia đang đưa các « thiên đường thuế khóa » vào tầm ngắm của vì bị cáo giác đã làm rối lọan thêm tài chính thế giới. Tại hội nghị thượng đỉnh Bruxelles vừa rồi tổng thống Pháp Sarkozy đã lên tiếng kêu gọi phải lọai bỏ những « vùng tối » của tài chính thế giới, tức những thiên đường thuế khóa, vì chính đó là những nơi làm tổn hại đến sự phối hợp các cố gắng của các quốc gia Cuộc khủng hỏang tài chính nổ ra cũng là dịp để các nước phát động lại cuộc đấu tranh chống các thiên đường trốn thuế trên thế giới tài chính.
Theo Le Monde thì cuộc khủng hỏang tài chính này đã làm nảy sinh nhu cầu cần phải điều chỉnh lại hệ thống tài chính thế giới, các tác nhân tài chính cần phải minh bạch hơn nữa. Ngày 21 tháng 10 tới đây Paris sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế để thảo luận những biện pháp đấu tranh chống các thiên đường về thuế khóa. Hội nghị quy tụ khỏang 20 nước tham gia này sẽ thể hiện quyết tâm chính trị của các nước nhằm làm minh bạch hóa các họat động tài chính thế giới.
*
Quan tâm đến tình hình thời sự châu Á, báo La Croix có bài « Căng thẳng giữa Thái Lan và Căm Bốt » để nói về leo thang tranh chấp khu vực đền Preah Vihear có nguy cơ dẫn đến xung đột giữa hai nước. Mặc dù cộng đồng quốc tế đã kêu gọi hai nước kiềm chế nhưng viễn ảnh về một cuộc chiến vẫn trao lơ lửng giũa vùng biên giới hai nước.
Theo La Croix, sau vụ chạm súng giữa quân đội Thái Lan và Căm Bốt tại khu vực khu đền đanh tranh chấp khiến cho binh sĩ của Cambodge thiệt mạng và bị thưong, tình hình biên giới hai nước đã trở nên căng thẳng trở lại. Cuộc đụng độ biên giới này đã khiến cho cộng đồng quốc tế tỏ ra rất quan ngại. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu rồi Liên Hiệp Quốc đều đã lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế. Hôm qua chỉ huy quân đội hai bên đã gặp nhau và đi đến quyết định lập đội tuần tra chung tại khu vực này, tuy nhiên chưa có biến chuyển gì đáng kể để giải quyết bất đồng tranh chấp. Các quan chứuc của hai bên vẫn nhấn mạnh rằng cuộc gặp của quân đội hai bên vẫn không mang lại được tiến bộ cơ bản nào xung quanh chuyện tranh chấp biên giới xung quanh khu đền Preah Vihear cũng như về việc triển khai quân trong khu vực. Cả hai bên vẫn chỉ hứa sẽ kiềm chế nhưng nếu bên kia không giữ lời thì cũng sắn sàng nổ súng.
La Croix kết luận viễn ảnh một cuộc chiến vẫn còn đó, nhất là bởi vì giới lãh đạo Thái Lan vẫn muốn lợi dụng tình hình căng thẳng ở biên giới để làm dịu cuộc khủng hỏang chính trị đang ngày càng trầm trọng tại Bangkok.
*
Còn chưa đầy một tháng nữa cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra, đây là đề tài vẫn được báo chí Pháp theo dõi thường xuyên với mối quan tâm lớn. Tối hôm thứ tư vừa qua hai ứng của viên John McCain và Obama đã tranh luận đối mặt nhau trên truyền hình.
Le Monde nhận thấy trong cuộc tranh luận lần này ông John McCain đã tỏ ra chủ động tấn công hơn, thế nhưng ứng cử viên đảng Dân Chủ « Barack Obama khẳng định phong thái tổng thống » - như tựa của Le Monde ghi nhận.
