Ông Nguyễn Phú Trọng
qua đời: 'Lò' có tiếp tục cháy?
BBC News Tiếng Việt
24
tháng 7 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cv2gdlep1glo
Ông
Nguyễn Phú Trọng qua đời để lại một di sản dang dở là chiến dịch chống tham
nhũng sâu rộng, hay còn gọi là "Đốt lò".
Trong
khi thành bại của chiến dịch này vẫn còn đang được mổ xẻ, câu hỏi đặt ra là thế
hệ lãnh đạo tiếp theo của Đảng Cộng sản Việt Nam và người đang được đánh giá là
ứng cử viên số một hiện nay - ông Tô Lâm - có tiếp tục "nổi lửa" hay
không.
Ông
Tô Lâm là người thực thi chính trong chiến dịch "đốt lò" của ông Nguyễn
Phú Trọng
Giáo
sư Abuza từ Trường National War College, thuộc Đại học National Defense (Mỹ)
cho rằng nếu là tổng bí thư, ông Tô Lâm sẽ là một lãnh đạo "mang tính thực
dụng" hơn ông Trọng vì với xuất thân trong ngành công an, ông không phải
là một nhà tư tưởng cộng sản và sẽ nhấn mạnh đến sự phát triển kinh tế của Việt
Nam để duy trì "tính chính danh" của Đảng Cộng sản trong người dân.
Ông
Tô Lâm - ngôi sao đang lên trong chính trường Việt Nam - hiện đang ở vào
"thế như chẻ tre", theo nhận định của nhà quan sát chính trị Nguyễn
Quang A.
Vào
ngày 18/7, khi ra thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
Bộ Chính trị đã phân công ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, chủ
trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo
trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.
"Tất
cả những ông trong Bộ Chính trị và đều đồng ý rằng ông Tô Lâm thay mặt điều
hành ở Ban Chấp hành Trung ương. Như vậy có nghĩa là không ai có thể cạnh tranh
với ông ấy," Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với BBC hôm 18/7.
·
Công an và Quốc
phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?21 tháng 5 năm 2024
·
Ông Nguyễn Phú
Trọng nói gì với lực lượng công an ‘còn Đảng thì còn mình’?6 tháng 7
năm 2024
·
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng: 'Ngoại giao cây tre', 'Đốt lò' và quyền lực20 tháng 7 năm
2024
'Đốt
lò' đã thất bại?
Bàn
đến khía cạnh kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với BBC rằng: "Người kế
nghiệm ông Trọng mà biết cách làm thì phải dừng việc đốt lò này, vì nó có những
hậu quả nguy hiểm."
Theo
phân tích của ông Quang A, chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng
không những "thất bại hoàn toàn" mà thậm chí "gây hại".
Ông
nói: "Nó cản trở bao nhiêu GDP của Việt Nam, cản trở bao nhiêu sáng kiến của
từng địa phương, từng cá nhân.
"Vì
mọi hoạt động của Việt Nam luôn cần thử nghiệm, được thì nhân rộng, sai thì chỉnh.
Nhưng ai cũng sợ vào lò, không ai dám nói, không ai nêu sáng kiến. Thiệt hại
này có thể đo lường bằng con số được."
"Suốt
từ mấy năm nay, bản thân ông Phạm Minh Chính và các lãnh đạo khác đều kêu là phải
chống lại nạn trì trệ, không dám chịu trách nhiệm, không dám làm. Vì sao lại có
nạn này? Vì họ sợ thành củi."
Một
nhà quan sát chính trị Việt Nam giấu tên thì nói với BBC Tiếng Việt hôm 18/7 rằng
theo ông, chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không bao giờ tắt, vì
không bao giờ hết tham nhũng.
"Nếu
những năm 1990, các vụ tham nhũng lớn nhất cũng chỉ tới vài trăm triệu đồng thì
tới nay đã lên hàng ngàn tỷ đồng.
"Các
thế hệ lãnh đạo tiếp theo sẽ tiếp tục 'đốt lò', nhưng có thể sẽ dưới các hình
thức và quy mô khác. Tham nhũng không mất đi mà chỉ chuyển từ hình thức này
sang hình thức khác," ông nói.
No comments:
Post a Comment