Trần Bình Thản - Luật
Khoa tạp chí
JULY
23 202411:54 AM
https://www.luatkhoa.com/2024/07/khi-cac-nha-doc-tai-chet/?ref=luat-khoa-newsletter
So
với các hình thức chuyển đổi lãnh đạo chính trị do các nguyên nhân khác như biểu
tình, nước ngoài can thiệp, nội chiến, bầu cử, đảo chính lật đổ, cái chết của một
nhà độc tài có ít ảnh hưởng đến sự tồn tại của chế độ nhất.
Không
giống như một cuộc lật đổ hay cưỡng chế thoái vị, một nhà độc tài chết vì tuổi
già không khuấy đảo chế độ vì các động cơ chính trị. Khi một nhà độc tài nắm
quyền đến hơi thở cuối cùng, đó cũng là biểu hiện của việc chế độ có một tập hợp
người trung thành.
Đó
là kết luận của hai nhà nghiên cứu Erica Frantz (Đại học Tiểu bang Michigan,
Hoa Kỳ) và Andrea Kendall-Taylor (Viện Tình báo Quốc gia, Hoa Kỳ) trong bài báo
có tên “When dictators die”, được đăng trên tạp chí danh tiếng Journal
of Democracy năm 2016. [1]
Theo
các tác giả, có ba nỗi lo ngại lớn nhất trong thời điểm một nhà độc tài cận kề
tử thần là (i) sự tan rã của chế độ mà họ giúp gây dựng và tôn thờ, (ii) tranh
giành khoảng trống quyền lực, và (iii) khả năng xảy ra bất ổn chính trị.
Thế
giới đã chứng kiến những cuộc hỗn loạn diễn ra ngay sau cái chết của một nhà độc
tài như ở Nam Tư thập niên 1980, hay ở Ethiopia hơn 10 năm trước. Nhưng cũng có
những sự kế tiếp quyền lực và duy trì chế độ mà không có nhiều bạo loạn như ở Bắc
Triều Tiên năm 2011.
Lịch
sử toàn thế giới cho thấy bức tranh chung như thế nào?
Lo
ngại bất ổn
Từ
năm 1946 đến năm 2012, có 79 nhà độc tài chết vì nguyên nhân tự nhiên, chiếm
16% trong tổng số 495 nhà độc tài rời ghế quyền lực trong thời gian này.
Hugo
Chávez của Venezuela, Kim Jong-Il của Bắc Triều Tiên, Joseph Stalin của Liên
Xô, Jomo Kenyatta của Kenya, hay Josip của Broz Tito của Nam Tư đều chết khi
đang còn nắm quyền.
Khác
với một chế độ dân chủ, bản chất của chế độ độc tài là hiếm khi có một cơ chế
rõ ràng hay quy định thành văn ai sẽ nắm lên nắm quyền sau khi người đứng đầu
chế độ chết. Do vậy, thời điểm một nhà độc tài chết trong lúc còn đương nhiệm
thường được coi là thời điểm dễ có loạn.
Các
nhà độc tài thường không muốn chỉ định người kế nhiệm do lo ngại điều đó sẽ khiến
các phe đối lập tập hợp lực lượng và loại bỏ họ quá sớm. Thông báo người kế nhiệm
có thể là mồi lửa cho làn sóng phản đối bổ nhiệm. Điều này diễn ra ở Bulgaria
năm 1989, khi Todor Zhivkov, lúc đó 78 tuổi, đã nắm quyền lực liên tục từ năm
1954, bị mất ghế sau khi thông báo người sẽ kế nhiệm ông. Trường hợp tương tự
cũng xảy ra đúng năm này ở Paraguay, khi tướng quân đội nắm quyền Alfredo
Stroessner, 77 tuổi, bị đảo chính lật đổ sau 35 năm nắm quyền.
Bởi
vì các nhà độc tài thường do dự chỉ định người kế nghiệm, chế độ lại không có
cơ chế về người kế nhiệm rõ ràng, dẫn đến lo ngại về khoảng trống quyền lực và
bất ổn ngay sau cái chết của họ. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là cái chết
của cựu Tổng thống Nam Tư Josip Broz Tito năm 1980 tiếp lửa cho các phe đối lập
và dẫn đến cuộc bùng nổ 10 năm sau. Đây là một trường hợp hiếm, nhưng gây dấu ấn
đậm nét trong lịch sử.