Còn Le Figaro cũng đánh giá thái độ hăng hái của ông John McCain là ứng cử viên đảng Cộng Hòa đã ngẩng được đầu lên so với lần trước. Xã luận của Le Figaro thì viết Obama từ biểu tượng đến thực tế. Bài báo đặt câu hỏi : Giờ đây cái gì có thể ngăn được ông Obama ? Chỉ còn chưa đầy ba tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ứng cử viên đảng Dân Chủ vẫn luôn ở thế thắng trong mọi cuộc thăm dò dư luân. Ba cuộc tranh luận trên truyền hình phần thắng cũng vẫn nghiêng về ông Obama. Nếu kết qủa cuộc bầu cử đúng như các dự đoán thăm dò thì chỉ ít ngày nữa, nước Mỹ sẽ có một vị tổng thống da đen đầu tiên. Nếu vậy thì đây sẽ là một cuộc cách mạng trong một đất nước vốn từ lâu nay màu da vẫn là lý do để phân biệt đối xử. Sau khi đi vào phân tích sự nghiệp và tài năng của ông Obama, xã luận Le Figaro viết tiếp rằng nếu ngày 04/11 tới ông Obama thắng cử thì ông sẽ phải mau chóng nhìn vào thực tế không mấy gì tươi sáng của nước Mỹ.
Vẫn dưới góc độ như vậy, trên trang nhất Liberation đăng ảnh lớn ông Obama bên cạnh câu hỏi : Một nguời da đen ở Nhà Trắng ? Liberation nhận thấy sau cuộc tranh luận vừa qua các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Obama vượt lên trên hẳn đối thủ của mình. Nhưng những người ủng hộ ông vẫn lo ngại thái độ phân biệt chủng tộc ở Mỹ có thể đe đọa cản bước ông Obama. Ông Obama là một ứng cử viên tiêu biểu của sự phối hợp nền văn hóa của ngừoi da đen và da trắng đã thành công nhưng ông sẽ là nạn nhân của những bóng gió ám chỉ và suy diễn về những nét đặc trưng ở con người ông. Dù chưa bị tấn công trực diện vào chuyện chủng tộc nhưng những lời bóng gió có thể làm cản bước ông vào những thời đỉểm quyết định. Đó là mối lo ngại của những người ủng hộ ông Obama.
Giá dầu tuột dốc theo chân thị trường chứng khoán
Tú Anh
Bài đăng ngày 17/10/2008 - Cập nhật lần cuối ngày 17/10/2008 15:44 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/106/article_1315.asp
Cuộc vui đã tàn đối với các nước sản xuất dầu hỏa. Trong vòng ba tháng, giá dầu hỏa bị sụt đến phân nửa, từ con số kỷ lục 147 đô la một thùng xuống còn 70 đôla. Cùng lúc đó, giá thành sản xuất lại leo thang.
Nếu tính từ đầu năm, cổ phiếu của các đại công ty dầu khí thế giới trên các sàn giao dịch bị trượt giá đến 44 %, còn thị trường chứng khoán thế giới lùi 39%. Giá dầu sụt giảm là một tin mừng cho các nước nhập khẩu nhiên liệu và cho người tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng, nhưng đây cũng là một tín hiệu xấu phản ảnh sự trì trệ của guồng máy công nghiệp thế giới.
Mọi người còn nhớ, hồi đầu mùa hè nhà tư bản Goldman Sachs dự báo giá dầu sẽ nhanh chóng đạt mức 200 đô la thế nhưng gió đã đổi chiều một cách ngọan mục. Câu hỏi đặt ra là vì sao giá dầu tuột dốc và việc này có ảnh hưởng gì đến cuộc khủng hoảng chung hiện nay và chiều hướng xuống thang tiếp diễn đến bao giờ ?
