Đức và Hoa Kỳ đồng ý gửi xe tăng hạng nặng sang cho Ukraine
BBC News Tiếng Việt
25/01/2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cv28ypn558do
Sau nhiều tháng chần chừ, cuối cùng thì hai
quốc gia giàu có bậc nhất trong khối Nato là Đức và Hoa Kỳ đã nghe
lời hối thúc của các đồng minh và sẽ gửi cho Ukraine xe tăng chiến
trường.
Thủ tướng Đức, ông Olaf Scholz đã bỏ quan
điểm "không làm Nga giận và gia tăng cuộc chiến chống Ukraine"
và sẽ cho phép chuyển 14 chiếc xe tăng Leopard 2 cho Kyiv.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng sẽ công bố
lệnh chuyển cho Ukraine 30 chiếc Abrams 1, loại tăng hiện đại của Mỹ.
Phía Nga, ̉ở cấp đại sứ tại Hoa Kỳ đã lên án các quyết định
này, gọi chúng là "khiêu khích trắng trợn".
Một lãnh đạo Nga, ông Dmitry Medvedev, phó Chủ tịch Hội đồng An
ninh Quốc gia thì vừa nói Nga "có đủ vũ khí" chứ không hề
"thiếu hỏa tiễn, xe tăng, đạn dược như các đối thủ luôn
nói".
Ông Medvedev nói vậy trong một chuyến thăm tới nhà máy Kalashnikov
ở Izhevsk hôm 24/01.
Tập đoàn
vũ khí Đức sẵn sàng cung cấp 139 xe tăng Leopard cho Ukraine
Vì sao
Ukraine muốn có xe tăng Leopard của Đức?
.
Sẽ có các trận đấu tăng lớn?
Giới chức các bên cho rằng Nga sắp mở một cuộc tấn công mới
vào Ukraine.
Trước đây, Hoa Kỳ nêu lý do xe tăng Abrams cần việc huấn luyện
sử dụng và bảo trì khó khăn nên chưa thể chuyển cho Ukraine, dù các
đồng minh Nato, và cả lãnh đạo Nato, EU kêu gọi giúp Ukraine bằng xe
tăng hạng nặng.
Nay thì một số quan chức Mỹ nói chuyến hàng vận chuyển 30 xe
tăng Mỹ sang Ukraine có thể bắt đầu ngay thứ Tư tuần này, 25/01/2023.
Thế nhưng lịch gửi con số tăng lớn hơn vẫn chưa rõ.
Quan chức Đức từng nói không chính thức rằng họ chỉ gửi cho
Ukraine xe tăng Leopard 2 nếu Hoa Kỳ gửi M1 Abrams.
Việc dựa vào quyết định lớn của Mỹ có yếu tố chiến lược
với chính sách phía Đông của Berlin, vì các đồng minh Nato ở châu Âu
hiểu rằng chỉ Hoa Kỳ mới có thể dẫn đầu một liên minh bảo vệ
Ukrane, nước bên ngoài Nato, chống lại Nga về lâu dài.
Bốn nước Nato và EU ở Đông Âu, Ba Lan, Latvia, Lithuania và
Estonia từ lâu nay kêu gọi sự hiện diện gia tăng của Hoa Kỳ trong vùng
như cách ngăn chặn Nga dám đánh sang lãnh thổ Nato ở Baltic.
Anh Quốc, nước trong Nato nhưng nằm ngoài EU, thì đã nói là sẽ
gửi xe tăng Challenger cho Ukraine.
Kyiv cho hay họ cần ít nhất 300 xe tăng hiện đại của Phương Tây
để chống lại một lực lượng thiết giáp hạng nặng của Nga trong cuộc
giao tranh mới.
Giới quan sát tin rằng chỉ các loại tăng nói trên của Mỹ, Anh
và Đức mới "cân sức" xe tăng T-90 của Nga trong các trận đấu
tăng.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ed90/live/f033c260-9c64-11ed-ad89-4f53842b367a.png
Xe tăng Leopard 2
.
Sức ép từ các bên
Trước đó, có tin tập đoàn sản xuất vũ khí của Đức
Rheinmetall nói nếu được chính phủ cho phép thì ngay trong tháng 4 và
tháng 5 năm nay, họ có thể chuyển sang cho Ukraine 29 chiếc Leopard loại
2A4.
Họ có thể gửi thêm 22 chiếc cùng loại vào cuối năm nay hoặc
đầu năm 2024.
Công ty Đức còn cho hay họ sẵn sàng chuyển cho Ukraine 88 chiếc
Leopard 1, thế hệ cũ hơn loại mà Đức và Ba Lan dự tính trao cho
Ukraine, theo Reuters.
Ba Lan hôm đầu tuần đã nói sẽ xin phép Đức để 'tái xuất
khẩu' 14 chiếc Leopard 2 vốn mua từ Đức sang cho Ukraine.
Nhìn chung, dư luận châu Âu ủng hộ việc trang bị vũ khí hạng
nặng cho Ukraine chống lại Nga.
Thủ tướng Phần Lan, bà Sanna Marin gần đây nói với đài báo EU
rằng bằng mọi giá các nước EU cần cho ông Putin thấy họ "sẵn
sàng ủng hộ Ukraine trong 5 năm, 10 năm, 15 năm..." để chống lại
cuộc xâm lăng.
Là nước có biên giới dài với Nga, Phần Lan đang xin vào Nato.
Đức cũng đã chuyển dàn hỏa tiễn Patriot của họ cho Ba Lan để
tăng cường sườn phía Đông của Nato.
Cùng lúc, giới chức Phương Tây nói Nga có sự hỗ trợ vũ khí
từ Bắc Triều Tiên và Iran.
Xem thêm: Thông tin về các loại xe tăng được gửi đến
Ukraine
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6a64/live/311bf860-9c65-11ed-ad89-4f53842b367a.png
Xe tăng Challenger 2
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9b08/live/3bb76ca0-9c65-11ed-ad89-4f53842b367a.png
Xe tang M1 Abrams
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/702b/live/4a23e610-9c65-11ed-ad89-4f53842b367a.png
Xe tăng T-72M1
No comments:
Post a Comment