Trường
hợp khác là cái chết của cựu Thủ tướng Ethiopia Meles Zenawi năm 2012, người nắm
quyền từ năm 1995. Theo Hiến pháp nước này, quyền lực sẽ được trao cho phó thủ
tướng là Hailemariam Desalegn, nhưng Quốc hội Ethiopia đã phản đối dữ dội do
khác biệt tôn giáo, việc chuyển giao quyền lực bị đình trệ và gây nhiều lo lắng
về nguy cơ bạo loạn. Tương tự, tiếp nối cái chết năm 2009 sau 41 năm cầm quyền
của Tổng thống Gabon, ông Omar Bongo, là hàng tháng trời biểu tình đổ máu và
nhiều cáo buộc giữa các phe phái.
Ít
thay đổi
Nghiên
cứu này cho thấy cả ba nỗi lo ngại đặt ra tại thời điểm nhà lãnh đạo cao nhất của
một chế độ độc tài chết do nguyên nhân tự nhiên nói trên ít khi thành hiện thực.
Gọi là chết do nguyên nhân tự nhiên là để phân biệt với những cái chết do bị
thanh trừng chính trị.
Trong
đại đa số trường hợp, các chế độ vẫn tồn tại sau cái chết do nguyên nhân tự
nhiên của một nhà lãnh đạo độc tài. Điển hình là hai trường hợp gần nhất, Kim
Jong-Il ở Bắc Triều Tiên năm 2011 và Zenawi ở Ethiopia năm 2012.
Cụ
thể, nghiên cứu đưa ra con số là trong lịch sử thế giới hiện đại, sự kiện một
nhà độc tài chết khi còn đang nắm quyền hiếm khi dẫn đến một thay đổi chính trị
lớn trong thời gian ngắn sau đó. Có đến 87% trường hợp chế độ độc tài vẫn tồn tại
như cũ trong một năm sau đó, và 76% trường hợp chế độ vẫn còn tồn tại sau 5 năm
(xem hình dưới).
HÌNH
: https://www.luatkhoa.com/content/images/2024/07/4739284-2-1.png
Hình
trên thể hiện khả năng thay đổi chế độ sau khi thay đổi nhà lãnh đạo trong thời
gian từ 1946 đến 2012. Cột xám thể hiện chế độ thay đổi một năm sau khi nhà
lãnh đạo chết, cột gạch chéo thể hiện chế độ thay đổi sau 5.
HÌNH
: https://www.luatkhoa.com/content/images/2024/07/102938-1.png
Hình
trên thể hiện sự thay đổi chế độ sau khi thay đổi nhà lãnh đạo. Cột tô màu xám
biểu thị thay đổi lãnh đạo chế độ do người đứng đầu chết, cột có gạch chéo biểu
thị thay đổi lãnh đạo do các nguyên nhân khác. Bốn nhóm cột thể hiện bốn loại
chế độ độc tài: độc tài cá nhân, độc đảng, quân chủ, và độc tài quân sự.
Hai
nhà nghiên cứu kết luận rằng các nhà độc tài chết do nguyên nhân tự nhiên khi
đang còn nắm quyền thường đã có lịch sử nắm quyền lâu dài. Đến lúc gần kề cái
chết, họ thường đã sắp xếp một nhóm thân tín ủng hộ chế độ nhiệt thành. Những
nhóm này, dù có nhiều mâu thuẫn, đều có mục tiêu chung là gìn giữ nguyên trạng
chế độ để bảo tồn lợi ích của mình.
Cái
chết của một tay độc tài, dù thường được truyền thông đưa tin và bàn luận nhiều,
cuối cùng lại rất ít có ý nghĩa lịch sử.
------------
Chú
thích
1.
Kendall-Taylor,
Andrea and Erica Frantz. "When Dictators Die." Journal of
Democracy, vol. 27 no. 4, 2016, p. 159-171. Project MUSE, https://doi.org/10.1353/jod.2016.0071.
--------------
Đọc
thêm:
Nguyễn
Phú Trọng: Một đời gác đền và đốt lò
Luật
Khoa tạp chí - Trần Phương
Nguyễn
Phú Trọng và di sản chống ngôn luận
Luật
Khoa tạp chí - Trịnh Hữu Long
Vì
sao các chế độ độc tài cách mạng tồn tại lâu đến vậy?
Sáu
yếu tố giúp Tập Cận Bình trở thành nhà độc tài cá nhân
No comments:
Post a Comment