Lý do thứ nhất, theo giáo sư Philippe Copinschi, chuyên gia năng lượng Pháp, thì đây là hậu quả của hiện tượng « bể bong bóng đầu cơ ». Sau thời kỳ tăng giá ảo trong 6 tháng đầu năm, đến lúc thực tế điều chỉnh giá cả một cách không nương tay, nhất là trong tình trạng nhiên liệu bị xem như một cổ phiếu trên sàn giao dịch.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác như giáo sư kinh tế Philippe Chalmin, đại học Dauphine Paris, thì có hai nguyên nhân khác làm cho gíá dầu phải giảm. Một là vì châu Âu và Hoa Kỳ tiết kiệm, bớt tiêu thụ xăng dầu do giá cả quá đắt trong thời gian qua. Cùng lúc đó, lượng dầu sản xuất tăng đều nhờ nỗ lực của Ả-Rập Xê-Út.
Cuối cùng, còn một lý do sâu xa nữa là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Các nhà tài phiệt vì nhu cầu tiền mặt nên bớt đầu cơ vào dầu hỏa.
Nguy cơ kinh tế suy thoái gây ra tác động mạnh. Từ xí nghiệp nhà máy đến ngành giao thông vận tải và cả tư nhân đều giảm sinh hoạt khiến cho mức cầu nhiên liệu giảm xuống. Giá dầu xuống thấp trong bối cảnh khủng hoảng mang lại hy vọng cho người tiêu dùng và làm nhẹ hóa đơn ở các nước phải nhập dầu hỏa.
Tại Pháp, hóa đơn tiêu thụ nhiên liệu trong năm nay, nếu không có hiện tượng dầu xuống giá, sẽ lên đến 56 tỷ euros, tức là cao hơn năm 2007 đến 31%. Điều nghịch lý là hiện tượng xăng dầu xuống giá đã gây bất ngờ chua chát cho nhiều công ty hàng không quốc tế. Điển hình là tập đoàn Air France-KLM, vì thận trọng đã đặt mua trước 80% nhu cầu xăng cho năm nay với giá 83 đôla mỗi thùng. Air France cho biết là vẫn không bị thua lỗ nặng và sẽ tiếp tục giảm giá vé máy bay theo xu hướng giảm giá xăng. Giá khứ hồi Paris - NewYork bớt được 50 euros từ khi giá xăng đảo chiều.
Đối với ngành hàng hải, giá dầu xuống thấp cũng không phải là dấu hiệu đáng mừng. Chủ nhân một hãng vận tải đường biển giải thích, dầu xuống giá là một hiện tượng phụ của tình hình trao đổi thương mại quốc tế bị đình trệ. Trước đây, khi ông điều động một chiếc tàu 180 000 tấn, thì tiền cho thuê là 150 000 đô la. Bây giờ chỉ còn 15 000. Giá dầu rẻ mà không có hàng để chở .
Câu hỏi cuối cùng là dầu có tiếp tục xuống giá hay không ? Theo giới phân tích của đại học dầu hỏa Pháp thì các nước trong Tổ Chức Xuất Khẩu Dầu Lửa, OPEC, sẽ có phản ứng đối phó bảo vệ quyền lợi. Họ sẽ giảm sản lượng để giá mỗi thùng chỉ lên xuống trong biên độ từ 80 đến 100 đô la. Nhưng từ nay cho đến khi giá dầu tăng trở lại, chắc chắn một điều là giá dầu thấp sẽ giúp cho các nước nhập khẩu bớt bị lạm phát, một tin đáng mừng trong thời buổi khó khăn.
TRUNG QUỐC
Một công ty gia công đóng cửa, sa thải 6000 nhân viên
Anh Vũ, Tú Anh
Bài đăng ngày 17/10/2008 - Cập nhật lần cuối ngày 17/10/2008 16:57 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/106/article_1316.asp
Có những dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc bị tác động của khủng hoảng tài chính. Hội Chợ Triễn Lãm Quốc Tế tại Quảng Đông đă không thu hút được khách mời Âu Mỹ mặc dù Hội chợ này có uy tín từ năm 1956.
Hàng trăm người lao động biểu tình chống đóng cửa nhà máy Smart Union, Thâm Quyến, ngày 17/10/2008. Ảnh : Reuters
http://www.rfi.fr/actuvi/images/106/11_1717_CHINA_200.jpg
Theo AFP, sau một loạt các công ty nhỏ đến lượt một hãng lớn của Trung Quốc phải đóng cửa sa thải 6000 lao động.
Thông tín viên Marc Lebeaupin từ Quảng Đông tường thuật :
« Đây là một cú sốc đột ngột đối với 6000 nhân viên của tập đòan sản xuất đồ chơi Smart Union Group có các nhà máy đặt tại Đông Quan ở ngọai vi tỉnh Quảng Đông.
Không hề có thông báo trước, đầu tuần này các công nhân đã phải đứng ngòai cổng vì nhà máy đóng cửa do phá sản. Đây là một công ty lớn trong lĩnh vực sản suất đồ chơi gia công cho các nhãn hiệu đồ chơi nổi tiếng trên thế giới như Mattel hay Disney và chủ yếu để xuất sang Mỹ.
Bình thường thì vào thời điểm trước mùa lễ giáng sinh như thế này nhà máy đồ chơi phải họat động hết công suất. Nhưng theo một người phụ trách của nhà máy thì từ đầu năm đến giờ, các đơn đặt hàng từ Mỹ đã giảm.
Vừa phải chịu sức ép về giá bán mà giá thành sản xuất thì lại tăng cho nên tập đoàn Smart Union trong vòng vài tháng có thể đã bị lỗ 25 triệu đô la.
Tập đòan không còn tiền để cho nhà máy họat động. Ông chủ của tập đòan, một doanh gia Hồng Kông, từ khi nhà máy đóng cửa không thấy xuất hiện. Một quan chức chính quyền địa phương thừa nhân vụ phá sản này là hậu quả đầu tiên của cuộc khủng hỏang tài chính tại Trng Quốc và chắc chắn không phải là trường hợp cuối cùng.
Tại hội chợ Quảng đông nơi quy tụ rất đông các họat động thưong mại thế giới, các doanh nghiệp Trung Quốc tỏ ra rất lo ngại về tác động của cuộc khủng hỏang tài chính lên xuất khẩu, một nguồn lợi làm giàu cho Trung Quốc từ 30 năm nay. »
Còn trên thị trường chứng khoán, giới đầu tư vẫn tỏ ra lo ngại trước tình trạng suy yếu của kinh tế thế giới. Hôm nay, 17/10/2008, các thị trường châu Âu, sau giờ mở cửa hưng phấn đôi chút, đã xuống giá trở lại. Hầu hết các sàn giao dịch ở Paris, Luân Đôn đều tăng không đến 1%, trong lúc chỉ số tại Francfurt gần như đứng yên tại chỗ với 0,07%.
Châu Á còn biểu lộ rõ hơn tâm lý bất an. Nếu sàn giao dịch Thượng Hải lên hơn 1% đôi chút, thì Hồng Kông bị mất 4,4 %, Singapore giảm 3,7%. Còn Bombay xuống đến 5,7%. Tokyo khá hơn, lên được 2,8% nhưng bị giới hạn vì lo ngại kinh tế toàn cầu suy thoái.
Nga thiếu tiền mặt và khủng hoảng vì địa ốc
Tú Anh
Bài đăng ngày 16/10/2008 - Cập nhật lần cuối ngày 16/10/2008 17:33 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/106/article_1306.asp
Là một lãnh thổ giầu khí đốt nhưng lại bị bế tắc vì những vì thiếu vốn lưu động và ngưng đọng trên thị trường xây cất.
Trong bối cảnh toàn thế giới bị rơi vào khủng hoảng tài chính, nước Nga không phải là trường hợp dị biệt. Nhưng lãnh thổ giầu khí đốt này lại bị bế tắc vì những lý do nội tại : thiếu vốn lưu động và ngưng đọng trên thị trường xây cất.
Cách nay hai hôm, đại gia Serguei Polonski đã phải kêu gọi các nhà báo Nga đừng nói đến khủng hoảng mà hãy tập trung viết về những khía cạnh « tích cực », nếu không thì lãnh vực địa ốc sẽ bị thảm họa.
Nhật báo kinh tế Les Echos bình luận : bộ mặt thủ đô nước Nga đầy những hình ảnh trái ngược. Những cần cẩu cao vút nằm im lìm bên cạnh những cao ốc dở dang. Sau 10 năm ráo riết xây cất trong cơn sốt địa ốc, với giá bán hoặc cho thuê lên cao đến chóng mặt, giờ đây thị trường địa ốc tại Matxcơva do các đại tập đoàn dầu khí như Gazprom, Ioukos đứng sau lưng hỗ trợ, có nguy cơ sụp đổ vì giới đầu tư rút vốn đi. Những nhà tài phiệt, sau khi hốt được những món tiền khổng lồ qua đầu cơ địa ốc, sẽ rút vốn đi nơi khác làm cho chương trình phát triển đô thị Nga bị ngừng lại một cách bất ngờ.
Theo ông Oleg Baïevsky, phó giám đốc trung tâm kế hoạch phát triển thủ đô thì phần lớn những khu xây dựng mới quá đắt so với túi tiền của người dân. Hậu quả là nhà mới không có người ở vì chủ nhân mua để đầu cơ. Còn những khu chung cư thì không ai quan tâm, càng ngày càng xuống cấp. Một kiến trúc sư Nga vạch ra những bất cập trong chương trình phát triể đô thị là xây nhà cao tầng cho thuê với giá cắt cổ 1.500 euro mỗi thước vuông, trong lúc thủ đô thiếu trường học, thiếu công viên, mà công viên còn phải nhường chỗ cho cao ốc.
Một mặt trái khác của chương trình phát triển đô thị Nga mà người dân thủ đô biết rõ hơn ai hết là nạn kẹt xe. Từ Matxcơva ra phi trường Domodedovo chỉ độ 40 cây số mà phải đi trước 4 tiếng đồng hồ nếu không sẽ trễ máy bay.
Tương lai đen tối của lãnh vực địa ốc được báo động từ đầu năm nay. Trong hơn 9 tháng qua, cổ phiếu của các công ty địa ốc Nga niêm yết trên sàn giao dich bị sụp hơn 90%. Trong ba tuần qua, nhiều nhà thầu phải sa thải đến 70% nhân viên.
Vua khí đốt … thiếu tiền
Song song với khủng hoảng thị trường địa ốc, nước Nga còn bị hụt hơi vì thiếu tiền mặt. Với nội dung này, phóng viên của Le Figaro cho biết thêm là nhà nước Nga dự kiến sử dụng tiền bán dầu khí để hỗ trợ cho các tập đoàn công nghiệp thiếu vốn. Không phải chỉ có ngân hàng bị thiếu mà các công ty hàng không và chế tạo xe hơi cũng không tìm ra tiền. Hệ quả là vì không đủ sức trả nợ tín dụng đến kỳ hạn, ít nhất 9 công ty hàng không của Nga có nguy cơ tê liệt.
Tỷ phú mất tiền tỷ
Khác với cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 làm tiêu tan sản nghiệp của người dân bình thường ký thác tiết kiệm trong ngân hàng, khủng hoảng lần này đụng đến các tay tỷ phú trước tiên. Cơ quan tài chính Bloomberg thẩm định cho đến cuối tuần qua, 25 nhà giàu nhất của Nga bị thiệt hại đến 237 tỷ đôla vì thị trường chứng khoán bị sụp.
Vì không đủ sức đối phó với nợ, các hảng lớn của Nga kêu gọi trợ giúp của nhà nước. Hôm qua, đến lược các công ty xe hơi AvtoVaz, Gaz và Kamaz xin giúp khẩn cấp gần 1.000 tỷ đô la.
Trong lĩnh vực ngân hàng, sau khi cứu Sviazbank và Kit Finans, nhà nước Nga có lẽ phải ra tay hỗ trợ cho ngân hàng tín dụng Globex.
Ngay những tập đoàn dầu khí của Nga cũng bị nợ siết cổ. Gazprom, Rosneft, Loukoil, TNK-BP, bốn tập đoàn làm mưa làm gió này thống lĩnh 90% nguồn sản xuất dầu khí vừa thúc giục nhà nước cho vay khẩn cấp 9 tỷ đôla. Trên sàn giao dich hôm thứ tư, cổ phiếu của họ bị mất hơn 10%.
Bộ tài chính, điều chỉnh dự báo tăng trưởng sụt hơn 2 điểm ngay trong năm nay, từ 7,8% xuống 5,7%. Và trong năm 2009, tỷ lệ này giảm thêm chỉ còn 5,5%. Hai yếu tố làm cho kinh tế Nga thêm ảm đạm là giá nhiên liệu tiếp tục giảm trên tị trường và như Le Monde cho biết thêm, với tỷ số lạm phát 15%, đời sống người Nga càng thêm vất vả.
Phân tích về khủng hoảng tại Nga không thể bỏ qua tình hình chung trên thế giới. Tất cả báo Pháp đều đưa tựa : lo sợ kinh tế thế giới suy thoái đã làm sụp đổ các sàn giao dịch từ Mỹ, Âu Châu đến Á Châu. Le Monde phát hành từ trưa hôm qua đưa tựa : Một cuộc cách mạng mới tại Hoa Kỳ, nhà nước can thiệp vào 9 ngân hàng nổi tiếng nhất. Le Figaro đưa tin mặc dù chính phủ các cường quốc bảo đãm, sàn giao dịch khắp thế giới vẫn tuột dốc sau một ngày hưng phấn. Nhật báo cánh hữu nhấn mạnh đến lời kêu gọi của Tổng thống Pháp triệu tập một hội nghị thượng đỉnh thế giới để chống khủng hoảng.
Nhưng đúng như người xưa thường nói : họa vô đơn chí. Khủng hoảng tài chính có thể làm trầm trọng thêm tác hại của hai tai họa khác đang đe dọa nhân loại. Đó là nạn đói và hiện tượng thay đổi khí hậu. Les Echos đề tựa : Cơn chấn động tài chính có nguy cơ làm tình trạng đói kém trên thế giới trầm trọng thêm. Cũng trong chiều hướng này : khủng hoảng tài chính sẽ làm cho tiến trình đàm phán về khí hậu phức tạp hơn vì các nước thiếu tiền cải cách công nghiệp sạch.
Nhật báo Le Monde tỏ ra cụ thể hơn. Nhân ngày thế giới chống nạn đói 16 tháng 10, cơ quan Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) e ngại các nước không đóng góp đủ tiền để mua lương thực viện trợ.Theo thống kê, trong năm 2008, gần 1 tỷ người đang bị đói.
Nga bắt đầu gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính thế giới
Thanh Hà
Bài đăng ngày 14/10/2008 – Cập nhật lần cuối ngày 14/10/2008 15:19 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/106/article_1285.asp
Sau chu kỳ thịnh vượng nhờ giá dầu khí tăng cao, Matxcơva thừa phương tiện để cứu những doanh nhân từng làm nên uy tín của nền tư bản Nga. Câu hỏi đặt ra là cứu ai, mà bỏ ai ? Theo thông tín viên Hoàng Dung, khủng hoảng lần này sẽ dẫn đến việc tái phân phối các nguồn lợi kinh tế tại quốc gia này.
Tính đến cuối phiên giao dịch ngày 10/10/08 thị trường chứng khoán Matxcơva mất giá 61% so với thời điểm cao nhất là hồi tháng 5/2008. Nội trong ba tháng, tức từ tháng 5 đến tháng 8, một ngàn tỷ đô la trên hai sàn giao dịch của Nga đã bốc thành mây khói. Chỉ một vài con số được tạp chí kinh tế Forbes của Mỹ đưa ra cũng đủ thấy nước Nga bắt đầu phải trực diện với khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tương tự như ở nhiều nơi trên thế giới, một trong những khó khăn đầu tiên Matxcơva vấp phải là hiện tượng khan hiếm tín dụng và thiếu tiền mặt, điều mà ngay cả đến tập đoàn lớn nhất nước Nga là Gazprom cũng không tránh khỏi.
Dấu hiệu kinh tế Nga bị tác động
Thứ sáu tuần trước thủ tướng Poutine tuyên bố Nhà nước bảo đảm đến 700.000 rúp tức tương đương với gần 20.000 euro các tài khoản ký thác ngân hàng cho người dân ; chi ra 4.9 tỷ đô la để hỗ trợ các thị trường tài chính đang tuột dốc không phanh. Trước đó tổng thống Dmitri Medvedev dự trù bơm thêm gần 27 tỷ đô la vào hệ thống ngân hàng, tránh để Nga rơi vào cảnh « đói tín dụng ». Nhưng theo giới phân tích các biện pháp cứu nguy của Nga không đủ sức thuyết phục.
Lý do thứ nhất là chương trình bơm thêm tiền cho ngành tài chính giành ưu tiên cho một vài ngân hàng thân cận với điện Kremly. Cố vấn của tổng thống Medvedev, Igor Iourgens nhìn nhận là cần phải có thời gian để khoản tiền gần 27 tỷ đô la nói trên đến tay tất các định chế ngân hàng một cách công bình và minh bạch. Trong khi đó nước Nga đang chạy đua với thời gian để nhanh chóng tái lập niềm tin.
Chính phủ dự trù là sự khan hiếm tín dụng, khủng hoảng niềm tin có nguy cơ kéo tỷ lệ tăng trưởng của Nga vào năm 2009 xuống còn đến 4% thay 8% như trong 12 tháng vừa qua. Bên cạnh đó nhiều dự án đầu tư đang bị dời lại. Điển hình là tập đoàn hàng không dân dụng Aeroflot do dự mua máy bay Airbus của châu Âu vào cuối năm nay. Ngành xây dựng cũng đang lao đao khi không còn dễ dàng tìm được người mua. Với những khó khăn trên, thị trường lao động Nga buộc phải sa thải hàng loạt nhân công.
Chính vì nạn khan hiếm tín dụng, mà hôm qua 13/10/08 thủ tướng Vladimir Poutine yêu cầu các thành phần chính phủ nhanh chóng thi hành kế hoạch chống khủng hoảng tài chịnh, để tiền mặt sớm đến tay người tiêu dùng.
Từ dư thừa đến thiếu hụt tiền mặt
Trong những năm gần đây, giá dầu hỏa liên tục gia tăng giúp chính quyền dưới thời tổng thống Poutine củng cố cương vị của Liên bang Nga trên bàn cờ quốc tế, đồng thời mang về một khoản bội thu khổng lồ cho nền kinh tế Nga. Cũng trong thời gian 10 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều các doanh nhân Nga tham gia câu lạc bộ còn rất khép kín của các nhà tỷ phú thế giới. Trong số này phải nói đến 2 ông chủ các tập đoàn công nhiệp luyện thép Novolipetsk, hay Evraz ; đến người giàu nhất nước Nga, Oleg Deripaska 40 tuổi và là chủ nhân Rusal, công ty chế tạo nhôm số một của Nga ; hay đến tay tỷ phú Evgeni Tchitchvarkhin mới 34 tuổi đã đứng đầu một tập đoàn có thương số là ba tỷ đô la.
Mẫu số chung của nhưng nhà giàu mới này là họ lợi dụng thời cơ khi mà các ngân hàng cho vay với giá rẻ để đầu tư ồ ạt và mở rộng địa bàn hoạt động. Như trường hợp của Evgeni Tchitchvarkhin, trong chưa đầy một thập niên, anh biến công ty của mình Euroset thành một con gà đẻ trứng vàng, thống lĩnh thị trường điện thoại di động của Nga. Về phần ông chủ của Evraz, Roman Abromavitch thì đã thừa sức để mua lại câu lạc bộ bóng đá lừng danh của Anh Quốc, Chelsea.
Nhưng với khủng hoảng tài chính, cộng thêm với yếu tố chiến sự Gruzia từ đầu tháng tám, vốn nước ngoài đổ vào Nga cũng đã ồ ạt bị rút đi. Ngân hàng trung ương Nga nói đến một khoản tiền 16.7 tỷ đô la bị rút khỏi thị trường Nga trong ba tháng vừa qua. Báo chí Matxcơva thì nói đến 33 tỷ, tức là còn lớn hơn so với thời kỳ nước Nga bị khủng hoảng cách nay đúng 10 năm.
Nhiều nhà tỷ phú của Nga điêu đứng.
Báo Les Echos của Pháp số ra ngày 13/10/08 cho biết : từ một tuần qua, cứ mỗi một phút trôi đi ông chủ của tập đoàn luyện thép Novolipetsk lại lỗ hết một triệu đô la. Tài sản của ông không biết lên tới bao nhiêu, nhưng tính trong 5 tháng trở lại đây, 22 tỷ đã vỗ cánh bay đi. Khủng hoàng tài chính toàn cầu cũng đã « thu gọn » gia sản của người giàu nhất nước Nga xuống còn 5 tỷ. Trong bối cảnh chứng khoán tuột dốc mạnh cho đến cuối thứ sáu vừa qua, mà Oleg Deripaska đã phải bán đổ bán tháo cổ phần đang có trong tay để lấy tiền mặt trang trải cho các khoản chi tiêu cấp bách. Ông vua của ngành địa ốc Nga, Serguei Polonski thì chưa biết soay sở ra sao để tiếp tục hoạt động.
Đáng nói hơn nữa là tập đoàn có vốn trên thị trường chứng khoán lớn thứ ba thế giới, Gazprom chiếc tủ kính của nền kinh tế Nga cùng đang lâm vào cảnh cạn tiền. Nợ nần chồng chất, đến nỗi Gazprom phải yêu cầu thủ tướng Poutine can thiệp khẩn cấp, để vừa thanh toán những món nợ đến hạn kỳ vừa để mở rộng thêm tầm hoạt động ở nước ngoài như tại Libye chẳng hạn.
Tại sao một tập đoàn chỉ thâu tiền vào như Gazprom lại khát tiền để phải cầu cứu chính phủ và bán rẻ cổ phần đôi khi chỉ băng 1 phần 10 so với trị giá thực của nó ?
Tái phân phối các nguồn lợi kinh tế
Đến nay ngân quỹ của Nga đầy ngập tiền : Nhà nước hiện có khoản dự trữ ngoại tệ và có một khối dự trữ vàng lớn thứ ba thế giới, cho nên Liên bang dư thừa phương tiện để cứu những doanh nhân từng làm nên uy tín của nền tư bản Nga. Chính quyền đã cam kết chi ra 50 tỷ đô la để trang trải các khoản nợ của các doanh nghiệp tư nhân tránh để cổ phần của những tập đoàn lớn lọt vào tay giới tư bản Âu Mỹ. Trong khi đó theo thống kê chính thức, từ này đến cuối 2009 các công ty của Nga phải thanh toán ít nhất là 160 tỷ đôla tiền nợ nước ngoài.
Câu hỏi đặt ra là cơ quan quyền lực sẽ cứu ai, mà bỏ ai ? Có một điều chắc chắn : đó là vào năm tới, trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới sẽ chẳng còn bao nhiêu tên tuổi các nhà tỷ phú của Nga.
No comments:
Post a Comment